Trung Mầu

Trung Mầu
Xã Trung Mầu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Địa lý
Tọa độ: 21°3′40″B 105°59′10″Đ / 21,06111°B 105,98611°Đ / 21.06111; 105.98611
Trung Mầu trên bản đồ Hà Nội
Trung Mầu
Trung Mầu
Vị trí xã Trung Mầu trên bản đồ Hà Nội
Trung Mầu trên bản đồ Việt Nam
Trung Mầu
Trung Mầu
Vị trí xã Trung Mầu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,30 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng6.325 người
Mật độ1.470 người/km²
Khác
Mã hành chính00547[1]

Trung Mầu là một thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Trung Mầu nằm ở phía đông bắc huyện Gia Lâm, có vị trí địa lý:

Xã Trung Mầu có diện tích 4,30 km², dân số năm 2022 là 6.325 người,[2] mật độ dân số đạt 1.470 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Trung Mầu được chia thành 4 thôn: 1, 2, 3, Thịnh Liên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Trung Mầu là một xã thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, được chia thành xã Thịnh Lân và xã Trung Mâu.

Đầu thế kỷ XX, đổi tên xã Thịnh Lân thành xã Thịnh Liên và đổi tên xã Trung Mâu thành xã Trung Mầu.

Trong kháng chiến chống Pháp, nằm trong xã Toàn Thắng của huyện Gia Lâm.

Năm 1946, sáp nhập 2 xã Thịnh Liên và Trung Mầu thành xã Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Giữa năm 1956, làng Trung Mầu và làng Thịnh Liên tách khỏi xã Toàn Thắng để lập thành xã Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Trung Hưng vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4]. Theo đó, xã Trung Hưng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý.

Năm 1964, đổi tên xã Trung Hưng thành xã Trung Mầu.[2]

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, HĐND TP. Hà Nội ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND[5] về việc:

  • Sáp nhập Thôn 3 vào thôn 2.
  • Thành lập Thôn 3 trên cơ sở Thôn 4 và Thôn 5.

Trung Màu là một xã thuần nông xa trung tâm huyện. Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp như trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi bò, lợn, gà. Nhóm dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển.

Những năm qua, Trung Mầu đã thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển trồng trọt chăn nuôi và các ngành nghề phụ như: Trồng cây cảnh, chăn nuôi bò sữa, dâu tằm,... Nhiều mô kinh kinh tế mới đã và đang được hình thành và từng bước được nhân rộng. Năm 2000, Trung Mầu được phong tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" thời kỳ chống Pháp.

Đình Thịnh Liên thờ 3 vị tướng thời Đinh có công dẹp loạn và lập ra làng Trung Mầu xưa

Xã Trung Mầu gồm hai làng Trung Mầu và làng Thịnh Liên với 5 di tích lịch sử văn hóa. Làng Trung Mầu xưa có một đình, một nghè, hai chùa (một gọi là Chùa Đô, một gọi là chùa Mới nay xây nhà truyền thống của xã). Làng Thịnh Liên xưa có hai đình hai chùa. Năm 2017, cả 2 làng đều phục dựng lại các ngôi đình với tên gọi là đình Trung Mầu và đình Thịnh Liên. Theo sắc phong còn để lại cả hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương thời nhà Đinh. Các vị tướng nhà Đinh này đều là nhân vật cụ thể có công đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước thuộc địa phận hai làng được nhà vua phong tướng sắc.[6] Riêng làng Thịnh Liên vì đại bộ phận là dân chài còn thờ thêm vị thần: "Hán Giang Thủy Tộc Long Vương".

Theo cuốn lịch sử các làng ở thủ đô Hà Nội, Trung Mầu có tên nôm là làng Miêu, một làng xưa thờ quốc sư triều Lý Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư) tại Chùa Đô. Vì có chiến tích đối với quốc gia, nhà sư đó còn được vua đưa về tưởng niệm tại Kinh đô Thăng Long. Hiện nay có đền thờ ở phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm nội thành Hà Nội và ở chùa Bái Đính, Ninh Bình trên quê hương ông.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông đi qua xã Trung Mầu:

  • Đường Dốc Lã - Trung Mầu: nối với Quốc lộ 1 cũ đi qua 4 xã của huyện Gia Lâm: Yên Thường, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu
  • Đường đê tả Đuống: nối với quốc lộ 1, đê Tiên Du,...
  • Đường sông: xã nằm bên bờ tả ngạn sông Đuống
  • Hệ thống xe buýt: 42.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Gia Lâm (2023). Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gia Lâm, Hà Nội. tr. 135-136. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ “Nghị quyết số 30/NQ-HĐND năm 2020 về việc thành lập đặt tên thôn tổ dân phố thành phố Hà Nội năm 2020”. Thư viện Pháp luật. 9 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Hà Nội: Lễ khởi công phục dựng đình làng Trung Mầu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tổng quan về bang Tokyo Manji trong Tokyo Revengers
Tokyo Manji Gang (東京卍會, Tōkyō Manji-Kai?), thường được viết tắt là Toman (東卍, Tōman?), là một băng đảng mô tô có trụ sở tại Shibuya, Tokyo
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Người dân và khách đi tour Thái Lan đang tưng bừng trong lễ mừng năm mới và lễ hội té nước, với các lễ hội đầy màu sắc và niềm vui