Ty Bưu chính là một cơ quan bưu chính - viễn thông - vận tải được thành lập vào năm 1820 dưới triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam thời kỳ phong kiến. Ty Bưu chính được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển công văn và đưa đón quan lại trong toàn quốc. Viên quan phụ trách Ty Bưu chính là chủ sự, ngạch Chính lục phẩm.
Dưới triều đại nhà Nguyễn, lãnh thổ Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, để quản lý một đất nước rộng lớn và nhiều biến động trong thời gian này, việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước được đặt lên hàng đầu, và một trong những yếu tố hàng đầu đó là yếu tố thông tin và vận chuyển. Sử sách cũng ghi nhận trong thời gian này nhà Nguyễn đã tổ chức một hệ thống trạm ngựa (gọi là dịch trạm) dày đặc khắp đất nước. Ty Bưu chính ra đời để nâng cấp hiệu quả của hệ thống này.
Pháp luật nhà Nguyễn định ra cứ trong khoảng cách từ 20 đến chừng 36 dặm thì đặt một dịch trạm. Mỗi trạm dịch biên chế có từ 30 đến chừng 100 người gọi là Phụ trạm, phụ trách là một Dịch thừa. Mỗi trạm được cấp bốn con ngựa để thi hành công vụ.[1]
Các viên chức được đưa đón bằng ngựa trạm là:
Các đối tượng khác cũng được đi trạm ngựa là:
Vận tốc của ngựa trạm (trượng/giờ) được quy định như sau:
Cung đường | Tối khẩn | Khẩn vừa | Thường |
---|---|---|---|
Từ kinh đô vào Nam | 3395,5 | 2344 | 1509 |
Từ kinh đô ra Bắc | 4560,6 | 2854 | 1880 |