Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
United States Department of Defense
Con dấu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Logo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Tổng quan Cơ quan
Thành lập18 tháng 9 năm 1947
(77 năm, 2 tháng)
Cơ quan tiền thân
Quyền hạnChính phủ Liên bang Hoa Kỳ
Trụ sởNgũ Giác Đài, quận Arlington, Virginia
Số nhân viên700.000 dân sự
2.300.000 quân sự (2004)
Ngân quỹ hàng năm786 tỉ đô la[1](2009)
Các Lãnh đạo Cơ quan
Cơ quan trực thuộc
Websitehttps://www.defense.gov

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (United States Department of Defense, viết tắt là DoD,[2] USDOD hoặc DOD) là một bộ hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ chịu trách nhiệm điều phối và giám sát tất cả các cơ quan và chức năng của chính phủ Hoa Kỳ liên quan trực tiếp đến an ninh quốc giaLực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Tính đến tháng 11 năm 2022, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là nhà tuyển dụng lớn thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ (và có khả năng là Trung Quốc, nếu bao gồm cả Quân ủy Trung ương), với hơn 1,4 triệu quân nhân thường trực, bao gồm binh sỹ Lục quân, Thủy quân Lục chiến, Hải quân, Không quânKhông gian. Bộ Quốc phòng cũng duy trì hơn 778.000 Vệ binh Quốc gia và quân dự bị, và hơn 747.000 nhân viên dân sự, nâng tổng số lên hơn 2,91 triệu nhân viên. Có trụ sở chính tại Lầu Năm GócHạt Arlington, Virginia, ngay bên ngoài Washington, D.C., sứ mệnh được nêu của Bộ Quốc phòng là "cung cấp lực lượng quân sự cần thiết để ngăn chặn chiến tranh và đảm bảo an ninh quốc gia của chúng ta (Hoa Kỳ)".

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ - đứng đầu bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - có tổng hành dinh tại Ngũ Giác Đài gần Washington, D.C. và có ba thành phần chính – Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, và Bộ Không quân. Trong số các cơ quan của Bộ Quốc phòng là Cơ quan phòng không chống tên lửa (Missile Defense Agency), Cơ quan đặc trách kế hoạch nghiên cứu quốc phòng cao cấp (Defense Advanced Research Projects Agency), Cơ quan bảo vệ lực lượng Ngũ Giác Đài (Pentagon Force Protection Agency), Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency), và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Bộ cũng điều hành một số học viện hỗn hợp trong đó có Đại học Chiến tranh Quốc gia (National War College).

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là cơ quan có ngân sách cao nhất trong số các cơ quan Liên Bang; con số này cao hơn cả một nửa ngân sách tùy nghi hàng năm của các cơ quan Liên Bang.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội Hoa Kỳ thành lập Bộ Chiến tranh năm 1789 và Bộ Hải Quân Hoa Kỳ trong năm 1798. Bộ trưởng của mỗi bộ báo cáo trực tiếp cho Tổng thống với tư cách là Cố vấn Nội các.

Trong một thông điệp đặc biệt tới Quốc hội vào ngày 19 tháng 12 năm 1945, Tổng thống Harry Truman đề nghị thành lập một Bộ Quốc phòng thống nhất bởi vì cả hai vấn đề là quá lãng phí trong binh phí và các cuộc xung đột giữa các bộ. Các cuộc bàn cãi trong Quốc hội xảy ra trong nhiều tháng mà trọng điểm là vai trò của quân đội trong xã hội và mối đe dọa trong việc công nhận quá nhiều khả năng quân sự cho một bộ phận nhất định.

Tổng thống Harry Truman ký sửa đổi Luật An ninh Quốc gia năm 1949

Vào ngày 26 tháng 7 năm 1947, Truman ký Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, lập ra một Bộ chỉ huy Quân sự thống nhất được biết đến với tên Tổ chức Quân sự Quốc gia (tiếng Anh: National Military Establishment), cũng như thành lập Cục Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency), Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council), Hội đồng Quản trị Tài nguyên An ninh Quốc gia (National Security Council), Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force) và Bộ tổng Tham mưu (Joint Chief of Staff).

Hiệp định này đặt Tổ chức Quân sự Quốc gia dưới quyền của một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duy nhất. Tổ chức Quân sự Quốc gia bắt đầu hoạt động vào ngày 18 tháng 9, sau ngày Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ xác nhận James V. Forrestal là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên. Tổ chức Quân sự Quốc gia được đổi tên thành "Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ" vào ngày 10 tháng 8 năm 1949 trong một sự sửa đổi của bộ luật năm 1947.

Dưới Đạo luật Tái tổ chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 1958, các chức sắc trong bộ được sắp xếp lại trong khi vẫn duy trì được quyền thế của Bộ Quân sự. Bộ luật này cũng chu cấp một Tổ chức Nghiên cứu Trung ương, Cơ quan Đặc trách Kế hoạch Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp (Defense Advanced Research Projects Agency), được biết đến với tên gọi DARPA. Đạo luật chuyển quyền ra quyết định từ Bộ Quân sự cho Bộ tổng Tham mưu và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nó còn gia cố quyền chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ từ Tổng thống sang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Được viết và đề xướng bởi chính quyền Eisenhower, được ký thành luật pháp vào ngày 6 tháng 8 năm 1958.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngũ Giác Đài là tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Bộ Quốc phòng gồm có lục quân, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến cũng như các cơ quan không chiến đấu như Cơ quan An ninh quốc giaCơ quan Tình báo Quốc phòng. Ngân sách hàng năm của bộ là khoảng 786 tỉ đô la năm 2007.[3] Con số này không bao gồm thêm hàng chục tỷ đô la chi tiêu phụ mà Quốc hội Hoa Kỳ dành cho bộ suốt năm, đặc biệt là cho Chiến tranh Iraq. Nó cũng không bao gồm số tiền chi tiêu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sử dụng vào việc thiết kế và thử nghiệm vũ khi hạt nhân.

Phía dân sự kiểm soát bộ về các vấn đề hơn là về các chiến dịch và được thực hiện qua ba bộ dưới quyền là Bộ Lục quân Hoa Kỳ, Bộ Hải quân Hoa Kỳ (bao gồm quân chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ) và Bộ Không quân Hoa Kỳ. Mỗi bộ có một bộ trưởng riêng dưới cấp nội các.

Trong thời chiến, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có quyền đối với Tuần duyên Hoa Kỳ; trong thời bình, lực lượng Tuần duyên nằm dưới quyền của Bộ Nội an Hoa Kỳ. Trước khi Bộ Nội an được thành lập, Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền của Bộ Giao thông Hoa Kỳ và trước kia nằm dưới quyền của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Theo Bộ luật Hoa Kỳ, Tuần duyên Hoa Kỳ luôn luôn được xem là một trong năm quân chủng của Hoa Kỳ và là một trong 7 lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ. Trong thời gian tuyên chiến (hay dưới quyền hướng dẫn của Quốc hội Hoa Kỳ), Tuần duyên Hoa Kỳ hoạt động như là một bộ phận của Hải quân Hoa Kỳ. Quân chủng này chưa từng nằm dưới quyền của Hải quân Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng các thành viên đã từng phục vụ trong những cuộc xung đột không tuyên chiến kể từ đó trong khi vẫn nằm trong bộ thời bình của nó.

Ngũ Giác Đài nằm trong Quận Arlington, Virginia, phía bên kia Sông Potomac từ thủ đô Washington, D.C., là tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng được Cơ quan Bảo vệ Lực lượng Ngũ Giác Đài bảo vệ. Cơ quan này đảm trách an ninh và thi hành luật pháp để bảo vệ Ngũ Giác Đài và các cơ quan nằm trong thẩm quyền của Bộ Quốc phòng khắp Vùng Thủ đô Quốc gia (National Capital Region).

Cơ cấu chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ mặc dù tổng thống là một người thuộc giới dân sự, không phải thuộc giới quân sự. Cơ cấu chỉ huy của Bộ Quốc phòng được định nghĩa theo Đạo luật Goldwater-Nichols 1986 (PL 99-433), và được Tổng thống Ronald Reagan ký thành luật vào ngày 1 tháng 10 năm 1986. Đạo luật tu chính lại cơ cấu chỉ huy quân đội Hoa Kỳ, tạo nhiều thay đổi nhanh nhất đối với bộ kể từ khi nó được thành lập theo Đạo luật An ninh Quốc gia 1947. Theo đạo luật, hệ thống chỉ huy bắt đầu từ Tổng thống Hoa Kỳ qua Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến các tư lệnh của các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất - các vị tư lệnh này là những người chỉ huy tất cả các lực lượng quân sự hỗn hợp trong vùng trách nhiệm của mình. Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) và các Tham mưu trưởng chịu trách nhiệm sẵn sàng cho quân đội Hoa Kỳ và phục vụ như những cố vấn quân sự cho tổng thống nhưng không nằm trong hệ thống chỉ huy. Theo luật định thì Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là viên chức quân sự cao cấp nhất tại Hoa Kỳ (vì Bộ trưởng Quốc phòng thuộc giới dân sự, không phải quân nhân). Mỗi quân chủng có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện và trang bị các đơn vị quân sự cho các tư lệnh của các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất.

Sơ đồ tổ chức chỉ huy quân sự quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
  • Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
    • Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng
    • Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Tình báo (Under Secretary of Defense for Intelligence)
      • Cơ quan Tình báo Quốc phòng (Defense Intelligence Agency)
      • Sở An ninh Quốc phòng (Defense Security Service)
      • Cơ quan Phản gián (Counterintelligence Field Activity)
      • Cơ quan Tình báo Địa-Không gian Quốc gia (National Geospatial Agency)
      • Cơ quan Trinh sát Quốc gia (National Reconnaissance Office)
      • Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency)
    • Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Chính sách
      • Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (Defense Security Cooperation Agency)
      • Văn phòng Quốc phòng đặc trách Tù binh và Nhân sự Mất tích (Defense Prisoner of War/Missing Personnel Office)
    • Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần (Under Secretary of Defense for Acquisition, Technology and Logistics)
      • Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Quốc phòng (Defense Technical Information Center)
      • Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency)
      • Cơ quan Quốc phòng chống Tên lửa (Missile Defense Agency)
      • Cơ quan Quản lý Hợp đồng Quốc phòng (Defense Contract Management Agency)
      • Cơ quan Hậu cần Quốc phòng (Defense Logistics Agency)
      • Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng (Defense Threat Reduction Agency)
      • Văn phòng Điều chỉnh Kinh tế (Office of Economic Adjustment)
      • Đại học Quân dụng Quốc phòng (Defense Acquisition University)
      • Cơ quan Chuyển hóa Công việc (Business Transformation Agency)
      • Ban điều hành Định lượng và Thử nghiệm Hoạt động (Operational Test and Evaluation Directorate)
    • Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Nhân sự và Sẵn sàng
      • Cơ quan Quân nhu Quốc phòng (Defense Commissary Agency)
      • Hệ thống trường dành cho con quân nhân quốc phòng (Department of Defense Dependents Schools)
      • Đại học Y khoa Quân đội (Uniformed Services University of the Health Sciences)
      • Viện Quản lý Cơ hội Bình đẳng Quốc phòng (Defense Equal Opportunity Management Institute)
      • Văn phòng Giám đốc Giáo dục và Phát triển Nghiệp vụ (Office of the Chancellor for Education and Professional Development)
    • Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Tài chính (Under Secretary of Defense Comptroller)
      • Cơ quan Kiểm toán Hợp đồng Quốc phòng (Defense Contract Audit Agency)
      • Sở Hạch toán và Tài chính Quốc phòng (Defense Finance and Accounting Service)
    • Giám đốc, Định lượng và Phân tích Kế hoạch (Director, Program Analysis and Evaluation)
    • Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Hợp nhất Thông tin và Hệ thống mạng
      • Cơ quan đặc trách Hệ thống Thống tin Quốc phòng (Defense Information Systems Agency)
    • Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Quan hệ Công chúng
      • Phó phụ tá Bộ trướng, liên lạc nội bộ
    • Phục vụ Tổng hành dinh Washington
    • Văn phòng Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Y tế (Office of the Assistant Secretary of Defense for Health Affairs)
      • Hệ thống Y tế Quân đội[4]
  • Các bộ quân sự
  • Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ
Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Đô đốc Michael G. Mullen (Hải quân Hoa Kỳ)
Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ Đại tướng James E. Cartwright (Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ)
Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Đại tướng George W. Casey, Jr. (Lục quân Hoa Kỳ)
Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ Đại tướng Norton A. Schwartz (Không quân Hoa Kỳ)
Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc Gary Roughead (Hải quân Hoa Kỳ)
Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Đại tướng James T. Conway (Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ)

Các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 11 Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất gồm bảy Bộ Tư lệnh theo địa lý và bốn Bộ Tư lệnh theo chức năng.

Biểu tượng Bộ Tư lệnh Ngày thành lập Trụ sở Chịu trách nhiệm
Bộ Tư lệnh tác chiến theo khu vực địa lý
Bộ Tư lệnh Khu vực châu Phi (USAFRICOM) 1 tháng 8 năm 2008[a] Doanh trại Kelly, Stuttgart, Đức Tất cả châu Phi, trừ Ai Cập
Bộ Tư lệnh Khu vực miền Trung (USCENTCOM) 1 tháng 1 năm 1983 Căn cứ Không quân MacDill, Florida Khu vực Trung Đông, Ai Cập, Trung Á và một phần Nam Á
Bộ Tư lệnh Khu vực châu Âu (USEUCOM) 1 tháng 8 năm 1952 Doanh trại Patch, Stuttgart, Đức Tất cả châu Âu, Nga, GreenlandIsrael
liên_kết=https://en.wikipedia.org/wiki/File:US Indo-Pacific Command Seal.svg Bộ Tư lệnh Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (USINDOPACOM) 1 tháng 1 năm 1947 Trại H. M. Smith, Oahu, Hawaii Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Áchâu Đại Dương
Bộ Tư lệnh miền Bắc (USNORTHCOM) 1 tháng 10 năm 2002 Căn cứ Không quân Peterson, Colorado Lục địa Bắc Mỹ, Puerto Rico, Bahamas và hỗ trợ an ninh quốc nội cùng với các lực lượng dân sự
Bộ Tư lệnh miền Nam (USSOUTHCOM) 6 tháng 6 năm 1963 Doral,

Florida

Khu vực Trung MỹNam Mỹ
Bộ Tư lệnh Không gian (USSPACECOM) 29 tháng 8 năm 2019[b] Căn cứ Không quân Peterson, Colorado (tạm thời)[5][6] Các chiến dịch trong và xuyên không gian[7]
Bộ Tư lệnh tác chiến theo chức năng
Bộ Tư lệnh đặc trách An ninh Mạng (USCYBERCOM) 21 tháng 5 năm 2010[c] Pháo đài George G. Meade,

Maryland

Bảo vệ các cơ sở thông tin của Bộ Quốc phòng và tiến hành các chiến dịch tấn công không gian mạng với mục địch quân sự.
Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt (USSOCOM) 16 tháng 4 năm 1987 Căn cứ không quân MacDill,

Florida

Phụ trách, điều phối các chiến dịch hoạt động đặc biệt cho các quân chủng.
Bộ Tư lệnh Chiến lược (USSTRATCOM) 1 tháng 6 năm 1992 Căn cứ Không quân Offutt,

Nebraska

Phụ trách các chiến lược quân sự, tình báo, vũ khí hạt nhân, phòng thủ tên lửa.
Bộ Tư lệnh Giao thông Vận tải (USTRANSCOM) 1 tháng 7 năm 1987 Căn cứ Không quân Scott,

Illinois

Vận chuyển người và tài sản của Bộ Quốc phòng đến khắp nơi trên thế giới bằng các loại hình phương tiện cả khi hoà bình và chiến tranh.

Hiện nay có bốn bộ Tư lệnh tác chiến theo địa lý có trụ sở nằm bên ngoài khu vực phụ trách.

Chi tiêu quân sự tính theo phần trăm GDP.

Chi tiêu quân sự của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong năm tài chính 2007 là:

Tổng ngân quỹ 439,.3 tỉ đô la
Hoạt động và bảo trì 152,2 tỷ đô la.
Nhân sự 110,8 tỉ
Mua trang thiết bị 84,2 tỉ.
Nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và định lượng 73,2 tỉ
Xây dựng 12.6 tỉ
Nhà ở 4,1 tỉ
(Cuộc chiến chống khủng bố, Iraq, Afghanistan không tính)

Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận nhất sử dụng khoảng hai phần ba chi tiêu quân sự toàn thế giới (theo đó thì Hoa Kỳ sử dụng phần lớn chi tiêu vừa kể). Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ chiếm 19% ngân sách liên bang.[8][9]

Tuy nhiên nếu tính theo chi tiêu trên mỗi đầu người thì Hoa Kỳ đứng hạng ba sau IsraelSingapore[10].

Theo Viên Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Hoa Kỳ đã chi tiêu khoảng 47% chi tiêu quân sự của toàn thế giới trong năm 2003 với số tiền là 956 tỷ đô la.

Nếu tính theo phần trăm GDP thì Hoa Kỳ chi tiêu 4,06% cho quân sự, đứng hạng 28 trên thế giới. Cao hơn so với Pháp chi tiêu 2,6%, nhưng thấp hơn so với Ả Rập Xê Út chi tiêu 10%[11].

Sử dụng năng lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là bộ phận tiêu dùng năng lượng nhiều nhất của Hoa Kỳ trong năm 2006.

Theo FY 2006, Bộ Quốc phòng sử dụng gần 30.000 gigawatt điện trên giờ (GWH), với giá là gần 2.2 tỉ Đô la Mỹ. Năng lượng điện được Bộ Quốc phòng sử dụng có thể đủ để cung cấp điện cho hơn 2.6 triệu hộ gia đình ở Mỹ. Trong phần tiêu thụ điện năng, nếu Bộ Quốc phòng là một nước thì sẽ đứng thứ 58 trên thế giới, ít hơn Đan Mạch nhưng nhiều hơn một chút so với Syria.

Bộ Quốc phòng cũng chịu trách nhiệm cho 93% lượng tiêu thụ nhiên liệu của Chính phủ Hoa Kỳ (Bộ Không Quân Hoa Kỳ: 52%; Bộ Hải Quân Hoa Kỳ: 33%; Bộ Lục Quân Hoa Kỳ: 7%; các thành phần còn lại của Bộ Quốc phòng: 1%). Bộ Quốc phòng sử dụng 4.600.000.000 gallons Mỹ (23.000 lít) trong một ngày. Theo CIA World Factbook năm 2005, nếu là một nước, Bộ Quốc phòng sẽ đứng thứ 34 trên thế giới trong lượng sử dụng xăng dầu trung bình, đứng sau Iraq và trên Thụy Điển. Không Quân là bộ phận sử dụng nhiều nhiên liệu nhất trong các Cơ quan Liên bang. Không quân Hoa Kỳ sử dụng đến 10% nhiên liệu trên thế giới cho phi cơ: 82% cho phi cơ phản lực, 16% cho việc điều hành các căn cứ, sân bay và 2% cho các phương tiện dưới đất/thiết bị.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bộ Tư lệnh đặc trách khu vực châu Phi được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 2007 như là 1 bộ chỉ huy bán thống nhất thuộc Bô Tư lệnh đặc trách khu vực châu Âu (USEUCOM). Đến ngày 1 tháng 10 năm 2008, USAFRICOM được tách khỏi USEUCOM và được nâng lên thành 1 bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất
  2. ^ Bộ Tư lệnh đặc trách Không gian lần đầu tiên được thành lập như là một bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất vào tháng 9 năm 1985. Sau bị giải thể vào tháng 10 năm 2002. USSPACECOM được tái thành lập lần hai vào ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ Bộ Tư lệnh đặc trách An ninh Mạng được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009 như là 1 bộ chỉ huy bán thống nhất thuộc Bô Tư lệnh đặc trách chiến lược (USSTRATCOM). Đến ngày 23 tháng 12 năm 2016, tổng thống Obama đã ký FY 2017 NDAA, USCYBERCOM được tách khỏi USSTRATCOM và được nâng lên thành 1 bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất.
  1. ^ “Department of Defense” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ “Manual for Written Material” (PDF). Department of Defense. tr. 9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ Office of the Under Secretary of Defense (Comptroller) (2005). “National Defense Budget Estimates for FY 2006” (PDF). Hoa Kỳ Department of Defense. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ [1][liên kết hỏng]
  5. ^ “US Space Command Takes Reins on Space Ops, but Questions Remain”. ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ “US Space Command Establishment Ceremony Launches New Era of Space Superiority”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ “Thông tin tổng quan về USSPACECOM” (PDF).
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ Global Issues That Affect Everyone. “High Military Expenditure in Some Places”. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2006.
  10. ^ NationMaster. “Military Statistics > Expenditures > Dollar figure (per capita) by country”. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2006.
  11. ^ CIA World Factbook. “Military expenditures percent of GDP”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Ouroboros Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mãnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Shenhe và Yunjin có cơ chế gây sát thương theo flat DMG dựa trên stack cấp cho đồng đội, nên sát thương mà cả 2 gây ra lại phần lớn tính theo DMG bonus và crit của nhân vật khác