Văn học (Tiếng Anh: literature) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.
Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình,...) (Đọc thêm...)
Không chỉ là một biểu tượng văn hóa, Nancy Drew còn được một số nhân vật nữ có địa vị xã hội cao lấy làm hình mẫu ảnh hưởng, từ Thẩm phán Tòa án tối cao Sandra Day O'Connor, Sonia Sotomayor đến cựu Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton và cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush. Khi phân tích về sức hút bền bỉ của nhân vật này, các nhà phê bình văn học nữ quyền đã đưa ra những nhận định khác nhau rằng Nancy Drew giống như một anh hùng huyền thoại, mang khát vọng biến ước mơ thành sự thật, hoặc hiện thân cho những nét nữ tính đối lập.
The page "[[Cổng thông tin:Văn học/{{{subpage}}}/1]]" does not exist.
The page "[[Cổng thông tin:Văn học/{{{subpage}}}/1]]" does not exist.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. (Đọc thêm...)Văn học: | Lịch sử văn học · Lịch sử sách · Phê bình văn học · Lý luận văn học · Chế bản |
Theo thể loại: | Bi hài kịch · Bi kịch · Châm biếm · Hài · Kịch · Khiêu dâm · Kinh dị · Khoa học viễn tưởng · Kỳ ảo · Lãng mạn · Lịch sử · Ly kỳ · Lyric · Narrative nonfiction · Mythopoeia · Ngụ ngôn · Nonsense · Sử thi · Tiểu sử · Thơ · thêm... |
Theo vùng: | Văn học châu Á · Châu Âu · Châu Phi · Châu Đại Dương · Văn học Bắc Mỹ · Mỹ Latinh |
Theo thời kỳ: | Văn học cổ đại · Tiền trung đại · Trung đại · Khai Sáng · Tiền hiện đại · Hiện đại |
Theo thế kỷ: | Văn học thế kỷ 10 · thứ 11 · thứ 12 · thứ 13 · thứ 14 · thứ 15 · thứ 16 · thứ 17 · thứ 18 · thứ 19 · thứ 20 · thứ 21 |
Các cổng thông tin