Trịnh Lỗi

Trịnh Lỗi
Tuyên Hy hầu
Thụy hiệuTrung Giản
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Ninh Bình
Mất
Thụy hiệu
Trung Giản
Ngày mất
7 tháng 11, 1434
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchỉ huy quân đội
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lê sơ
Truy phong
Tước hiệu
Tuyên Hy hầu
1484, bởi Lê Thánh Tông

Trịnh Lỗi hay Lê Lỗi (chữ Nho: 黎磊; ?-7 tháng 11, 1434) là một khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, quê ở làng Cự Lại, xã Sơn Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình[1][2]

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Lỗi theo Lê Lợi khởi binh từ ngày đầu. Ông tham gia nhiều trận đánh, trước sau chống giữ, trải qua nhiều gian lao nguy hiểm, mấy lần phong lên chức Thiếu úy[1]

Tháng Giêng năm 1427, Lê Lợi cho quân bao vây thành Đông Quan, sai Trịnh Lỗi lúc ấy giữ chức Thiếu úy, cùng với Tư không Đinh Lễ, Thiếu úy Lê Sát, Nguyễn Lý, Nguyễn Chích đóng quân ở cửa Nam[3].

Công thần nhà Lê

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1428, Trịnh Lỗi được phong làm Nhập nội thị trung[4].

Ngày mồng 3 tháng 5 năm 1429, vua Lê Thái Tổ ban biển ngạch công thần cho 93 viên, Trịnh Lỗi được ban tước Đình thượng hầu[4][5].

Năm 1432, vua Lê Thái Tổ thăng ông làm Nhập nội đại hành khiển tả bộc xạ, tham dự triều chính[4].

Ngày mồng 7 tháng 11 năm 1434 thời Lê Thái Tông, Tây đạo Hành khiển tả bộc xạ Trịnh Lỗi qua đời, được truy tặng Bảo chính công thần phụ quốc thượng tướng quân nhập nội trung thư lệnh hương hầu, tên thụy là Trung Giản[6].

Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng ông là Tuyên Hy hầu, lại gia tặng là Thái úy Đạo quốc công[4].

Trịnh Lỗi được thờ ở đền Sầy, thuộc xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.[7] Ông cũng được đặt tên cho các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Đại Việt thông sử
  • Lam Sơn thực lục
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1976, trang 272
  2. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 383
  3. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 342
  4. ^ a b c d Đại Việt thông sử, trang 273, sách đã dẫn
  5. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 366
  6. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, trang 383
  7. ^ “Đền thờ Trịnh Lỗi ở Nho Quan, Ninh Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có gì trong hương vị tình thân
Có gì trong hương vị tình thân
Phải nói đây là bộ phim gây ấn tượng với mình ngay từ tập đầu, cái tên phim đôi khi mình còn nhầm thành Hơi ấm tình thân
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Người dân và khách đi tour Thái Lan đang tưng bừng trong lễ mừng năm mới và lễ hội té nước, với các lễ hội đầy màu sắc và niềm vui
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước