Valorant

Valorant
Nhà phát triểnRiot Games
Nhà phát hànhRiot Games (toàn cầu)
VNGGames (Việt Nam)
Giám đốc
  • David Nottingham
  • Joe Ziegler
Nhà sản xuất
  • Anna Donlon
  • John Goscicki
Thiết kế
  • Trevor Romleski
  • Salvatore Garozzo
Lập trình
  • Paul Chamberlain
  • Dave Heironymus
  • David Straily
Minh họaMoby Francke
Công nghệUnreal Engine
Nền tảngWindows
PlayStation 5
Xbox Series X/S
Phát hànhngày 2 tháng 6 năm 2020 (toàn cầu)
ngày 6 tháng 4 năm 2021 (Việt Nam)
Thể loạiBắn súng góc nhìn thứ nhất
Chế độ chơiChơi mạng

Valorant[1] là tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) miễn phí được Riot Games phát triển và phát hành. Trò chơi được công bố lần đầu tiên với tên mã là Project A vào tháng 10 năm 2019. Nó được thiết lập để phát hành cho Microsoft Windows với phiên bản Closed beta ra mắt vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau đó là phát hành chính thức vào ngày 2 tháng 6 năm 2020. Đến tháng 6 năm 2024, Valorant chính thức phát hành trên nền tảng PlayStation 5Xbox Series X/S, tuy nhiên phiên bản trên không có khả năng chơi chung với người dùng Microsoft Windows. Tại Việt Nam, Valorant được phát hành vào ngày 6 tháng 4 năm 2021 bởi nhà phát hành VNGGames.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Valorant là một game bắn súng chiến thuật online theo đội 5 vs 5 và là game FPS lấy bối cảnh trong một tương lai gần.[2][3][4][5] Người chơi điều khiển các Đặc vụ (Agent) đến từ rất nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới với các đặc tính và kỹ năng riêng biệt.[5]

Valorant hiện tại đang có các chế độ chơi tùy chọn: Đấu Thường (Unrated), Siêu Tốc (Swiftplay), Thi Đấu Xếp Hạng (Competitive), Đặt Spike Nhanh (Spike Rush), Sinh Tử (Deathmatch), Sinh Tử Đội (Team Deathmatch) và Chơi Tự Do (Custom Game). Chế độ chơi đặc biệt có Tăng Tiến (Escalation), Nhân Bản (Replication), Đấu bóng tuyết (Snowball fight), được mở theo từng tuần.

Trong chế độ chính (đặt Spike), mỗi đội có năm người chơi sẽ lựa chọn những Đặc vụ có các kỹ năng độc nhất, sao cho phù hợp với bản đồ thi đấu và chiến thuật cho đội. Hai đội được chia làm hai phe (side): phe Tấn Công (Attacker side) hoặc phe Phòng Thủ (Defender side). Người chơi sử dụng tiền tệ có trong mỗi ván để nạp kỹ năng và mua giáp cho bản thân, đồng thời mua và trao đổi vũ khí với đồng đội. Một quả bom hẹn giờ được gọi là Spike dành cho phe Tấn Công, việc họ cần làm là trong vòng 100 giây phải đặt nó ở một trong các khu đặt Spike của bản đồ hoặc tiêu diệt hết phe Phòng Thủ. Nếu phe Tấn Công tiêu diệt hết phe Phòng Thủ hoặc bảo vệ thành công Spike và cho nó phát nổ, phe Tấn Công thắng ván đấu. Nếu phe Phòng Thủ gỡ thành công Spike trong vòng 45 giây sau khi Spike được đặt hoặc sau khi hết 100 giây mà phe Tấn Công chưa đặt Spike nhưng phe Phòng Thủ vẫn còn người, phe Phòng Thủ sẽ thắng ván đấu. Ở ván đấu đầu tiên cả hai bên có 45 giây để chuẩn bị, với các ván sau thì rút lại còn 30 giây và tiếp tục cho đến ván 13 khi hai đội đổi phe.

Trận đấu theo thể thức Best of 24 (đấu 24 ván, thắng 13 ván trước, cách nhau trên 2 ván). Sau 12 ván, hai đội đổi vai trò Tấn Công và Phòng Thủ. Đội đạt được 13 ván thắng trước và hơn đội kia 2 ván thắng trở lên sẽ là đội chiến thắng chung cuộc. Nếu tỉ số là 12-12, hai đội sẽ đấu thêm một ván quyết định nếu là chế độ Đấu thường, hoặc thêm các ván phụ với vai trò Tấn Công - Phòng Thủ được đổi luân phiên sau từng ván nếu là chế độ Xếp hạng.

Chế độ chính (đặt Spike) thường xuất hiện ở 4 chế độ Đấu Thường (Unrate), Siêu Tốc (Swiftplay), Thi Đấu Xếp Hạng (Competitive) và Đặt Spike Nhanh (Spike Rush). Với thi đấu thường (Unrate), hai đội thi đấu cho đến khi một đội thắng 13 ván trước sẽ giành chiến thắng. Còn đối với thi đấu xếp hạng (Competitive), hai đội sẽ thi đấu theo thể thức Best of 24. Còn lại chế độ Đặt Spike Nhanh (Spike Rush), 2 đội sẽ được cung cấp 1 loại súng ngẫu nhiên và không được phép mua đồ, sau 3 ván thi đấu đầu tiên 2 đội sẽ đổi bên, thi đấu cho đến khi một bên thắng đủ 4 ván trước sẽ chiến thắng. Chế độ Siêu Tốc (Swiftplay) giống như chế độ Đấu Thường (Unrate) nhưng số vòng đấu giảm, hai đội thi đấu cho đến khi một đội thắng 5 ván trước sẽ giành chiến thắng.

Đặc vụ (Agent)

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống nhân vật trong Valorant là các Đặc vụ (tiếng Anh: Agent).[6] Các Đặc vụ sở hữu những kỹ năng khác nhau, đòi hỏi người chơi cần sử dụng một cách hợp lý cho từng tình huống cũng như những thời điểm khác nhau. Các Đặc vụ cũng được phân theo 4 Role (vai trò):

Brimstone, Jett, Phoenix, Sage và Sova là 5 Đặc vụ được mở khóa sẵn. Các Đặc vụ khác có thể mở khóa bằng trả phí tiền thật qua việc dùng Radianite Point (RP) và VALORANT Point (VP) để mua. Với việc mở khoá miễn phí, trước đây người chơi có thể thông qua hệ thống "Giao Kèo" đến cấp 5, qua việc hoàn thành nhiệm vụ nhận điểm kinh nghiệm. Từ Hồi 7: Biến Chuyển (tháng 8 năm 2023), hệ thống "Giao Kèo" bị loại bỏ, các Đặc vụ khác sẽ được mở khóa miễn phí thông qua hệ thống tiền tệ mới tên là Kingdom Credit (KC). Người chơi hoàn thành trận đấu và nhận KC bằng 2% điểm kinh nghiệm của trận đó, nhưng chỉ có thể tích luỹ tối đa 10,000 KC. Mỗi Đặc vụ mở khoá với giá 8,000 KC. Với Đặc vụ mới ra mắt, mở khoá bằng KC tạm thời vô hiệu lực, người chơi chỉ có thể được mở khóa có phí bằng VP hoặc liên kết và kích hoạt Xbox Game Pass, hoặc miễn phí với sự kiện "Chiêu mộ Đặc vụ" trong 28 ngày đầu và cần lấy đủ 200,000 điểm kinh nghiệm.

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản đồ của các chế độ chơi cơ bản trong Valorant gồm có: Bind, Haven, Ascent, Split, Icebox, Breeze, Fracture, Pearl, Lotus, SunsetAbyss.

Các bản đồ dành riêng cho chế độ chơi Sinh Tử Đội gồm có: District, Drift, Glitch, KasbahPiazza.

Ngoài ra còn một bản đồ cho việc luyện tập có tên là Range.

Vũ khí trong Valorant gồm có một vũ khí Cận chiến (Melee) và các khẩu súng được phân thành các loại sau:

Các vũ khí đều có sở hữu ngoại trang cho mình và có thể kiểm được thông qua mua bán hoặc các sự kiện, phần thưởng giao kèo, phần thưởng mùa.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Valorant được phát triển và phát hành tại các thị trường bởi Riot Games, công ty đã phát triển nên trò chơi Liên Minh Huyền Thoại[5][7]. Dự án bắt đầu vào năm 2014, trong bộ phận nghiên cứu và phát triển[2]. Joe Ziegler, giám đốc trò chơi của Valorant, được cho là đã tạo ra ý tưởng ban đầu cho Valorant khi hình thành những trò chơi khác mà Riot có thể phát triển khi nói chuyện với các nhà thiết kế trò chơi khác[2]. David Nottingham là giám đốc sáng tạo của Valorant.[2] Trevor Romleski:từng làm ở bộ phận thiết kế của Liên Minh Huyền Thoại và Salvatore Garozzo - từng là người chơi chuyên nghiệp đồng thời cũng thiết kế nhiều bản đồ cho tựa game Counter-Stirke: Global Offensive[8], cựu nhà phát triển Valve, người từng thiết kế nghệ thuật và nhân vật cho Half-Life 2Team Fortress 2, là giám đốc nghệ thuật cho Valorant[9][10].

Trò chơi sử dụng nền đồ họa Unreal Engine, cho phép nhóm phát triển tập trung vào lối chơi và tối ưu hóa.[11][12] Để đạt được 30 khung hình/giây với yêu cầu phần cứng tối thiểu, nhóm kỹ sư phát triển, dẫn đầu bởi Marcus Reid, người trước đây đã làm việc trên Gears of War 4, đã phải thực hiện một số sửa đổi đối với công cụ, chẳng hạn như chỉnh sửa trình kết xuất bằng cách sử dụng kết xuất di động của công cụ đường dẫn làm cơ sở.[11] Họ cũng tối ưu hóa hiệu suất máy chủ bằng cách tắt hoạt ảnh của nhân vật trong các tình huống không chiến đấu và xóa các đánh giá không cần thiết trong quá trình đăng ký hit.[11]

Trong quá trình phát triển, Riot Games đã đưa ra lời hứa sẽ hướng tới mức ping dưới 35 mili giây cho ít nhất 70% người chơi của trò chơi.[13] Để thực hiện điều này, Riot đã hứa hẹn sẽ có các máy chủ ở hoặc gần hầu hết các thành phố lớn trên thế giới, cũng như làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ internet để thiết lập kết nối dành riêng cho các máy chủ đó.[13] Do sự gia tăng lưu lượng truy cập internet trong đại dịch COVID-19, Riot đã gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa kết nối và ping đến mức như họ đã hứa.[14]

Phiên bản di động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 2 tháng 6 năm 2021, Riot Games đã công bố kế hoạch phát triển phiên bản di động của Valorant, đây được cho là bước đầu tiên họ dự định thực hiện để mở rộng vũ trụ của trò chơi.[15]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Valorant lần đầu tiên được Riot Games giới thiệu với cái tên Project A vào tháng 10 năm 2019[16] trong dịp kỷ niệm 10 năm Liên Minh Huyền Thoại, và được công bố chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 2020,[17] với một video giới thiệu lối chơi trên YouTube có tên là "The Round".[5][18][19] Bản beta kín của trò chơi đã được ra mắt vào ngày 7 tháng 4 năm 2020 tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.[17] Để có cơ hội nhận được khóa truy cập beta, người chơi phải đăng ký tài khoản với cả Riot Games và nền tảng phát trực tuyến Twitch và xem các video liên quan.[20] Valorant được phát hành vào 2 tháng 6 năm 2020 trên toàn thế giới.

Đến tháng 6 năm 2024, Valorant chính thức phát hành trên nền tảng PlayStation 5Xbox Series X/S, trở thành một trong số ít tựa game của Riot Games phát hành trên các máy chơi game tại nhà (Console). Dù vậy, phiên bản trên không có khả năng chơi chung với người dùng Microsoft Windows để đảm bảo yếu tố cân bằng giữa các nhóm người chơi, nhưng dữ liệu và tiến trình hoàn toàn đồng bộ với nhau giữa các nền tảng.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau gần một năm phát hành toàn cầu, Valorant được phát hành tại Việt Nam vào ngày 6 tháng 4 năm 2021 thông qua nhà phát hành được Riot Games uỷ quyền là VNGGames.[21] Tuy nhiên, server của Valorant cho thị trường Việt Nam thực chất vẫn là server chung cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á trước đó, đặt tại SingaporeHồng Kông. Do server chung không lọc địa chỉ IP riêng từ Việt Nam lại thành một nhóm riêng với nhau, người chơi Valorant tại Việt Nam vẫn phải chịu xác suất cao bị ghép team với người nước ngoài, gây khó khăn rất lớn trong giao tiếp qua ngôn ngữ nói bằng tiếng Việt. Và vì là server tại nước ngoài (khác với Liên Minh Huyền Thoại có server riêng tại Việt Nam), người chơi Valorant tại Việt Nam sẽ phải chịu độ trễ cao hơn (ping trung bình lớn hơn 50 ms) và dữ liệu bất ổn định hơn so với người chơi tại Singapore/Hồng kông (ping trung bình dưới 10 ms). Tệ hơn là nếu có sự cố về đường truyền quốc tế như đứt cáp quang dưới biển (khi mà tần suất xảy ra sự cố này là rất cao cho Việt Nam trong những năm gần đây), người chơi Việt Nam phải tự chịu thiệt khi kết nối không ổn định (gây cảm giác trải nghiệm kém, ping tăng cao rất nhiều, trễ hình, nguy cơ mất kết nối và bị phạt do thoát giữa trận), còn người chơi tại Singapore/Hồng Kông vẫn được trải nghiệm như bình thường.

Giải đấu eSports

[sửa | sửa mã nguồn]

Loạt giải eSports của Valorant do Riot Games tổ chức có tên là Valorant Champions Tour (VCT) được tổ chức từ năm 2021, gồm có 3 cấp độ thi đấu: VALORANT Challengers (Giải Thách Đấu), VALORANT Masters (Giải Cao Thủ) và VALORANT Champions (Giải Vô Địch Valorant toàn cầu).[22]

  • VALORANT Challengers là giải đấu trong khu vực, được tổ chức bởi Riot Games cùng các đối tác điều hành giải đấu.
  • VALORANT Masters là giải đấu quốc tế được tổ chức thành 2 Stage trong mỗi năm, với sự góp mặt của các đội giành chiến thắng trong VALORANT Challengers của khu vực.
  • VALORANT Champions sẽ là sự kiện đỉnh cao của cả mùa giải, một giải đấu dài 2 tuần với 16 đội tuyển, gồm 10 đội giành suất tham dự trực tiếp dựa theo bảng điểm trong khu vực mà các đội đã tích điểm được qua các giải VALORANT ChallengersVALORANT Masters trong năm, cùng 6 đội giành vé vớt qua Last Chance Qualifiers. Đội tuyển duy nhất đăng quang VALORANT Champions sẽ là Nhà Vô Địch Valorant toàn cầu của năm.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Đón nhận
Điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
Metacritic80/100[23]
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
Game Informer8.5/10
GameSpot7/10
IGN9/10
The Guardian

Valorant được so sánh như sự kết hợp giữa Counter-Strike: Global Offensive - game bắn súng đối đầu truyền thống, và Overwatch - game bắn súng sử dụng hệ thống anh hùng dùng kỹ năng.[4][24]

Austen Goslin của Polygon đã ca ngợi bản beta của Valorant là "một trong những game bắn súng chiến thuật thú vị nhất tôi từng chơi".[2] Vào ngày đầu tiên ra mắt bản beta, Valorant đã tích lũy được lượng người xem đồng thời nhiều thứ hai từ trước đến nay trên Twitch, với 1,7 triệu người xem qua hàng chục luồng. Chỉ đứng sau Liên Minh Huyền Thoại - khi có 1,73 triệu người xem trận chung kết Giải vô địch thế giới 2019.[25]

Tranh cãi về phần mềm chống gian lận

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi đã bị chỉ trích vì phần mềm chống gian lận, Vanguard được cho để chạy trên trình điều khiển trong Nhân hệ điều hành, cho phép truy cập vào hệ thống máy tính.[26] OSNews bày tỏ lo ngại rằng Riot Games và chủ sở hữu của nó, tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent, có thể theo dõi dữ liệu người dùng và trình điều khiển hệ thống có thể bị các bên thứ ba khai thác.[26] Tuy nhiên, Riot Games tuyên bố rằng trình điều khiển "không thu thập hoặc gửi bất kỳ thông tin nào về máy tính của bạn cho chúng tôi" và treo thưởng cho ai tìm được lỗ hổng trong Vanguard.[27][28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “VALORANT”. playvalorant.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ a b c d e Goslin, Austen (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Valorant: How Riot finally made something new”. Polygon. Vox Media. Bản gốc lưu trữ Tháng 3 2, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  3. ^ Goslin, Austen (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Valorant: Everything we know about Riot Games' new shooter”. Polygon. Vox Media. Bản gốc lưu trữ Tháng 3 2, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ a b Goslin, Austen (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Riot's Valorant mashes up Rainbow Six with CS:GO for a speedy new tactical shooter”. Polygon. Vox Media. Bản gốc lưu trữ Tháng 3 2, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d Kim, Matt (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “New Riot Shooter, Valorant Announced: Screenshots, Release Window, PC Specs”. IGN. Ziff Davis. Bản gốc lưu trữ Tháng 4 2, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ “VALORANT: Riot Games' competitive 5v5 character-based tactical shooter”. playvalorant.com.
  7. ^ Browne, Ryan (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “The company behind 'League of Legends' is taking on Activision Blizzard with a new shooter game”. CNBC. NBCUniversal. Bản gốc lưu trữ Tháng 3 3, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  8. ^ Rubio, Minna (ngày 21 tháng 4 năm 2020). “Valorant devs explain how they balance abilities and tactical gameplay”. Daily Esports. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Pack, Takyun; Jang, David (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “[Valorant] Interview with the developers - Part 1: "If we didn't think it'll succeed, we wouldn't have even developed it.". InvenGlobal. Inven Communications. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ Petitte, Omri (ngày 13 tháng 2 năm 2013). “Valve lays off several employees in hardware, mobile teams [Updated]”. PC Gamer. Future plc. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ a b c Reid, Marcus (ngày 17 tháng 6 năm 2020). “VALORANT's foundation is Unreal Engine”. Unreal Engine. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ @UnrealEngine (ngày 18 tháng 6 năm 2020). “The tech behind the hit tactical shooter: @RiotGames Principal Software Engineer, Marcus Reid, talks about @PlayVALORANT and how the team utilized #UE4 for lightning-fast multiplayer gameplay and performance. Join us at 2PM EDT for Inside Unreal: twitch.tv/unrealengine” (Tweet) – qua Twitter.
  13. ^ a b Davison, Ethan (ngày 14 tháng 4 năm 2020). “Valorant's super-fast servers are attracting streamers and pros in droves. Here's why”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ Wilde, Tyler (ngày 6 tháng 5 năm 2020). “Riot confirms that increased internet usage due to COVID-19 is affecting pings”. PC Gamer. Future US. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ Stubbs, Mike (2 tháng 6 năm 2021). 'Valorant Mobile' Game Announced As PC Version Hits 14 Million Monthly Players”. Forbes. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  16. ^ “Project A: Riot's Tactical FPS Announcement | Riot Pls: 10th Anniversary Edition - League of Legends”. ngày 16 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ a b Webster, Andrew (ngày 30 tháng 3 năm 2020). “Riot's shooter Valorant goes into beta on April 7th”. The Verge. Vox Media. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020.
  18. ^ Jones, Alistair (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Riot's Next Game is Valorant, A First-Person Shooter”. Kotaku. G/O Media. Bản gốc lưu trữ Tháng 6 7, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  19. ^ Cropley, Stephen (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Valorant's first eight agents & abilities revealed”. VPEsports. Bản gốc lưu trữ Tháng 6 7, 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  20. ^ Rad, Chloi (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “How To Get A Valorant Beta Key Before Beta Ends [Update]”. GameSpot. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  21. ^ Valorantvietnam.net (ngày 7 tháng 4 năm 2021). “Trải nghiệm Valorant ngày ra mắt tại Việt Nam”. Valorantvietnam.net. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  22. ^ “Công Bố Giải Vô Địch VALORANT 2021”. playvalorant.com.
  23. ^ “Valorant for PC Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  24. ^ Machkovech, Sam (ngày 8 tháng 4 năm 2020). “Valorant closed beta: The tactical hero shooter I never knew I wanted”. Ars Technica. Condé Nast. Bản gốc lưu trữ Tháng 4 26, 2020. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  25. ^ “VALORANT draws near-record 1.73 million viewers on Twitch”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ a b Pearson, Ryan (ngày 16 tháng 4 năm 2020). “Riot Games' Free-to-Play FPS Valorant Criticized for Kernel-Based Anti-Cheat Software, Riot Denies Spying”. Niche Gamer. Bản gốc lưu trữ Tháng 4 23, 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  27. ^ Orland, Kyle (ngày 14 tháng 4 năm 2020). “Ring 0 of fire: Does Riot Games' new anti-cheat measure go too far?”. Ars Technica. Condé Nast. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  28. ^ Orland, Kyle (ngày 20 tháng 4 năm 2020). “Riot addresses "kernel-level driver" concerns with expanded bug bounties”. Ars Technica. Condé Nast. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Ai cũng có một thời sinh viên thật đẹp và những điều gì sẽ làm trạng thái của bạn trở lên hoàn hảo