Vật thể liên sao

Quỹ đạo hyperbol của tiểu hành tinh 1I/ʻOumuamua, một thiên thể có lẽ đến từ bên ngoài Hệ Mặt Trời
Sao chổi Hyakutake (C/1996 B2) lúc ở gần Trái Đất nhất vào ngày 25 tháng 3 năm 1996

Vật thể liên sao (tiếng Anh: interstellar object) là một thiên thể không phải là sao hoặc thiên thể nhỏ hơn sao nằm trong không gian liên sao và không được khóa hấp dẫn (gravitationally bound) với một sao. Thể loại này có thể bao gồm các tiểu hành tinh hoặc sao chổi (hoặc sao chổi ngoài hệ Mặt Trời).[1][2] Hiện tại, trừ các sao chổi đã biết đến trong Hệ Mặt Trời và các sao chổi ngoài hệ Mặt Trời đã biết đến,[3][4][5] chúng ta chỉ có thể nhận ra một sao chổi liên sao nếu nó vượt qua Hệ Mặt Trời; nó được phân biệt với sao chổi đám mây Oort vì quỹ đạo theo đường hyperbol rất cường điệu, cho biết rằng nó không được khóa hấp dẫn với Mặt Trời.[2]

Cho đến 2017, vật thể có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất được biết đến, C/1980 E1, chỉ có độ lệch tâm 1,057,[6] rất ít hơn độ lệch tâm dự đoán của một sao chổi liên sao. Vào năm 2017, vật thể liên sao đầu tiên được khám phá, 1I/ʻOumuamua (trước đây được gọi C/2017 U1—PANSTARRS và A/2017 U1). Vật thể này có độ lệch tâm vào khoảng 1,195. Ban đầu nó có định danh là C/2017 U1 vì nó được cho là sao chổi; tuy nhiên, nó được đổi tên thành A/2017 U1 vì không thấy hoạt động sao chổi.[7][8] Sau khi tính liên sao được xác nhận, nó được đổi tên thành 1I/ʻOumuamua: số 1 vì nó là vật thể đầu tiên được khám phá trong thể loại này, "I" có nghĩa interstellar (liên sao), và 'Oumuamua trong tiếng Hawaii có nghĩa "người tiền phong đưa tin từ xa".[9] Vào năm 2019, thêm một vật thể liên sao nữa được phát hiện là 2I/Borisov. Sớm hơn trước đó, vào năm 2014, một vật thể liên sao khác va chạm với Trái Đất. Hiện tượng này đã được công nhận bởi Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ vào năm 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Valtonen, Mauri J.; Trịnh Già Khánh; Mikkola, Seppo (1992). “Origin of oort cloud comets in the interstellar space”. Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy (bằng tiếng Anh). Springer Hà Lan. 54 (1–3): 37–48. Bibcode:1992CeMDA..54...37V. doi:10.1007/BF00049542. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ a b Francis, Paul J. (ngày 20 tháng 12 năm 2005). “The Demographics of Long-Period Comets” (PDF). Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 635 (2): 1348–1361. arXiv:astro-ph/0509074. Bibcode:2005ApJ...635.1348F. doi:10.1086/497684. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ 'Exocomets' Common Across Milky Way Galaxy” (bằng tiếng Anh). Space.com. 7 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 9 năm 2014. Truy cập 8 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ Beust, H.; Lagrange-Henri, A.M.; Vidal-Madjar, A.; Ferlet, R. (1990). “The Beta Pictoris circumstellar disk. X – Numerical simulations of infalling evaporating bodies”. Astronomy and Astrophysics (ISSN 0004-6361) (bằng tiếng Anh). 236: 202–216. Bibcode:1990A&A...236..202B. ISSN 0004-6361.
  5. ^ Sanders, Robert (7 tháng 1 năm 2013). “Exocomets may be as common as exoplanets” (bằng tiếng Anh). Đại học California tại Berkeley. Truy cập 8 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ “JPL Small-Body Database Browser: C/1980 E1 (Bowell)” (1986-12-02 last obs). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ Meech, K. (25 tháng 10 năm 2017). “Minor Planet Electronic Circular MPEC 2017-U183: A/2017 U1”. Trung tâm Tiểu hành tinh (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Thiên văn Quốc tế.
  8. ^ “We May Just Have Found An Object That Originated From OUTSIDE Our Solar System” (bằng tiếng Anh). IFLScience. 26 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ “Aloha, 'Oumuamua! Scientists confirm that interstellar asteroid is a cosmic oddball” (bằng tiếng Anh). GeekWire. 20 tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan