USS John F. Kennedy (CVN-79)

John F. Kennedy vào ngày 29 tháng10, 2019
Lịch sử
Tên gọi John F. Kennedy
Đặt tên theo John F. Kennedy
Xưởng đóng tàu Tập đoàn công nghiệp Huntington Ingalls Industries
Kinh phí $11.341 tỉ đô la[1]
Đặt lườn 22 tháng 8, 2015[2]
Hạ thủy 29 tháng 10, 2019[2][3]
Người đỡ đầu Caroline Kennedy
Lễ đặt tên 7 tháng 12, 2019[4]
Số tàu CVN-79
Tình trạng Đang hoàn tất
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford
Trọng tải choán nước Khoảng 100,000 tấn Anh
Chiều dài 1.106 ft (337 m)
Sườn ngang 134 ft (41 m)
Công suất lắp đặt 2 lò hạt nhân loại A1B
Động cơ đẩy 4 chân vịt
Tốc độ Tối đa 30 hải lý trên giờ (56 km/h; 35 mph)
Tầm xa Tầm xa là không giới hạn; 20 năm
Thủy thủ đoàn tối đa 4,660
Vũ khí
Máy bay mang theo hơn 75
Hệ thống phóng máy bay 1.092 ft × 256 ft (333 m × 78 m) Boong tàu nổi

USS John F. Kennedy (CVN-79) là một tàu sân bay lớp Gerald R. Ford. Con tàu đã được hạ thủy năm 2019 và dự kiến đưa ra phục vụ vào năm 2020.

Đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 Tháng 12 năm 2007, Lễ kỉ niệm lần thứ 66 trận chiến Trân Châu cảng, Nghị sĩ Harry Mitchell đề nghị đặt tên tàu USS Arizona. Năm 2009, Nghị sĩ John Shadegg đã đề nghị đặt tên CVN-79 hoặc là CVN-80 Barry M. Goldwater, theo tên cựu thượng nghị sĩ của Arizona.[5] Ngày 29 tháng 5 năm 2011, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố con tàu sẽ đặt tên theo tên tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy (1917–1963), ông đã phục vụ hải quân trong suốt Chiến tranh thế giới thứ II.[6][7] Do đó, chiếc tàu sẽ con tàu chiến thứ ba đặt theo tên các thành viên trong gia đình Kennedy, và tàu sân bay thứ hai mang tên John F. Kennedy, John F. Kennedy (CV-67) đã nghỉ hưu, thời gian phục vụ từ năm 1967 đến 2007.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 1 năm 2009, Hãng đóng tàu Northrop Grumman Shipbuilding nhận được hợp đồng trị giá 374 triệu Dollar cho dự án thiết kế và kế hoạch chuẩn bị xây dựng cho tàu sân bay John F. Kennedy.[8] Ngày 30 tháng 9 năm 2010, Northrop Grumman tuyên bố bổ nhiệm tổng công trình sư mới cho xây dựng tàu sân bay John F. Kennedy, Mike Shawcross.[9]

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Hải quân tiến hành nghi thức nhát cắt thép đầu tiên tại hãng Northrop Grumman Shipbuilding, đánh dấu bắt đầu khởi công quá trình xây dựng tàu sân bay John F. Kennedy.[10][11]

John F. Kennedy theo kế hoạch sẽ được hoàn thành vào năm 2018, sẽ đưa vào phục vụ năm 2020 sau đó thư ký của bộ quốc phòng Robert Gates tuyên bố vào năm 2009 rằng dự án sẽ chuyển sang một chương trình xây dựng 5 năm để tiết kiệm một cách tối thiểu các chi phí. Vào cuối năm 2012, chậm trễ xảy ra trong lúc thi công và Bộ Hải Quân đang điều tra việc kéo dài thời gian xây dựng của cả hai Tàu Sân Bay mới là USS Enterprise (CVN-80)John F. Kennedy thêm hai năm, việc này có thể ngăn cản con tàu được đưa vào hoạt động cho đến 2022.[1]

John F. Kennedy có thể thay thế cho Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz (CVN-68).[1]

Vào tháng 9 năm 2013, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Government Accountability Office - GAO) khuyến khích hoãn lại hợp đồng thiết kế và thi công John F. Kennedy cho đến khi các thiếu sót trong dự án được sắp xếp đâu ra đó. Hải Quân và Bộ Quốc phòng từ chối lời khuyến nghị này. Hải Quân phải đối mặt với các thử thách về mặt kỹ thuật, thiết kế và thi công để hoàn thành được con tàu đi trước là USS Gerald R. Ford (CVN-78), bao gồm việc sản xuất các hệ thống sẽ được lắp đặt trên tàu trước khi được thử nghiệm để đạt được đúng hạn cho ngày lắp đặt lên tàu. Giá thành cho Ford đã tăng lên 22 phần trăm đến 12.8 tỷ Đô-la, và việc giá thành tăng thêm có thể xảy ra do những lỗi hệ thống không cần thiết và xưởng đóng tàu không đạt đúng yêu cầu. Những rủi ro được Hải Quân lên kế hoạch để bắt đầu một cuộc thực nghiệm các hệ thống chủ yếu vào cùng thời điểm bắt đầu cuộc thử nghiệm Vận hành và Khảo sát đầu tiên. Một hành động mà GAO nói rằng có thể được đặt ra để bảo đảm các Hàng Không Mẫu Hạm lớp Ford được hỗ trợ trong việc thâu mua là tiến hành các nghiên cứu tiết kiệm chi phí với các khả năng thực sự cần thiết của con tàu cũng như là giá cả theo sau tất cả những thứ đó.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c O'Rourke, Ronald (ngày 22 tháng 12 năm 2017). “Navy Ford (CVN-78) Class Aircraft Carrier Program: Background and Issues for Congress” (PDF). Congressional Research Service. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b “Naval Vessel Register”.
  3. ^ “Huntington Ingalls Industries Floods Dry Dock in Preparation for Christening Of Aircraft Carrier John F. Kennedy (CVN 79)” (Thông cáo báo chí). Huntington Ingalls Industries. ngày 29 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ “Aircraft Carrier John F. Kennedy (CVN 79) Christened at Newport News Shipbuilding” (Thông cáo báo chí). Huntington Ingalls Industries. ngày 7 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ Library of Congress - H. CON. RES. 83[liên kết hỏng]
  6. ^ “Navy Names Next Aircraft Carrier USS John F. Kennedy”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ Frost, Peter, "U.S. Navy's Next Aircraft Carrier Will Be Named After The Late John F. Kennedy", Newport News Daily Press, ngày 30 tháng 5 năm 2011.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ “Photo Release -- Northrop Grumman Announces Leadership Changes at Shipbuilding Sector in Newport News” (Thông cáo báo chí). Northrop Grumman. ngày 30 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ “Construction Begins on Navy's Newest Aircraft Carrier” (Thông cáo báo chí). Newport News Shipbuilding. ngày 25 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  11. ^ Frost, Peter, "Shipyard Cuts First Steel For Next Carrier; Funding Remains In Flux", Newport News Daily Press, ngày 26 tháng 2 năm 2011.
  12. ^ Delay Kennedy Carrier Contract, GAO Says Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine - Aviationweek.com, ngày 5 tháng 9 năm 2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ford class aircraft carrier

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Khi tham gia đầu tư, ngoại trừ những biến động trong nước thì các chỉ số chứng khoán thế giới cũng là điều mà bạn cần quan tâm
[Tóm tắt] Light Novel Tập 11.5 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Tập 11.5 - Classroom of the Elite
Năm đầu tiên của những hé lộ về ngôi trường nổi tiếng sắp được khép lại!