Đoàn Nguyễn Tuấn | |
---|---|
Tên hiệu | Hải Ông |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1750 |
Nơi sinh | làng Hải Yên, huyện Quỳnh Côi (nay là làng Hải An, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình. |
Mất | ? |
Giới tính | Nam |
Học vấn | Cử nhân |
Nghề nghiệp | nhà thơ, nhà chính khách |
Thời kỳ | Nhà Hậu Lê, Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn |
Tác phẩm | Hải Ông thi tập |
Đoàn Nguyễn Tuấn (段阮俊, 1750-?), hiệu Hải Ông, là nhà thơ thời Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Đoàn Nguyễn Tuấn quê làng Hải Yên, huyện Quỳnh Côi (nay là làng Hải An, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình.
Ông là con Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục, đại thần thời Lê Mạt, là con rể Tiến sĩ Nhữ Đình Toản. Ông quen với Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) cha Nguyễn Du và là anh vợ thi hào Nguyễn Du.
Ông thi đỗ Hương cống (Cử nhân) đời Lê (vào khoảng đời Cảnh Hưng), nhưng không ra làm quan.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.
Khoảng 1786, ông có tụ họp người làng bàn chuyện dấy binh giúp Trịnh Bồng, nhưng việc không thành.
Cuối năm 1787, ông cùng Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm ra giúp nhà Tây Sơn; ông được cử giữ chức Hàn lâm trực học sĩ (1788).
Tháng 9 năm 1789, ông được giao nhiệm vụ đón tiếp sứ giả nhà Thanh sang phong vương cho vua Quang Trung.
Năm 1790, ông cùng Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, được cử vào sứ bộ của vua Quang Trung giả, sang Trung Quốc triều kiến vua Càn Long.
Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà thì gặp Nguyễn Du trở về Hoàng Châu, gặp nhau nơi lữ quán hai người bàn luận sôi nổi về văn chương chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du về trước và hẹn gặp nhau lại tại Thăng Long.
Khi trở về nước, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Lại, tước Hải Phái hầu.
Sau khi vua Quang Trung mất đột ngột (1792), ông tiếp tục giúp vua Cảnh Thịnh cho đến khi triều đại Tây Sơn sụp đổ.
Năm 1797, Nguyễn Đề thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du. Đoàn Nguyễn Tuấn giao cho Nguyễn Du gia trang tại Quỳnh Hải, từ đây chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi.
Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Đoàn Nguyễn Tuấn, lúc này khoảng 50 tuổi, có lẽ về ẩn cư trong "Phong nguyệt sào "(tổ gió trăng) là một cái chòi trong vườn hoa nhà mình, ngâm vịnh trong đó, tự hiệu là Sào Ông.
Chưa biết năm mất của ông và cũng không rõ ông có ra làm quan thời Gia Long hay không.
Đoàn Nguyễn Tuấn chỉ để lại một tập thơ chữ Hán Hải Ông thi tập[1] (còn có tên khác là Cựu Hàn lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập), gồm: 236 bài thơ; 5 bài phú, hành, ca...
Do thơ chép trong bản thảo[2] không theo trình tự nào, nên nhóm tác giả sách Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn, đã căn cứ vào nội dung thơ mà chia thành hai mảng:
Trong Hải Ông thi tập có:
Ở mảng thơ đi sứ, có nhiều bài rất hay (thường là thơ vịnh sử) như: "Xích Bích hoài cổ" (Trước cảnh Xích Bích nhớ xưa), "Đăng Hoàng Hạc lâu" (Lầu Hoàng Hạc), "Quá Trường Thành" (Qua Trường Thành), "Nhạc Dương lâu phú" (Bài phú lầu Nhạc Dương)...
Ngoài ra, ông cũng có một số thơ nói về thân phận người phụ nữ như: "Chiêu Quân mộ" (Mộ Chiêu Quân), "Hồ phụ hành" (Bài ca về vợ người Hồ), "Hòe Nhai ca nữ" (Cô ca nữ phố Hòe Nhai), "Đồ ngộ đảm nhi tầm phu gia" (Trên đường gặp chị gánh con đi tìm chồng)...Đáng chú ý là bài "Vô đề" (không đề), ghi lại cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông với một cô gái người Hoa xinh đẹp bên bờ sông Hán (thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Đây là một bài "thơ tình thực sự, chứng tỏ ông là người rất mực đa tình"[3]...
Nhìn chung, Đoàn Nguyễn Tuấn là người trầm mặc, phong nhã, ưa thơ, chân thành, giản dị, yêu quý quê hương đất nước. Sách Tây Sơn thuật lược (không rõ tác giả) cho biết: Ở trong làng mình, ông (Đoàn Nguyễn Tuấn) đã từng làm một ngôi nhà sàn giữa vườn hoa gọi là Phong nguyệt sào (Tổ gió trăng) để thường đến đấy ngâm vịnh, tự gọi là Sào Ông, dường như tự cho mình là Sào Phủ.
Về mặt Nghệ thuật, thơ ông có nhiều hình tượng trong sáng, ít điển cố, câu thơ chải chuốt, thanh thoát, gợi cảm...[4]
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Hải Ông thi tập như sau:
Hiện nay ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.
Ở Huế, Đà Nẵng, Thành phố Thái Bình và ở Thị trấn Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình đều có tên đường phố mang tên ông là Đoàn Nguyễn Tuấn.