Siri

Siri
Phát triển bởiApple
Phát hành lần đầu4 tháng 10 năm 2011; 13 năm trước (2011-10-04)
Hệ điều hànhiOS 5 về sau, macOS Sierra về sau, tvOS (tất cả phiên bản), watchOS (tất cả phiên bản)
Nền tảng
Ngôn ngữ có sẵn
Thể loạiTrợ lý cá nhân thông minh
Websitewww.apple.com/ios/siri/

Siri (phát âm là /ˈsɪəri/) là một trợ lý cá nhân thông minh, là một phần của hệ điều hành iOS, iPadOS, watchOS, macOS, và tvOS của Apple Inc. Trợ lý dùng giọng nói và giao diện người dùng có ngôn ngữ tự nhiên để trả lời các câu hỏi, đưa ra các khuyến nghị và thực hiện hành động bằng cách chuyển các yêu cầu cho một bộ các dịch vụ Internet. Phần mềm này sẽ thích nghi với cách sử dụng ngôn ngữ, cách tìm kiếm và sở thích cá nhân của người dùng khi sử dụng. Kết quả trả lại được cá nhân hóa.

Siri là một sản phẩm phụ từ một dự án ban đầu được phát triển bởi Trung tâm Trí tuệ nhân tạo Quốc tế SRI. Công cụ nhận dạng giọng nói của nó được cung cấp bởi Nuance Communicationsvà Siri sử dụng công nghệ học máy tiên tiến để hoạt động. Những người lồng tiếng ban đầu ở Mỹ, Anh và Úc ghi lại giọng nói của họ vào khoảng năm 2005, không rõ về việc sử dụng của bản ghi trên Siri. Trợ lý thoại đã được phát hành dưới dạng một ứng dụng cho iOS vào tháng 2 năm 2010 và đã được Apple mua lại hai tháng sau đó. Sau đó, Siri đã được tích hợp vào iPhone 4S vào tháng 10 năm 2011. Lúc đó, ứng dụng riêng biệt cũng đã được xóa khỏi Cửa hàng ứng dụng iOS. Siri đã trở thành một phần không thể tách rời của các sản phẩm của Apple, đã được chuyển sang các thiết bị phần cứng khác trong những năm qua, bao gồm iPhone thế hệ mới, cũng như iPad, iPod Touch, Mac và Apple TV.

Siri hỗ trợ nhiều lệnh của người dùng, bao gồm thực hiện các tác vụ gọi điện, kiểm tra thông tin cơ bản, lập lịch trình các sự kiện, nhắc nhở, xử lý cài đặt thiết bị, tìm kiếm trên Internet, điều hướng, tìm thông tin về giải trí và có thể tương tác với các ứng dụng tích hợp trong iOS. Với việc phát hành iOS 10 vào năm 2016, Apple cho phép bên thứ ba truy cập vào Siri, bao gồm các ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba, cũng như thanh toán, chia sẻ đi xe và các ứng dụng gọi qua Internet. Với việc phát hành của iOS 11, Apple đã cập nhật giọng nói của Siri cho rõ ràng và chân thật hơn; hỗ trợ các câu hỏi nối tiếp, biên dịch và thêm các hành động bổ sung của bên thứ ba.

Bản phát hành gốc của Siri trên iPhone 4S vào năm 2011 đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Nó được khen ngợi về nhận dạng giọng nói và ngữ cảnh về thông tin người dùng, bao gồm các lịch hẹn, nhưng bị phê bình vì phải dùng lệnh cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Nó cũng bị chỉ trích vì thiếu thông tin về địa điểm kế bên và không hiểu được một số phương ngữ tiếng Anh. Trong năm 2016 và 2017, một số báo cáo của các phương tiện truyền thông đã chỉ ra rằng Siri đang thiếu sự đổi mới, đặc biệt đối với các trợ lý mới từ các công ty công nghệ khác. Những nguồn trên chỉ ra giới hạn của Siri, nhận dạng tiếng nói tệ và việc tích hợp dịch vụ kém phát triển gây khó khăn cho Apple trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và các dịch vụ dựa trên đám mây; người ta cho rằng lí do Apple chưa thể làm người dùng hài lòng là vì sự phát triển quá chậm chạp bởi họ ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư người dùng, cũng như những cuộc tranh giành quyền lực trong công ty.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Siri là một phụ phẩm từ Trung tâm Trí tuệ nhân tạo Quốc tế SRI, và là một nhánh của dự án CALO do DARPA tài trợ.[1] Nó được đồng sáng lập bởi Dag Kittlaus của SRI, Harry Saddler, Adam Cheyer và Tom Gruber.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Công cụ nhận dạng giọng nói của Siri được cung cấp bởi Nuance Communications, một công ty công nghệ thoại.[2] Điều này đã không được chính thức công nhận bởi Apple hay Nuance trong nhiều năm,[3][4] cho đến khi Giám đốc điều hành Nuance Paul Ricci xác nhận thông tin này tại hội nghị công nghệ năm 2011. [3] Hệ thống nhận dạng giọng nói sử dụng các kỹ thuật học máy tinh vi, bao gồm các mạng thần kinh xoắn và bộ nhớ dài hạn.[5]

Ý tưởng đầu tiên của Apple về trợ lý cá nhân kỹ thuật số ban đầu là một video khái niệm vào năm 1987, được gọi là "Người điều hướng" "Knowledge Navigator".[6][7]

Người lồng tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng nói ban đầu của người Mỹ về Siri được Susan Bennett cung cấp vào tháng 7 năm 2005, không biết rằng nó sẽ được sử dụng cho trợ lý giọng nói.[8] Một báo cáo từ The Verge vào tháng 9 năm 2013 về diễn viên lồng tiếng, công việc của họ và sự phát triển của máy móc, đã gợi ý rằng Allison Dufty là tiếng nói phía sau Siri,[9][10] mặc dù điều này đã không được chứng minh khi Dufty viết trên trang web của cô rằng cô "Hoàn toàn, tích cực KHÔNG tiếng nói của Siri". Trích dẫn áp lực gia tăng, Bennett đã tiết lộ vai trò của mình là Siri vào tháng 10, và tuyên bố của cô đã được chứng minh bởi Ed Primeau, một chuyên gia pháp y về âm thanh của Mỹ. Apple đã không bao giờ xác nhận thông tin.

Giọng nói của người đàn ông gốc Anh được cung cấp bởi Jon Briggs, cựu phóng viên công nghệ. Sau khi phát hiện ra rằng ông là tiếng nói của Siri bằng cách xem truyền hình, ông lần đầu tiên nói về vai trò của mình vào tháng 11 năm 2011, đồng thời thừa nhận công việc bằng giọng nói của ông đã được thực hiện "năm hay sáu năm trước" mà không hề biết đến hình thức sử dụng cuối cùng của bản ghi âm.[11][12]

Tiếng nói ban đầu của người Úc được cung cấp bởi Karen Jacobsen, một nghệ sỹ nói tiếng Anh nổi tiếng tại Úc cho công việc của cô là "cô gái GPS".[13]

Trong một cuộc phỏng vấn giữa ba diễn viên lồng tiếng và The Guardian, Briggs nói rằng "Hệ thống ban đầu đã được ghi lại cho một công ty Mỹ tên là Scansoft, sau đó được Nuance mua, Apple chỉ đơn giản cho phép nó".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bosker, Biance (ngày 24 tháng 1 năm 2013). “SIRI RISING: The Inside Story Of Siri's Origins — And Why She Could Overshadow The iPhone”. HuffPost. AOL. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Bostic, Kevin (ngày 30 tháng 5 năm 2013). “Nuance confirms its voice technology is behind Apple's Siri”. AppleInsider. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Siegler, MG (ngày 5 tháng 10 năm 2011). “Siri, Do You Use Nuance Technology? Siri: I'm Sorry, I Can't Answer That”. TechCrunch. AOL. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ Kay, Roger (ngày 24 tháng 3 năm 2014). “Behind Apple's Siri Lies Nuance's Speech Recognition”. Forbes. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ Levy, Steven (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “An exclusive inside look at how artificial intelligence and machine learning work at Apple”. Backchannel. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ Hodgkins, Kelly (ngày 5 tháng 10 năm 2011). “Apple's Knowledge Navigator, Siri and the iPhone 4S”. Engadget. AOL. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Rosen, Adam (ngày 4 tháng 10 năm 2011). “Apple Knowledge Navigator Video from 1987 Predicts Siri, iPad and More”. Cult of Mac. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ Ravitz, Jessica (ngày 15 tháng 10 năm 2013). 'I'm the original voice of Siri'. CNN. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  9. ^ Anderson, Lessley (ngày 17 tháng 9 năm 2013). “Machine language: how Siri found its voice”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ Tafoya, Angela (ngày 23 tháng 9 năm 2013). “Siri, Unveiled! Meet The REAL Woman Behind The Voice”. Refinery29. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  11. ^ Warman, Matt (ngày 10 tháng 11 năm 2011). “The voice behind Siri breaks his silence”. The Daily Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  12. ^ Savov, Vlad (ngày 10 tháng 11 năm 2011). “British voice of Siri only found out about it when he heard himself on TV”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  13. ^ Parkinson, Hannah Jane (ngày 12 tháng 8 năm 2015). “Hey, Siri! Meet the real people behind Apple's voice-activated assistant”. The Guardian. Guardian Media Group. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Kanroji Mitsuri「甘露寺 蜜璃 Kanroji Mitsuri」là Luyến Trụ của Sát Quỷ Đội.
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”
Paimon không phải là Unknown God
Paimon không phải là Unknown God
Ngụy thiên và ánh trăng dĩ khuất