Vùng Hải quân Kure (Nhật: 呉鎮守府 (Ngô trấn thủ phủ) Hepburn: Kure chinjufu) là khu vực thứ hai trong số bốn khu vực hành chính chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai. Tên thường gọi của nơi này là Kurechin (呉鎮 (Ngô trấn)). Phân vùng của nó bao gồm vùng biển nội địa của Nhật Bản và bờ biển Thái Bình Dương của miền nam Honshū từ Wakayama đến tỉnh Yamaguchi, phía đông và phía bắc Kyūshū và Shikoku.
Khu vực của Vùng Hải quân Kure bao gồm Khu neo thuyền Hashirajima nằm ở phía nam của Vịnh Hiroshima, cách Kure 30–40 km về phía tây nam. Khi không cần sửa chữa, tàu thường neo trong khu vực này để giải phóng không gian bến tàu tại Kure. Hashirajima cũng là một khu vực dàn dựng lớn cho các hoạt động của hạm đội.
Cảng Tokuyama, cũng là một phần của Vùng Hải quân Kure, và là kho nhiên liệu lớn nhất của Hải quân Nhật Bản.
Vị trí của Kure trong vùng biển nội địa được che chở của Nhật Bản được xác định là có tầm quan trọng chiến lược trong việc kiểm soát các tuyến đường biển quanh miền tây Nhật Bản bởi chính phủ Meiji và Hải quân Đế quốc Nhật Bản sơ khai. Với sự hình thành của hải quân vào năm 1886, Nhật Bản được chia thành năm vùng hải quân để tuyển dụng và cung cấp yếu phẩm cho hải quân. Trong quá trình tái tổ chức hành chính của Hải quân Nhật Bản năm 1889, Kure được chỉ định là "Quân khu Hải quân thứ hai" (第二海軍区 (Đệ nhị Hải quân Khu) Dai-ni Kaigunku), và cảng của nó được nạo vét, một đê chắn sóng được xây dựng và cơ sở đậu cho các tàu chiến thành lập. Năm sau, thi công bắt đầu tại Quân xưởng Hải quân Kure, mà sau đo sẽ mở rộng để trở thành một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất ở Nhật Bản để xây dựng những kì hạm lớn. Các cơ sở của Quân xưởng Kure bao gồm các kho vũ khí, nhà máy sản xuất ngư lôi, mìn hải quân và hải pháo (và đạn dược liên quan), cũng như một bệnh viện hải quân và các trung tâm đào tạo.
Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Đại học hải quân Nhật đã được di dời từ Tokyo đến Etajima gần đó, và do đó cũng nằm trong biên giới của Vùng Hải quân Kure, nhưng không phải dưới sự chỉ huy trực tiếp của Vùng Hải quân Kure.
Năm 1920, hải quân Nhật Bản thành lập căn cứ tàu ngầm chính và trường huấn luyện chiến tranh tàu ngầm ở Kure. Một không đoàn không quân được thành lập vào năm 1932, và một trung tâm viễn thông vào năm 1937.
Tại thời điểm tấn cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, Vùng Hải quân Kure bao gồm những cơ sở sau [1]
Kure đã bị đánh bom nặng nề bởi máy bay ném bom của Hải quân Hoa Kỳ và Không quân Lục quân Hoa Kỳ trong các giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thái Bình Dương, và nhiều cơ sở của nó đã bị phá hủy. Khu vực Kure bị các lực lượng Úc và Anh chiếm đóng trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, và phần lớn là cơ sở bị phi quân sự hóa. Một phần nhỏ của khu vực được sau này giao lại cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật. Họ đã bảo tồn một phần của các cổng gạch đỏ nguyên bản vài tòa nhà làm các bảo tàng kỷ niệm.
STT | Tên | Chân dung | Quân hàm | Nhiệm kì | |
---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | ||||
1 | Nagayoshi Maki | Phó Đô đốc | 26 Tháng 9 năm 1887 | 8 Tháng 3 năm 1889 | |
2 | Nakamuta Kuranosuke | Phó Đô đốc | 8 Tháng 3 năm 1889 | 12 Tháng 12 năm 1892 | |
3 | Arichi Shinanojō | Phó Đô đốc | 12 Tháng 12 năm 1892 | 12 Tháng 5 năm 1895 | |
4 | Abo Kiyoyasu | Phó Đô đốc | 12 Tháng 5 năm 1895 | 26 Tháng 2 năm 1896 | |
5 | Inoue Yoshika | Phó Đô đốc | 26 Tháng 2 năm 1896 | 20 Tháng 5 năm 1900 | |
6 | Shibayama Yahachi | Phó Đô đốc | 20 Tháng 5 năm 1900 | 6 Tháng 2 năm 1905 | |
7 | Arima Shinichi | Phó Đô đốc | 6 Tháng 2 năm 1905 | 2 Tháng 2 năm 1906 | |
8 | Yamanouchi Masuji | Phó Đô đốc | 2 Tháng 2 năm 1906 | 1 Tháng 12 năm 1909 | |
9 | Katō Tomosaburō | Phó Đô đốc | 1 Tháng 12 năm 1909 | 1 Tháng 12 năm 1913 | |
10 | Matsumoto Kazu | Phó Đô đốc | 1 Tháng 12 năm 1913 | 25 Tháng 3 năm 1914 | |
11 | Yoshimatsu Motarō | Phó Đô đốc | 25 Tháng 3 năm 1914 | 23 Tháng 9 năm 1915 | |
12 | Ijichi Suetaka | Phó Đô đốc | 23 Tháng 9 năm 1915 | 1 Tháng 12 năm 1916 | |
13 | Katō Sadakichi | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 2 Tháng 7 năm 1918) |
1 Tháng 12 năm 1916 | 1 Tháng 12 năm 1919 | |
14 | Murakami Kakuichi | Đô đốc | 1 Tháng 12 năm 1919 | 27 Tháng 7 năm 1922 | |
15 | Suzuki Kantarō | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 3 Tháng 8 năm 1923) |
27 Tháng 7 năm 1922 | 27 Tháng 1 năm 1924 | |
16 | Takeshita Isamu | Phó Đô đốc | 27 Tháng 1 năm 1924 | 15 Tháng 4 năm 1925 | |
17 | Abo Kiyokazu | Phó Đô đốc | 15 Tháng 4 năm 1925 | 10 Tháng 12 năm 1926 | |
18 | Taniguchi Naomi | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 2 Tháng 4 năm 1928) |
10 Tháng 12 năm 1926 | 10 Tháng 12 năm 1928 | |
19 | Ōtani Koshirō | Phó Đô đốc | 10 Tháng 12 năm 1928 | 11 Tháng 11 năm 1929 | |
20 | Taniguchi Naomi | Đô đốc | 11 Tháng 11 năm 1929 | 11 Tháng 6 năm 1930 | |
21 | Nomura Kichisaburō | Phó Đô đốc | 11 Tháng 6 năm 1930 | 1 Tháng 12 năm 1931 | |
22 | Yamanashi Katsunoshin | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 1 Tháng 4 năm 1932) |
1 Tháng 12 năm 1931 | 1 Tháng 12 năm 1932 | |
23 | Nakamura Ryōzō | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 30 Tháng 3 năm 1934) |
1 Tháng 12 năm 1932 | 10 Tháng 5 năm 1934 | |
24 | Fujita Hisanori | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 1 Tháng 4 năm 1936) |
10 Tháng 5 năm 1934 | 1 Tháng 12 năm 1936 | |
25 | Katō Takayoshi | Phó Đô đốc | 1 Tháng 12 năm 1936 | 15 Tháng 11 năm 1938 | |
26 | Shimada Shigetarō | Phó Đô đốc | 15 Tháng 11 năm 1938 | 15 Tháng 4 năm 1940 | |
27 | Hibino Masaharu | Phó Đô đốc | 15 Tháng 4 năm 1940 | 18 Tháng 9 năm 1941 | |
28 | Toyoda Soemu | Đô đốc | 18 Tháng 9 năm 1941 | 10 Tháng 11 năm 1942 | |
29 | Takahashi Ibō | Phó Đô đốc | 10 Tháng 11 năm 1942 | 21 Tháng 6 năm 1943 | |
30 | Nagumo Chūichi | Phó Đô đốc | 21 Tháng 6 năm 1943 | 20 Tháng 10 năm 1943 | |
31 | Nomura Naokuni | Phó Đô đốc
Đô đốc (sau 1 Tháng 3 năm 1944) |
20 Tháng 10 năm 1943 | 17 Tháng 7 năm 1944 | |
32 | Sawamoto Yorio | Đô đốc | 17 Tháng 7 năm 1944 | 1 Tháng 5 năm 1945 | |
33 | Kanazawa Masao | Phó Đô đốc | 1 Tháng 5 năm 1945 | 30 Tháng 11 năm 1945 |