Tiếng Môn

Tiếng Môn
ဘာသာ မန်
Phát âm[pʰesa mɑn]
Sử dụng tạiMyanmar, Thái Lan
Khu vựcĐồng bằng Irrawaddy
Tổng số người nói850.000 (1984–2004)
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtChữ Môn
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Myanmar, Thái Lan, Lào
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
mnw – Tiếng Môn hiện đại
omx – Tiếng Môn cổ
Glottologmonn1252  Tiếng Môn hiện đại[1]
oldm1242  Tiếng Môn cổ[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Môn (nghe tiếng Môn: ဘာသာမန် [pʰiəsa moʊn]; tiếng Miến Điện: မွန်ဘာသာစကားlisten; tiếng Thái: ภาษามอญlisten; từng được gọi là tiếng Peguantiếng Talaing) là một ngôn ngữ Nam Á được nói bởi người Môn, một dân tộc sống tại Myanmar, Thái LanLào. Tiếng Môn có phần giống với tiếng Khmer, tuy thuộc vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa nhưng lại không có thanh điệu. Tiếng Môn hiện được nói bởi khoảng một triệu người.[3] Trong những năm gần đây, lượng người nói tiếng Môn suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giới trẻ,[3] đa phần chỉ biết tiếng Miến Điện. Tại Myanmar, hầu hết người nói sống tại bang Mon, tiếp đến là vùng Tanintharyibang Kayin.[4]

Chữ Môn là một hệ chữ viết xuất phát từ chữ Brahmi.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Môn từng là một ngôn ngữ quan trọng trong lịch sử Miến Điện. Cho đến thế kỷ 12, tiếng Môn là lingua franca của vùng thung lũng Irrawaddy - không chỉ được nói ở các vương quốc Môn vùng hạ Irrawaddy mà còn được nói ở Vương quốc Pagan thượng của người Bamar. Tiếng Môn vẫn được coi là một ngôn ngữ uy tín sau khi vương quốc Thaton của người Môn bị Pagan diệt vào năm 1057. Vua Kyansittha của Pagan (trị. 1084–1113) là người rất chuộng văn hóa Môn, tiếng Môn vì thế mà được bảo hộ dưới triều đại của ông.

Kyansittha cho dựng rất nhiều bia khắc chữ Môn; điển hình là bia ký Myazei, chép một câu chuyện ở bốn mặt bằng bốn thứ tiếng: Pali, Pyu, Môn và Miến.[5] Tuy nhiên, sau khi Kyansittha băng hà, người Bamar bỏ học tiếng Môn và tiếng Miến Điện bắt đầu thay thế tiếng Môn và Pyu làm lingua franca.[5]

Chữ khắc Môn từ tàn tích của vương quốc Dvaravati cũng rải rác khắp Thái Lan. Tuy nhiên, ta không rõ cư dân nơi đây là người Môn, người Mã Lai-Môn hay là người Khmer. Các vương quốc sau này như Lavo của Môn đều bị lệ thuộc Đế chế Khmer.

Sau khi Pagan sụp đổ, tiếng Môn một lần nữa trở thành lingua franca của vương quốc Hanthawaddy (1287–1539) Hạ Miến Điện, sau này vẫn là một khu vực chủ yếu nói tiếng Môn cho đến những năm 1800.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Môn Myanmar có ba phương ngữ chính, phân theo vùng định cư của người Môn. Đó là phương ngữ Trung (vùng quanh MottamaMawlamyine), phương ngữ Bago, và phương ngữ Ye.[6] Tiếng Môn Thái có một số khác biệt biệt so với các phương ngữ tại Myanmar, nhưng vẫn thông hiểu được nhau.

Ethnologue liệt kê các phương ngữ tiếng Môn là Martaban-Moulmein (Trung Môn, Mon Te), Pegu (Mon Tang, Bắc Môn), và Ye (Mon Nya, Nam Môn).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Môn hiện đại”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Môn cổ”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Mon: A language of Myanmar”. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. SIL International. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
  4. ^ “The Mon Language”. Monland Restoration Council. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ a b Strachan, Paul (1990). Imperial Pagan: Art and Architecture of Burma. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 66. ISBN 0-8248-1325-1.
  6. ^ South, Ashley (2003). Mon Nationalism and Civil War in Burma: The Golden Sheldrake. Routledge. ISBN 0-7007-1609-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Bản đồ và cốt truyện mới trong v3.6 của Genshin Impact có thể nói là một chương quan trọng trong Phong Cách Sumeru. Nó không chỉ giúp người chơi hiểu sâu hơn về Bảy vị vua cổ đại và Nữ thần Hoa mà còn tiết lộ thêm manh mối về sự thật của thế giới và Khaenri'ah.
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường