Vương quốc Sophene
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
Thế kỷ 3 – 94 TCN | |||||||||
Thủ đô | Karkathiokerta | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Armenia | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Thời kỳ | Thời kỳ Hy Lạp hóa | ||||||||
• Giành độc lập từ Đế chế Achaemenid | Thế kỷ 3 TCN | ||||||||
• Tigranes Đại đế chinh phục (hoặc tái chinh phục) | 94 TCN | ||||||||
|
Vương quốc Sophene (tiếng Armenia: Ծոփքի Թագավորութիւն) là một vương quốc Armenia cổ đại.[1][2][3] Được thành lập vào khoảng thế kỷ 3 TCN vương quốc vẫn duy trì nền độc lập cho đến khoảng năm 90 TCN khi Tigranes Đại đế chinh phục các vùng lãnh thổ thành một phần đế chế của mình.[3] Một nhánh của vương quốc này là Vương quốc Commagene được hình thành khi nhà Seleukos tách Commagene từ Sophene.[1]
Sophene là một phần của vương quốc Urartu vào thế kỷ thứ 7-8 TCN. Sau khi thống nhất khu vực với vương quốc của mình trong những năm đầu thế kỷ thứ 8 TCN, vua Argishti I của Urartu tái định cư rất nhiều cư dân Sophene đến thành phố mới xây của ông Erebuni. Sophene sau đó trở thành một tỉnh của Vương quốc Armenia cổ triều Orontes khoảng năm 600 TCN.
Sau các chiến dịch của Alexandros Đại đế vào những năm 330 TCN và sự sụp đổ tiếp theo của Đế quốc Achaemenes, Sophene đã trở thành một trong những khu vực đầu tiên của Armenia được tiếp xúc với ảnh hưởng của Hy Lạp và thông qua một số khía cạnh của nền văn hóa Hy Lạp. Sophene vẫn là một phần của vương quốc Đại Armenia mới độc lập. Khoảng thế kỷ thứ 3 TCN đế chế Seleukos đã buộc Sophene phải tách ra từ Đại Armenia dẫn đến sự xuất hiện của Vương quốc Sophene. Vương quốc nằm dưới sự cai trị của một nhánh nhà Orontes thuộc hoàng gia Armenia.[1]
Thủ đô của vương quốc là Carcathiocerta, được xác định là tại thị trấn nay đã bỏ hoang Egil trên sông Tigris phía bắc Diyarbakir. Tuy nhiên, khu định cư lớn nhất và thành phố thực sự duy nhất là Arsamosata, nằm xa hơn về phía bắc. Arsamosata được thành lập vào thế kỷ thứ 3 TCN và sống sót trong tình trạng bị co cụm lại mãi cho đến tận đầu thế kỷ 13.[4] Mặc dù những người thống trị của vương quốc này đều là người Armenia, các sắc tộc của vương quốc đã có sự pha trộn, gồm dân cư gốc Armenia và dân gốc Semite vốn xâm nhập từ miền Nam mà tình cảnh này vẫn còn tồn tại đến tận thời Thập Tự Chinh.[5]