Trợ lý ảo

Google Assistant đang chạy trên một chiếc điện thoại thông minh Pixel XL
Điều khiển từ xa của Apple TV cho phép người dùng tìm kiếm nội dung nhờ vào trợ lý ảo Siri
Loa thông minh Amazon Echo đang chạy trợ lý ảo Alexa

Một trợ lý ảo là một tác tử phần mềm có khả năng thực hiện các tác vụ hoặc dịch vụ cho cá nhân người sử dụng. Đôi lúc người ta còn sử dụng thuật ngữ "chatbot" để chỉ các trợ lý ảo được truy cập bằng các phần mềm chat online (hoặc để chỉ các chương trình chat online mang tính giải trí và không đem lại nhiều công dụng).

Tính tới 2017, các tính năng và lượng người sử dụng của các trợ lý ảo đang tăng lên nhanh chóng, với các sản phẩm mới luôn được cho ra thị trường. Một khảo sát trực tuyến vào tháng 5 năm 2017 cho thấy những trợ lý ảo được dùng rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ là Apple Siri (34%), Google Assistant (19%), Amazon Alexa (6%), và Microsoft Cortana (4%).[1] Trợ lý ảo M của Facebook được dự kiến phát hành tới hàng trăm triệu người dùng trên Facebook Messenger vào năm 2017.[2] Apple và Google có các trợ lý ảo được cài đặt nhiều nhất trên các điện thoại thông minh và Microsoft là trên các máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Windows của hãng (trợ lý ảo Cortana của hãng được tích hợp vào hệ điều hành này cùng với các điện thoại và loa thông minh); trong khi đó, Alexa là sản phẩm đầu tiên có khả năng đặt hàng trực tuyến từ Amazon.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công cụ đầu tiên có khả năng nhận diện giọng nói kỹ thuật số là IBM Shoebox, được trình diễn trước công chúng trong Hội chợ Thế giới Seattle 1962 sau khi được bán ra năm 1961. Chiếc máy tính thuở đầu này, được phát triển gần 20 năm trước khi chiếc Máy tính cá nhân IBM đầu tiên được giới thiệu năm 1981, có khả năng nhận dạng 16 từ ngữ được nói và các số từ 0 đến 9. Cột mốc tiếp theo trong quá trình phát triển công nghệ nhận diện giọng nói là vào những năm 1970 tại Đại học Carnegie MellonPittsburgh, Pennsylvania với sự hỗ trợ vững chắc từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và cơ quan DARPA của Bộ này. Công cụ "Harpy" của họ có thể nhận dạng khoảng 1000 từ, tương đương vốn từ vựng của một đứa bé 3 tuổi. Khoảng 10 năm sau chính nhóm các nhà khoa học này đã tiếp tục phát triển một hệ thống không chỉ có thể phân tích các từ riêng biệt mà là cả một dãy từ, tức là cả câu, nhờ có Mô hình Markov ẩn.[3] Vì vậy, các trợ lý ảo sớm nhất áp dụng nhận dạng giọng nói là các tổng đài trả lời tự động và phần mềm đọc kỹ thuật số dùng trong y tế.[4] Vào những năm 1990, công nghệ nhận diện giọng nói số trở thành một tính năng của máy tính cá nhân, khiến các nhà sản xuất như Microsoft, IBM, PhilipsLernout & Hauspie thi nhau áp dụng để tranh giành khách hàng. Sự kiện ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên IBM Simon vào năm 1994 đặt nền móng cho các trợ lý ảo thông minh mà ta biết tới ngày nay.[5] Trợ lý ảo số hiện đại đầu tiên được cài đặt trên một điện thoại thông minh là Siri, từng được giới thiệu là một tính năng trên chiếc iPhone 4S vào ngày 4 tháng 10 năm 2011.[6] Apple Inc. phát triển Siri sau khi mua lại Siri Inc., một công ty con của SRI International vào năm 2010, nơi từng là một viện nghiên cứu được tài trợ bởi DARPABộ Quốc phòng Hoa Kỳ.[3]

Phương thức tương tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trợ lý ảo nhận lệnh và làm việc thông qua:

Một số trợ lý ảo có thể truy cập được thông qua nhiều phương thức khác nhau, ví dụ như Google Assistant thông qua trò chuyện trên ứng dụng Google Allo và thông qua giọng nói trên loa thông minh Google Home.

Các trợ lý ảo sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để chuyển văn bản hoặc giọng nói của người dùng thành các câu lệnh thực thi có sẵn. Nhiều trợ lý ảo còn có khả năng tiếp tục học thêm nhiều câu lệnh khác bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, trong đó có phương pháp học máy.

Để kích hoạt trợ lý ảo bằng giọng nói, đôi khi ta phải sử dụng các từ khóa. Đây có thể là một từ hoặc cụm từ, ví dụ như "Alexa" or "OK Google".[7]

Các thiết bị và sản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trợ lý ảo có thể được tích hợp vào nhiều loại nền tảng khác nhau hoặc, giống như Amazon Alexa, trên khắp các nền tảng này:

Các dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trợ lý ảo có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ, trong đó các dịch vụ trên Amazon Alexa và Google Assistant đang tăng lên từng ngày. Các dịch vụ này bao gồm:[16]

  • Cung cấp thông tin như thời tiết, các thông tin kiến thức lấy từ các nguồn như Wikipedia hoặc IMDB, đặt báo thức, lập danh sách cần làm và danh sách mua sắm
  • Phát nhạc từ các dịch vụ streaming như SpotifyPandora; phát các đài radio; đọc sách nói
  • Phát video, chương trình TV hoặc phim trên truyền hình, streaming từ các dịch vụ như Netflix
  • Mua sắm trên các dịch vụ như Amazon
  • Bổ sung và/hoặc thay thế dịch vụ chăm sóc khách hàng do con người.[17] Một báo có ước tính rằng một trợ lý trực tuyến tự động sẽ làm giảm 30% khối lượng công việc so với một trung tâm tổng đài của con người.[18]

Các dịch vụ bên thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Amazon và Google cho ra mắt hai nền tảng là Alexa "Skills" và Google "Actions", chủ yếu là các ứng dụng chạy trên các nền tảng trợ lý ảo của các hãng.

Các nền tảng cho nhà phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nền tảng của các trợ lý ảo được sử dụng rộng rãi nhất cũng được sử dụng cho các giải pháp khác:

  • Amazon Lex được mở cửa cho các nhà phát triển vào tháng 4 năm 2017. Nền tảng này bao gồm công nghệ hiểu ngôn ngữ tự nhiên kết hợp với nhận diện giọng nói tự động và đã được giới thiệu tháng 11 năm 2016.[19]
  • Google cung cấp hai nền tảng Actions on GoogleAPI.ai cho các nhà phát triển tạo các "Actions" cho Google Assistant[20]
  • Apple cung cấp SiriKit để các nhà phát triển tạo các phần mở rộng cho Siri
  • Watson của IBM, đôi khi được gọi là một trợ lý ảo thực chất là cả một nền tảng và cộng đồng trí tuệ nhân tạo, được sử dụng trong một số trợ lý ảo, chatbot và nhiều loại phần mềm khác.[21]

Bảng so sánh đầy đủ các trợ lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Trợ lý cá nhân thông minh Nhà phát triển Phần mềm tự do Phần cứng tự do và mã nguồn mở Xuất ra HDMI I/O ngoài IOT Tích hợp Chromecast Ứng dụng điện thoại thông minh Luôn mở Unit to unit voice channel
Assistant Speaktoit Không Không Không Không
Alexa (hay còn gọi là Echo) Amazon.com Không Không Không Không Không ?
Bixby Samsung Electronics Không Không Không
BlackBerry Assistant BlackBerry Limited Không Không Không Không
Braina Brainasoft Không Không Không Không
Cadence Cadence studio Không Không
Cortana Microsoft Không Không
Evi Amazon.com True Knowledge Không Không Không Không
Google Assistant Google Không
Google Now Google Không
M Facebook
Mycroft[22] Mycroft AI
Sherpa Sherpa Europe SL Không Không
SILVIA Cognitive Code Không Không Không Không
Siri Apple Inc. Không Không
Lucida
? Không Không Không
Viv Samsung Electronics Không Không Không
Nina Nuance Không

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Apple unveils $349 HomePod to bring voice to home audio
  2. ^ a b Amazon won the 2016 chat wars, but Microsoft isn't far behind | VentureBeat
  3. ^ a b Feature: Von IBM Shoebox bis Siri: 50 Jahre Spracherkennung - WELT
  4. ^ “speech recognition technology”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “Smartphone: your new personal assistant - Orange Pop”. Orange Pop. 17 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ “iPhone 4S hands”. Engadget. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ “S7617 - Developing Your Own Wake Word Engine Just Like 'Alexa' and 'OK Google'. GPU Technology Conference. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ “Everything Google Assistant can do on the Pixel”.
  9. ^ “Forget Siri, Domino's Wants You to Meet Dom”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ LG introduces smart refrigerator with Amazon Alexa-enabled grocery ordering Dan O'Shea Jan. 4, 2017
  11. ^ “Amazon's Alexa escapes the Echo and gets into cars”. the Guardian. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ “What is Google Assistant, how does it work, and which devices offer it?”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  13. ^ "Ask Jenn", Alaska Airlines website
  14. ^ "American Airlines (US Airways) - First US Airline to Deploy Natural Language Speech" (video), Nuance Enterprise on YouTube
  15. ^ Sayer, Peter (ngày 20 tháng 4 năm 2017). “By Djingo, there's a new virtual assistant”. PC World. IDG News Service. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ “The complete list of Alexa commands so far”.
  17. ^ Kongthon, Alisa; Sangkeettrakarn, Chatchawal; Kongyoung, Sarawoot; Haruechaiyasak, Choochart (ngày 1 tháng 1 năm 2009). “Implementing an Online Help Desk System Based on Conversational Agent”. Proceedings of the International Conference on Management of Emergent Digital EcoSystems. MEDES '09. New York, NY, USA: ACM: 69:450–69:451. doi:10.1145/1643823.1643908. ISBN 9781605588292.
  18. ^ Aetna's new "virtual online assistant" By Anthony O'Donnell. Insurance & Technology. ngày 3 tháng 6 năm 2010 Lưu trữ 2010-06-07 tại Wayback Machine
  19. ^ “Amazon Lex, the technology behind Alexa, opens up to developers”. TechCrunch. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017. no-break space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 53 (trợ giúp)
  20. ^ “Actions on Google”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  21. ^ “Watson - Stories of how AI and Watson are transforming business and our world”. Watson. Truy cập 9 tháng 10 năm 2017.
  22. ^ Janakiram MSV (ngày 20 tháng 8 năm 2015). “Meet Mycroft, The Open Source Alternative To Amazon Echo”. Forbes. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan