Triều Tiên Dân chủ

Triều Tiên Dân chủ
Tên tiếng Triều Tiên
Chosŏn'gŭl
민주조선
Hancha
民主朝鮮
Romaja quốc ngữMinju Joseon
McCune–ReischauerMinju Chosŏn
Hán-ViệtDân chủ Triều Tiên
Loại hìnhNhật báo
Hình thứcKhổ báo rộng
Nhà xuất bảnNội các Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hội đồng Nhân dân Tối cao
Tổng biên tậpJong Ri-jong
Thành lập1945 (1945)
Khuynh hướng chính trịChủ nghĩa xã hội, Tư tưởng Chủ thể, Songun, chủ nghĩa cộng sản
Trụ sởBình Nhưỡng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Số lượng lưu hành200,000 (tính đến 1974)
Websitewww.minzu.rep.kp/home/index/first/0/en Sửa dữ liệu tại Wikidata

Triều Tiên Dân chủ (tiếng Tiếng Triều Tiên민주조선; dịch nguyên văn: ""Dân chủ Triều Tiên"") là một tờ báo nhà nước của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nó được xuất bản ở Bình Nhưỡng. Tờ báo được bắt đầu vào năm 1945. Đây cũng chính là là tờ báo chính của Nội các Triều TiênỦy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên Dân chủ được thành lập vào năm 1945.[1] Tờ báo này bắt đầu với tên gọi là Bình Nhưỡng Nhật báo, là cơ quan của Ủy ban Nhân dân Bình An Nam. Vào tháng 10 năm 1945, nó được đổi tên thành Triều Tiên Dân chủ và được giữ nguyên cho đến hiện tại, vì nó trở thành cơ quan của Ủy ban Nhân dân Lâm thời Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và giữ vị trí hiện tại vào tháng 9 năm 1948 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chính thức được thành lập.[2]

Triều Tiên Dân chủ được coi là tờ báo của Triều Tiên tương đương với tờ báo Izvestiya của Liên Xô. Ở Liên Xô, Izvestiya tập trung vào kinh tế hơn so với tờ báo Pravda, vốn là tờ báo tuyên truyền nhiều hơn về nội dung. Sự khác biệt này đã được phản ánh trong hai tờ báo của Triều TiênTriều Tiên Dân chủRodong Sinmun. Kể từ năm 1967 cho đến năm xảy ra Sự cố phe phái Giáp Sơn - nội dung của tờ Triều Tiên Dân chủ giống với nội dung của Rodong Sinmun.[3]

Tờ báo ra mắt trang web chính thức của mình vào năm 2019.[3]

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên Dân chủ là tờ báo chính thức của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cụ thể, đó là cơ quan của Nội các Triều TiênĐoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao. Nó được coi là tờ báo có thẩm quyền thứ hai trong nước, sau Rodong Sinmun.[3] Không giống như Rodong Sinmun, nó xử lý nhiều vấn đề về hành chính hơn, chẳng hạn như các quyết định và mệnh lệnh của Nội các, luật, quy định và các vấn đề chính sách.[2] Nội dung về cả chính sách đối ngoại và đối nội, kinh tế và văn hóa cũng rất điển hình.[1] Nhiệm vụ chính thức của tờ báo là "trang bị cho công nhân của các cơ quan quản lý nhân dân và các cơ quan kinh tế quốc gia với tư tưởng cách mạng của Lãnh tụ Vĩ đại và hệ tư tưởng Chủ thể, đồng thời giúp ích rất nhiều cho toàn xã hội trong việc hoàn thành các kỳ công của tư tưởng Chủ thể bằng cách giữ chặt công nhân xung quanh Đảng và Lãnh tụ vĩ đại và mạnh mẽ tổ chức và vận động họ".[2] Triều Tiên Dân chủ được xuất bản và lưu hành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Tính đến năm 1974, số lượng báo được xuất bản và lưu hành là 200.000.[1] Tổng biên tập của báo là Jong Ri-jong.[4]

Các bài xã luận về năm mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Như một truyền thống kể từ năm 1996, cùng với hai tờ báo nhà nước chính khác ở Triều Tiên đó là Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên và tờ Rodong Sinmun, luôn xuất bản một bài xã luận chung về Năm mới nêu rõ các chính sách của đất nước trong năm. Các bài xã luận thường ca ngợi chính sách Tiến quân trị, chính phủ và các nhà lãnh đạo, cũng như khuyến khích sự phát triển của đất nước. Họ cũng chỉ trích các chính sách của Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây đối với đất nước.[5][6] Vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan này đã gửi một bài xã luận chung từ các tờ báo nhà nước của Triều Tiên kêu gọi Lục quân Hoa Kỳ rút khỏi Hàn Quốc.[7] Trong khi các bài xã luận vào ngày 1 tháng 1 hàng năm là một truyền thống của các tờ báo, năm đó đã thu hút sự chú ý từ các phương tiện truyền thông phương Tây, bằng cách kêu gọi một "chiến dịch toàn quốc nhằm đánh đuổi quân đội Mỹ".[8] Bài xã luận đưa ra một số đề cập đến sự thống nhất bán đảo Triều Tiên. Bài xã luận năm 2009 cũng nhận được sự chú ý tương tự, vì không có sự chỉ trích đối với chính sách của Hoa Kỳ mà còn thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc gia. Bài xã luận cũng đề cập đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, trong đó các nhà phân tích cho rằng đó là một dấu hiệu "đáng hy vọng".[9][10] Điều này đã được lặp lại một lần nữa trong bài xã luận năm 2010 của nó, trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch với Hoa Kỳ và mong muốn một Bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân.[11]

Ấn bản xã luận chung năm 2011, ngoài lời kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, lần đầu tiên, đã đề cập đến các ngành công nghiệp nhẹ đang phát triển của CHDCND Triều Tiên, được đưa ra như một lý do cho sự trỗi dậy sắp tới trong kinh tế quốc gia trong năm mới và để đạt được sứ mệnh quốc gia Kangsong Taeguk.

Ấn bản xã luận chung năm 2012, ấn bản đầu tiên dưới thời lãnh đạo của Kim Jong-un, bắt đầu với sự tôn vinh lớn đối với cựu lãnh tụ vĩ đại Kim Jong-il và bên cạnh những lời kêu gọi thường xuyên cải thiện quan hệ liên Triều và thực hiện Tuyên bố vào ngày 4 tháng 10 năm 2007, và kêu gọi cả nước ưu tiên thực hiện sứ mệnh Cường thịnh đại quốc năm 2012 của Kim Jong-il, tiếp nối những di sản của ông và cha của ông là Kim Nhật Thành cho toàn thể đất nước và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng và khuyến khích các lĩnh vực khác nhau trong nước để đóng góp vào sự tiến bộ của quốc gia trên mọi lĩnh vực bằng mọi giá.

Thông lệ này đã kết thúc vào năm 2013 khi Kim Jong-un có bài phát biểu mừng năm mới đầu tiên trên truyền hình sau 19 năm.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Minju Choson”. Đại bách khoa toàn thư Xô Viết. 1979. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ a b c Yonhap News Agency (2002). North Korea Handbook. Seoul: M.E. Sharpe. tr. 414. ISBN 978-0-7656-3523-5.
  3. ^ a b c Hotham, Oliver (12 tháng 3 năm 2019). “North Korea's Minju Choson newspaper launches new website”. NK News. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “DPRK State Media Seminar Held”. North Korea Leadership Watch. 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ Herskovitz, Jon (31 tháng 12 năm 2008). “North Korea issues New Year denuclearization pledge”. Reuters. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “N. Korea Vows to Rebuild Economy in New Year Message”. The Korea Times. 1 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ "Joint New Year Editorial Issued" Lưu trữ 2013-05-24 tại Wayback Machine, KCNA, January 1, 2006.
  8. ^ "North Korea Demands U.S. Troop Withdrawal" Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine. .Fox News. December 31, 2005.
  9. ^ 2009 Joint New Year Editorial Issued, KCNA, January 1, 2009.
  10. ^ North Korea message is mild on US. BBC News. January 1, 2009.
  11. ^ Kim, Sam (January 1, 2010). N. Korea calls for end to enmity with U.S., hints at return to nuclear talks. Yonhap.
  12. ^ Mullen, Jethro; Schwarz, Tim (1 tháng 1 năm 2013). “In first New Year speech, North Korea's Kim Jong Un calls for economic revamp”. CNN. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Review phim
Review phim "Muốn gặp anh"
Nhận xét về phim "Muốn gặp anh" (hiện tại phin được đánh giá 9.2 trên douban)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien