Trận Copenhagen thứ nhất. | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Liên minh thứ hai | |||||||
Bức tranh Trận Copenhagen, được vẽ bởi Nicholas Pocock. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Anh Quốc | Đan Mạch và Na Uy | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Đô đốc Sir Hyde Parker Lord Nelson |
Olfert Fischer Steen Andersen Bille | ||||||
Lực lượng | |||||||
Nelson: 12 tàu chiến tuyến, 5 tàu frigate, 7 tàu pháo, sáu loại tàu khác |
Fischer: 7 tàu chiến tuyến, 11 loại tàu khác Bille: 17 tàu, 1 đơn vị pháo binh trên bộ | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
350 bị giết, 850 bị thương[1] |
1,600–1,800 bị giết và bị thương[1] 2,000 tù binh[2] 12 tàu bị chiếm, 2 tàu chìm, 1 tàu nổ tung. |
Trận Copenhagen (tiếng Đan Mạch: slaget på Reden) là một trận đánh giữa hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh,dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sir Hyde Parker, và hạm đội liên minh Đan Mạch và Na Uy,dưới sự chỉ huy của Olfert Fischer và Steen Andersen Bille, đang thả neo gần Copenhagen vào ngày 2 tháng 8 năm 1801. Kết quả hải quân Anh đã chiến thắng về mặt chiến thuật trước hải quân Đan Mạch và Na Uy. Trong trận này, Phó Đô đốc Horatio Nelson chỉ huy đội tàu Anh đánh chính. Ông nổi tiếng vì đã chống lệnh rút lui của Hyde Parker bằng cách dùng mắt mù để nhìn tín hiệu từ tàu của Parker. Tuy Parker đã cho phép Nelson được tùy ý rút lui nhưng Nelson từ chối. Quyết định tiếp tục đánh đã khiến cho hải quân Anh diệt nhiều tàu Đan Mạch và Na Uy trước khi một thỏa hiệp giữa hai phe được đưa ra. Trận Copenhagen thường được xem là trận đánh dữ dội nhất trong sự nghiệp của Nelson.