Trứng vịt bắc thảo | |||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếng Trung | 皮蛋 | ||||||||||||||
Nghĩa đen | leather/skin egg | ||||||||||||||
| |||||||||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||||||||
Tiếng Trung | 松花蛋 | ||||||||||||||
Nghĩa đen | pine-patterned egg | ||||||||||||||
| |||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||
Tiếng Việt | trứng bách thảo | ||||||||||||||
Tên tiếng Thái | |||||||||||||||
Tiếng Thái | ไข่เยี่ยวม้า (Khai Yiao Ma) |
Trứng vịt bách thảo (hay trứng bắc thảo, Bách nhật trứng, Thiên niên bách nhật trứng, Bách niên giai thảo), là một món ăn từ trứng có nguồn gốc Trung Hoa. Tại Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu... trong nhiều tuần lễ, hay nhiều tháng.[1] Ở Trung Quốc, người ta còn làm món này từ trứng cút và trứng gà.
Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài vỏ thì vỏ trứng có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, đôi khi tạo những lớp hoa văn trên bề mặt trông rất đặc biệt. Lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem với mùi thơm mạnh đặc trưng, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch.
Lòng đỏ trứng bắc thảo có mùi hăng, sốc, vị the và béo. Lòng trắng ít mùi vị hơn. Món này tương đối khó ăn, nếu ăn không quen sẽ có thể khó chịu.
Người ta làm món trứng bách thảo bằng cách ngâm trứng trong hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét pha kiềm và nước, hoặc có thể dùng tro gỗ, vôi tôi, muối, nhằm duy trì thời gian ủ trứng lâu nhất. Lớp vỏ này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Một cách khác là dùng hỗn hợp gồm 300gr bột than tre, 300gr bột vôi tôi, 900gr bột muối biển, 700gr bột tro gỗ (than gỗ sồi) pha với nước đun sôi tạo thành một dạng bùn nhão, phết lên bề mặt của trứng Bách Thảo. Sau đó lăn trứng qua một lớp mỏng bột vỏ trấu để hỗn hợp bện chặt vào nhau rồi cho trứng vào vại hoặc sọt bằng lụa để bảo quản. Trong khoảng 3 tháng, hỗn hợp bùn nhão sẽ tự động khô lại, lúc này trứng đã có thể dùng được.
Tại Việt Nam, cách làm có một số biến đổi nhỏ, cách làm sau đây chỉ là ví dụ:
Trứng vịt Bách Thảo sau khi bóc vỏ có thể ăn ngay mà không cần chế biến cầu kỳ. Nó như một món đồ nguội ăn khai vị và được ưa chuộng tại nhiều nơi: