Trần Văn Thời

Trần Văn Thời
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 5, 1940 – 1941
Tiền nhiệmTrần Văn Đại
Kế nhiệmTrần Văn Sớm
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1902
Cà Mau
Mất1942
Côn Đảo
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaTrần Văn Hưng
MẹNgô Thị Hưởn

Trần Văn Thời (19021942) là một nhà cách mạng Việt Nam, một trong những chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thời sinh tại ấp Doi Vàm, làng Phong Lạc (xã Phong Lạc), quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu[1] (nay là ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), trong một gia đình nông dân.

Trần Văn Thời là con thứ ba trong gia đình mười anh em, nên ông còn có tên là Ba Thời. Song thân là ông Trần Văn Hưng (thường gọi là Tám Hưng do là con thứ tám) và bà Ngô Thị Hưỡn, một gia đình trung nông có nề nếp, lại có chút ít thân thế trong xã hội lúc bấy giờ. Ông có kết hôn và có hai người con nhưng đều chết trước và sau cách mạng tháng tám năm 1945. Nhà ông tại Lung Lá Nhà thể, thuộc ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1936, Trần Văn Thời tham gia hoạt động trong phong trào đấu tranh cách mạng tại Việt Nam. Tháng 7 năm 1937, gia nhập ông Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở vùng Cà Mau, Cái Nước.[2]

Tháng 5 năm 1940, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu[1], được xứ ủy Nam Kỳ chỉ định vào Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Chính quyền thực dân biết Trần Văn Thời là một cán bộ lãnh đạo nên truy lùng, nhưng nhiều lần đều bất thành. Cuối năm, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, Trần Văn Thời phụ trách Ban chỉ huy quân sự tỉnh cùng Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo khởi nghĩa ở đảo Hòn Khoai. Khởi nghĩa thất bại, Trần Văn Thời tập hợp lực lượng vào rừng U Minh để tránh khủng bố, xây dựng căn cứ, lập xưởng sản xuất vũ khí.

Năm 1941, ông về xây dựng lực lượng ở tỉnh Châu Đốc theo điều động của cấp trên, dùng tên giả Nguyễn Văn Chất.[1] Đêm ngày 3 tháng 5 năm 1941, Trần Văn Thời bị Chính quyền Pháp bắt[1] và tra tấn nhưng ông quyết bảo vệ tổ chức. Chính quyền Pháp đã kết án Trần Văn Thời 10 năm tù cấm cố và 15 năm biệt xứ, đày ra Côn Đảo.[1]

Ngày 4 tháng 5 năm 1942, Trần Văn Thời mất tại nhà tù Côn Đảo.[1]

Trần Văn Thời được công nhận là liệt sĩ và được xây dựng tượng đài tại thành phố Cà Mau, đồng thời xây một nhà lưu niệm đồng chí tại Lung Lá Nhà Thể.[1] Năm 1948, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Bạc Liêu đã lấy tên ông đặt cho một huyện mới ở U Minh là huyện Trần Văn Thời.[2]

Tên của ông còn được đặt cho một số con đường ở thành phố Bạc Liêu, thành phố Cà Mau và một số trường học ở huyện Trần Văn Thời. Năm 2011, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Dự thảo Quyết định về việc ban hành Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (trang 46)”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 26 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b c Thầy Vũ Phi Thủy giáo viên trường THCS TT. Trần Văn Thời - Cà Mau (11 tháng 9 năm 2018). “Tiểu sử đồng chí Trần Văn Thời (1902 – 1942)”. Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Vũ Phi Thủy.[liên kết hỏng]
  3. ^ 10 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download First Man 2018 Vietsub
Download First Man 2018 Vietsub
Bước Chân Đầu Tiên tái hiện lại hành trình lịch sử đưa con người tiếp cận mặt trăng của NASA
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.
[Tóm tắt] Light Novel Tập 11.5 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Tập 11.5 - Classroom of the Elite
Năm đầu tiên của những hé lộ về ngôi trường nổi tiếng sắp được khép lại!
Mavuika
Mavuika "bó" char Natlan
Nộ của Mavuika không sử dụng năng lượng thông thường mà sẽ được kích hoạt thông qua việc tích lũy điểm "Chiến ý"