Trưng cầu ý dân về hiến pháp Iran 1979

Trưng cầu ý dân về hiến pháp Iran 1979

2–3 tháng 12 năm 1979

Bạn có chấp thuận Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran không?
Chế độ bỏ phiếuPhổ thông đầu phiếu
Kết quảHiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran được phê chuẩn
Kết quả
Kết quả
Bỏ phiếu %
Đồng ý 15.680.329 99,50%
Không đồng ý 78.516 0,50%
Phiếu hợp lệ 15.758.845 100,00%
Không hợp lệ hoặc phiếu trống 111 0,00%
Tổng số phiếu 15.758.956 100.00%
Cử tri đã đăng ký/đã bỏ phiếu 22.000.000 71.63%

Một cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp được tổ chức ở Iran vào ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1979.[1][2] Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran được 99,5% cử tri chấp thuận.[3]

Cuộc trưng cầu ý dân được Hội đồng Cách mạng Hồi giáo tổ chức sau khi Chính phủ lâm thời Iran của Thủ tướng Mehdi Bazargan, là cơ quan tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về Cộng hòa Hồi giáo vào tháng 3 năm 1979, từ chức để phản đối cuộc khủng hoảng con tin Iran.[4]

Một ngày trước cuộc trưng cầu ý dân, khi đang tiến hành lễ Ashura, Ruhollah Khomeini tuyên bố rằng những người không đi bỏ phiếu là đang giúp đỡ Hoa Kỳ và báng bổ những liệt sĩ tử vì đạo (Shohada).[5]

Đảng Cộng hòa Hồi giáo và Đảng Nhân dân Iran kêu gọi người dân bỏ phiếu đồng ý và bày tỏ sự ủng hộ đối với "đường lối của Ruhollah Khomeini",[6] trong khi Phong trào Tự do Iran kêu gọi bỏ phiếu đồng ý nhằm tránh tình trạng hỗn loạn.[5]

Những đảng phái khác như phe cánh tả, phe dân tộc chủ nghĩa thế tục, phe Hồi giáo chủ nghĩa của Mohammad Kazem Shariatmadari và Tổ chức Mujahedin Nhân dân kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân. Nhóm thiểu số Hồi giáo Sunni ở các tỉnh Kurdistan, Sistan và Baluchestan và Azerbaijan, là quê hương của Shariatmadari, không đi bỏ phiếu nhiều và tổng số phiếu giảm so với cuộc trưng cầu ý dân về Cộng hòa Hồi giáo vào tháng 3. Nhà sử học Ervand Abrahamian ước tính rằng gần 17% người dân không ủng hộ dự thảo hiến pháp.[7]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Lập hiến Ba Tư, hiến pháp Ba Tư được ban hành vào năm 1906. Năm 1907, nghị viện Ba Tư thông qua sửa đổi hiến pháp phỏng theo luật hiến pháp châu Âu trái với học thuyết Hồi giáo Shia và không hướng đến một hiến pháp Hồi giáo.[8]

Năm 1979, cuộc Cách mạng Hồi giáo lật đổ triều đại Pahlavi và thành lập một chế độ cộng hòa Hồi giáo trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 3.[9] Chế độ quân chủ Ba Tư tồn tại 2.500 năm bị phế bỏ vào ngày 1 tháng 4 năm 1979, với Ruhollah Khomeini tuyên bố rằng đây là ngày đầu tiên của một "Chính phủ của Chúa" và nhấn mạnh việc phải ban hành một hiến pháp mới.

Bầu cử Hội đồng chuyên gia được tổ chức vào ngày 12 tháng 1 năm 1979 và Ruhollah Khomeini khuyến khích người dân đi bỏ phiếu. Hội đồng chuyên gia gồm 72 đại biểu từ khắp Iran, họp lần đầu tiên vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 1979 với nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới. Akbar Hashemi Rafsanjani thay mặt Ruhollah Khomeini truyền đạt thông điệp rằng "Hiến pháp và những luật khác trong nước Cộng hòa này phải dựa trên Hồi giáo 100%."[10]

Hội đồng chuyên gia tiếp tục thảo luận cho đến ngày 15 tháng 11 năm 1979 và thông qua dự thảo hiến pháp Hồi giáo với ít nhất hai phần ba số đại biểu biểu quyết tán thành.[10] Tháng 6 năm 1979, Ruhollah Khomeini thực hiện những sửa đổi nhỏ đối với dự thảo hiến pháp và ra lệnh trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp.[8]

Dự thảo hiến pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự thảo hiến pháp thiết lập một chế độ cộng hòa Hồi giáo, thành lập chức vụ tổng thống dân cử và Quốc hội đơn viện và quy định phải trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp.[11]

Dự thảo hiến pháp được soạn thảo theo luật Hồi giáo Shia và có một phụ lục dẫn chứng Qur'an và truyền thống cho nhiều điều khoản. Một chương về Lãnh tụ Tối cao Iran thay thế cho một chương về chế độ quân chủ, hai chương về chính sách đối ngoạitruyền thông đại chúng được bổ sung. Một số điều khoản từ hiến pháp cũ được giữ nguyên, ví dụ như bình đẳng trước pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tài sản, danh dự và nơi cư trú; quyền tự do ngôn luận và lựa chọn nghề nghiệp; quyền được xét xử công bằng và quyền bí mật trao đổi thông tin riêng tư; yêu cầu Quốc hội họp công khai; và quy định các thủ tục của Quốc hội và các quyền, trách nhiệm của các bộ trưởng trước Quốc hội.[8]

Lập trường của các đảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lập trường Đảng phái Tham khảo
Đồng ý
Đảng Cộng hòa Hồi giáo [5]
Phong trào Tự do Iran [12]
Đảng Nhân dân Iran [6]
Tẩy chay
Mặt trận Dân tộc Iran [13]
Mặt trận Dân chủ Dân tộc
Đảng Cộng hòa Nhân dân Hồi giáo [14]
Tổ chức Mojahedin Nhân dân [5]
Tổ chức Cảm tử Nhân dân Iran (Đa số) [5]
Tổ chức Cảm tử (Thiểu số) [5]
Du kích cảm tử Nhân dân [5]
Đảng Dân chủ Kurdistan Iran [15]
Hội Lao động Cách mạng Kurdistan Iran [15]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả trưng cầu ý dân cho thấy hơn 99% cử tri ủng hộ dự thảo hiến pháp Cộng hoà Hồi giáo với hơn 71% cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu.

Lựa chọnPhiếu bầu%
Đồng ý15.680.32999.50
Không đồng ý78.5160.50
Tổng cộng15.758.845100.00
Phiếu bầu hợp lệ15.758.845100.00
Phiếu bầu không hợp lệ/trống1110.00
Tổng cộng phiếu bầu15.758.956100.00
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký22.000.00071.63
Nguồn: Nohlen et al.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mahmood T. Davari (1 tháng 10 năm 2004). The Political Thought of Ayatollah Murtaza Mutahhari: An Iranian Theoretician of the Islamic State (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 138. ISBN 978-1-134-29488-6.
  2. ^ Eur (31 tháng 10 năm 2002). The Middle East and North Africa 2003 (bằng tiếng Anh). Psychology Press. tr. 414. ISBN 978-1-85743-132-2.
  3. ^ a b Nohlen, Dieter; Grotz, Florian; Hartmann, Christof (2001). “Iran”. Elections in Asia: A Data Handbook (bằng tiếng Anh). I. Oxford University Press. tr. 72. ISBN 0-19-924958-X.
  4. ^ Gasiorowski, Mark (2016). “Islamic Republic of Iran”. The Government and Politics of the Middle East and North Africa (bằng tiếng Anh). Westview Press. tr. 279. ISBN 9780813349947.
  5. ^ a b c d e f g Ervand Abrahamian (1989), Radical Islam: the Iranian Mojahedin, Society and culture in the modern Middle East (bằng tiếng Anh), 3, I.B.Tauris, tr. 58, ISBN 9781850430773
  6. ^ a b Abdy Javadzadeh (2010), Iranian Irony: Marxists Becoming Muslims (bằng tiếng Anh), Dorrance Publishing, tr. 68, ISBN 9781434982926
  7. ^ Abrahamian, Ervand (2008). A History of Modern Iran (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 169. ISBN 978-0521528917.
  8. ^ a b c Arjomand, Amir. “CONSTITUTION OF THE ISLAMIC REPUBLIC”. iranicaonline.
  9. ^ Inozemtsev (1982). The Iranian Revolution of 1979: Theoretical Approaches and Economic Causes. Progress Publishers. ISBN 9780549835035.
  10. ^ a b Ramazani, Rouhollah K. (1980). “Constitution of the Islamic Republic of Iran”. Middle East Journal (bằng tiếng Anh). Middle East Institute. 34 (2): 181–204. JSTOR 4326018.
  11. ^ ch, Beat Müller, beat (at-sign) sudd (dot) (3 tháng 12 năm 1979). “Iran, 3. Dezember 1979 : Verfassung -- [in German]”. www.sudd.ch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ Lynn Berat (1995). Between States: Interim Governments in Democratic Transitions (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 141. ISBN 978-0-521-48498-5.
  13. ^ Axworthy, Michael (2016), Revolutionary Iran: A History of the Islamic Republic (bằng tiếng Anh), Oxford University Press, tr. 170, ISBN 9780190468965
  14. ^ Katouzian, Homa; Hossein Shahidi (2008). Iran in the 21st Century: Politics, economics and conflict (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 55. ISBN 9781134077601.
  15. ^ a b Romano, David (2006). The Kurdish Nationalist Movement: Opportunity, Mobilization and Identity. Cambridge Middle East studies (bằng tiếng Anh). 22. Cambridge University Press. tr. 236. ISBN 978-0-521-85041-4. OCLC 61425259.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt One Piece chương 1097: Ginny
Tóm tắt One Piece chương 1097: Ginny
Kuma năm nay 17 tuổi và đã trở thành một mục sư. Anh ấy đang chữa lành cho những người già nghèo khổ trong vương quốc bằng cách loại bỏ nỗi đau trên cơ thể họ bằng sức mạnh trái Ác Quỷ của mình
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Shuna (朱菜シュナ shuna, lit. "Vermilion Vegetable "?) là một majin phục vụ cho Rimuru Tempest sau khi được anh ấy đặt tên.