Vương quốc Hanthawaddy

Vương quốc Hanthawaddy Pegu
Tên bản ngữ
  • ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်
1287–1552
Quốc kỳ Vương quốc Hanthawaddy
Quốc kỳ
Tổng quan
Vị thếVương quốc
Thủ đôMartaban (1287–1363)
Donwon (1363–1369)
Pegu (1369–1539, 1550–1552)
Ngôn ngữ thông dụngMôn
Tôn giáo chính
Phật giáo Theravada
Chính trị
Chính phủQuân chủ
• 1287 – 1307
Wareru
• 1384 – 1422
Razadarit
• 1453 – 1472
Shin Sawbu
• 1472 – 1492
Dhammazedi
• 1526 – 1539
Takayutpi
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập vương quốc
4 tháng 4 1287
• Chư hầu của Sukhothai
1294 – 1331
1385 – 1424
• Thời kỳ hoàng kim
1426 – 1534
1535 – 1539
• Pegu thất thủ lần 2
12 tháng 3 1552
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Pagan
Triều đại Toungoo


Vương quốc Hanthawaddy (tiếng Myanmar: ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်; còn gọi Hanthawaddy Pegu hoặc đơn giản là Pegu; Hán-Việt: Bột Cố 勃固) từng là một quốc gia lớn của người Môn cai trị miền Hạ Miến (Myanmar) trong thời kỳ 1287-1539. Vương quốc nói tiếng Môn được thành lập bởi Ramannadesa hay Ramanya trong tiếng Miến (ရာမညဒေသ) và tiếng Môn ရးမည) bởi vua Wareru sau khi Đế quốc Pagan sụp đổ vào năm 1287, vua Wareru đã thành lập Hanthawaddy dưới cái tên Ramanya và làm một nước chư hầu danh nghĩa của Sukhothai, và của nhà Nguyên.[1] Đến năm 1331, quốc gia này chính thức độc lập với Sukhothai, nhưng vẫn là một liên bang lỏng lẻo của ba trung tâm quyền lực lớn trong khu vực: vùng đồng bằng Ayeyarwady, Pegu, và Martaban. Các vua của Hanthawaddy lúc đó có ít hoặc không có quyền lực gì đối với chư hầu. Martaban đã công khai vùng dậy trong những năm 1363-1388.

Dưới sự cai trị mạnh mẽ của vua Razadarit (1383 - 1422), vương quốc đã được củng cố. Razadarit đã thống nhất vững chắc ba vùng người Môn trên với nhau, và đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước âm mưu thôn tính của quốc gia người Shan-Miến Ava trong cuộc chiến tranh kéo dài 40 năm (1385 - 1424), đồng thời khuất phục vương quốc Arakanphía tây. Chiến tranh kết thúc bất phân thắng bại, nhưng xét đến việc Ava rốt cục phải từ bỏ tham vọng phục hồi Đế quốc Pagan, thì có thể nói là Hanthawaddy đã chiến thắng. Sau đó, Hanthawaddy đôi khi còn hỗ trợ các nước chư hầu phía nam của Ava là Prome và Taungoo nổi dậy chống lại Ava, nhưng vẫn đồng thời cẩn thận để tránh bị rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện.

Sau cuộc chiến tranh 40 năm, Hanthawaddy bước vào thời đại hoàng kim của mình trong khi đối thủ Ava dần đi vào suy vong. Từ thập niên 1420 đến thập niên 1530, Hanthawaddy là vương quốc hùng mạnh nhất và thịnh vượng trong tất cả các vương quốc sau thời đại Pagan. Dưới sự cai trị liên tục của một loạt các vị vua anh minh - Binnya Ran I, Shin Sawbu, DhammazediBinnya Ran II - vương quốc đã có được một thời kỳ thịnh vượng kéo dài, với những nguồn thu lớn từ ngoại thương. Thương nhân của Hanthawaddy đã giao dịch với thương nhân từ khắp Ấn Độ Dương, làm đầy kho bạc của nhà vua bằng vàng, bạc, lụagia vị, và tất cả những thứ khác của nền thương mại thời tiền hiện đại. Vương quốc cũng đã trở thành một trung tâm nổi tiếng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Nó thiết lập quan hệ chặt chẽ với Sri Lanka, và khuyến khích những cải cách mà sau này lan rộng trong cả nước.[2]

Sự thịnh vượng của vương quốc kết thúc đột ngột. Từ năm 1535 trở đi, nó liên tục bị vương quốc Taungoo tấn công. Vua Takayutpi không thể lãnh đạo nổi vương quốc với nhiều nguồn lực và nhân lực hơn so với nước Taungoo nhỏ bé nhưng có vua Tabinshwehti anh minh và tướng Bayinnaung tài ba. Taungoo đã thâu tóm vùng đồng bằng Ayeyarwady vào năm 1538, Pegu vào năm 1539, và Martaban vào năm 1541.[3] Năm 1550, nhân việc vua Tabinshwehti bị ám sát, Hanthawaddy đã kháng cự mạnh mẽ. Nhưng Bayinnaung đã nhanh chóng đánh bại các cuộc kháng cự vào năm 1551.

Thời kỳ vàng son của Hanthawaddy được người Môn ở Hạ Miến nhớ mãi. Vào năm 1740, khi triều Taungoo suy yếu, người Môn lại giành độc lập và lập nên nước Hanthawaddy Phục hưng.

Danh sách các vua Hanthawaddy

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Wareru, trị vì từ năm 1287 đến năm 1306
  2. Razadarit, 1383 – 1422
  3. Nữ hoàng Shin Sawbu, 1453 – 1472
  4. Dhammazedi, 1472 – 1492
  5. Takayutpi, 1526 – 1539
  1. Martaban (1287 – 1324)
  2. Pegu (1324 – 1348)
  3. Martaban (1348 – 1363)
  4. Donwon (1363 – 1369)
  5. Pegu (1369 – 1539)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Maung Htin Aung (1967). “Pagan and the Mongol Intrusion”. A History of Burma. New York and London: Cambridge University Press. tr. 78–80.
  2. ^ Thant Myint-U (2006). The River of Lost Footsteps--Histories of Burma. Farrar, Straus and Giroux. tr. 64-65. ISBN 978-0-374-16342-6, 0-374-16342-1 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  3. ^ GE Harvey (1925). “Toungoo Dynasty”. History of Burma. London: Frank Cass & Co. Ltd. tr. 153–157.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest
Sách Ổn định hay tự do
Sách Ổn định hay tự do
Ổn định hay tự do - Cuốn sách khích lệ, tiếp thêm cho bạn dũng khí chinh phục ước mơ, sống cuộc đời như mong muốn.