Trở binh hành (阻兵行; Bài hành về việc binh đao làm nghẽn đường) là một tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du (1766-1820), một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
Thì bài hành này, tác giả làm khi chưa đi đến kinh đô của nhà Thanh.
Về nội dung, trọng tâm tác phẩm không ở "việc binh đao làm nghẽn đường" (đi sứ của tác giả) như tên bài, mà ở chỗ qua đây ông muốn mô tả lại cảnh đói khổ vì thiên tai, vì giặc giã của dân nghèo ở Hồ Nam và Hà Nam. Để từ đó ông đề xướng rằng "gốc rễ của cảnh loạn lạc này là vì dân đói, chỉ cần cứu tế một chút thì dân tự yên" (Sảo gia tồn tuất đương tự bình).
Chính vì lẽ ấy mà Trở binh hành được đánh giá là một trong số bài thơ hay nhất trong Bắc hành tạp lục, thể hiện rõ nhất tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du trước cuộc đời và trước vận mệnh của con người [2].
^Thể hành là một thể thơ nhạc phủ trong cổ phong biến ra, như bài Cổ bách hành của Đỗ Phủ, hay bài Tràng Can hành của Lý Bạch" (theo Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1982, tr. 60).
^Theo Nguyễn Lộc, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1123.
^Nguyên văn là: Dân tử tại tuế bất tại ngã. Câu này lấy trong sách Mạnh Tử. Đây là câu nói của giới cầm quyền ngày trước, thấy dân đói khổ thì đổ tội cho trời làm mà không biết nhận lỗi về mình đã không mang lại hạnh phúc cho dân (ghi chú trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, tr. 355).