Zing

Zing
Loại website
Cổng thông tin điện tử
Có sẵn bằngTiếng Việt
Chủ sở hữuVNG
Tạo bởiVNG
Websitezing.vn
Thương mại
Yêu cầu đăng kýKhông bắt buộc (ngoại trừ một số nội dung bắt buộc)
Tình trạng hiện tạiĐang hoạt động

Zing, Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing là hệ thống dịch vụ, game online, thanh toán trực tuyến và thông tin giải trí đồng bộ trên Internet được quản lý và vận hành bởi VNG. Zing.vn bao gồm một loạt các dịch vụ tích hợp như tin nhắn Zalo, âm nhạc trực tuyến Zing MP3, mạng xã hội Zing Me, tìm kiếm, tạp chí điện tử, phần mềm quản lý, Zing TV chia sẻ phim ảnh, karaoke, video và hình ảnh. Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet, cung cấp cho thị trường trực tuyến Việt Nam các phương tiện giao tiếp, phong cách sống và nhận thức xã hội, đi cùng với dịch vụ giải trí số. Zing là đối tác của Vega về hệ thống quản lý nội dung thông tin.

Dịch vụ hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Zing MP3[sửa | sửa mã nguồn]

Website cộng đồng âm nhạc trực tuyến Zing MP3 được ra mắt đầu tiên từ ngày 1 tháng 8 năm 2007, nó tích hợp hệ thống tìm kiếm công nghệ hiện đại, các robot sẽ tự động tìm kiếm những đường link có chứa nội dung âm nhạc trên một số website âm nhạc phổ biến tại Việt Nam, giúp người dùng chỉ cần vào mục tìm kiếm nhạc là có thể tìm kiếm nhạc từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời còn cho phép người nghe, tải, nhúng vào blog hay gửi cho bạn bè những bài hát mình yêu thích. Hiện nay Zing MP3 là một trong những trang web âm nhạc được mến mộ nhiều nhất ở Việt Nam. [cần dẫn nguồn]

Zing Music Awards là Giải thưởng âm nhạc trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, được khởi động vào tháng 9/2010 bởi Zing, thuộc VNG [1] (VinaGame cũ). Giải thưởng ra đời nhằm ghi nhận và vinh danh những nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp trên thị trường âm nhạc trực tuyến. Giải thưởng được tổ chức thường niên từ năm 2010 đến năm 2022.

Các bê bối vi phạm bản quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Zing MP3 cũng dính vào nhiều bê bối về vi phạm bản quyền âm nhạc. Nhạc sĩ Trần Lập cũng đã từng kiện Zing đăng tải trái phép bài hát "Đường đến vinh quang" với mức bồi thường 150 triệu đồng. Tương tự, ca sĩ Đăng Khôi, giám đốc Công ty Việt Giải Trí cũng kiện công ty VNG (công ty cung cấp dịch vụ Zing MP3) vì đã vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc nhạc K-Pop của khoảng 700 nghệ sĩ Hàn Quốc do Việt Giải Trí được ủy quyền sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.[1][2][3][4] Việt Giải Trí gửi đơn kháng kiện yêu cầu tòa án yêu cầu Zing bồi thường tiền thù lao là 4 tỷ đồng và yêu cầu chấm dứt việc vi phạm bản quyền các tác phẩm mà công ty Việt Giải Trí sở hữu bản quyền.[5]

Trung tâm sản xuất, phát hành nhạc Làng Văn cũng kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền ở Hoa Kỳ. Làng Văn cáo buộc Zing đăng tải các tác phẩm có bản quyền và cho phép người dùng tải xuống hoàn toàn miễn phí mặc dù Zing không sở hữu bản quyền.[6]

Ngoài ra, để đảm bảo uy tín kinh doanh, các công ty lớn như Coca-Cola, Samsung cũng rút hợp đồng quảng cáo với Zing vì dịch vụ Zing MP3 vi phạm bản quyền.[7][8]

Gần đây một vài nghệ sĩ V-pop đã quay lưng với Zing MP3 và chỉ đăng tải các bài hát của họ lên Spotify, Apple Music.

Dịch vụ lưu trữ đám mây[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cung cấp các dịch vụ đám mây toàn diện cho tổ chức, doanh nghiệp, địa phương.
  • Các hệ thống, giải pháp công nghệ thông minh dựa trên kết nối Internet và công nghệ đám mây.
  • Sản phẩm: 123CS, Cloud server, IoT HUB, vCloudStack, vObjectStorage, Tape Backup, vCloudcam, Vending Machine,…[9]

Dịch vụ khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Zing Play
  • 123Go là trang web cung cấp dịch vụ thông tin giải trí về các hoạt động thể thao trong và ngoài nước.
  • 123Phim là dịch vụ cung cấp đặt vé online, ứng dụng tìm kiếm thông tin về phim cũng như các bài đánh giá, review phim cho người yêu điện ảnh.
  • 123Pay là ứng dụng thanh toán trực tuyến, tương tự như Zalo Pay.
  • 360live là trang web cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp cá nhân, livestream cá nhân. Tương tự như TalkTV-ccTalk được ra mắt trước đó của VNG. Hiện tại 360live chủ yếu triển khai trên nền tảng di động dưới dạng app live stream qua điện thoại smartphone. Ngày 13/01/2020, 360live dừng hoạt động tất cả các máy chủ.
  • 360Game là trang web cung cấp các webgame, game online trên nền tảng web của VNG. Khác với game client đình đám như Võ Lâm Truyền Kỳ do VNG cung cấp khi còn mang tên Vinagame, VNG hiện nay chủ yếu cung cấp các webgame không cần cài đặt trên nền tảng web, tích hợp trong 360Game hay 360 Zing Play.
  • CSM là phần mềm quản lý phòng máy, cybergame, quán Internet tại Việt Nam.
  • Zuni là cổng thông tin học và thi trực tuyến của VNG.

Dịch vụ cũ[sửa | sửa mã nguồn]

ZNews[sửa | sửa mã nguồn]

Zing News là dịch vụ cung cấp tin tức với nhiều chuyên mục khác nhau. Trang Zing News từng bị phạt 37.5 triệu đồng vì đăng ký các nội dung thuộc 5 chuyên mục Xã hội, Tình yêu, Chuyện lạ, Chia sẻ, Hình sự không đúng với nội dung đã đăng ký trong giấy phép.[10]

Vào ngày 14 tháng 7 năm 2023, Zing News bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông tước giấy phép hoạt động trong 3 tháng kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2023 và phạt hành chính tổng cộng 243,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến đã thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí về tên miền và có đăng thông tin đăng, phát thông tin sai sự thật và quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án.[11] Đến ngày 4 tháng 12 năm 2023, Zing News đã hoạt động trở lại với tên gọi ZNews. Cùng với sự trở lại này, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến sẽ đổi tên thành Tạp chí điện tử Tri thức.[12]

Zing Chat[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch vụ Zing Chat được ra mắt ngày 21 tháng 11 năm 2007, vốn là một phần mềm nhắn tin nhanh được "Việt hóa" và nâng cấp từ phần mềm Tencent QQ của Tencent.[13][14][15] Với biểu trưng chim cánh cụt gốc từ Tencent QQ được thay thế bằng hai chú vịt mang tên Chat và Chit, phần mềm cung cấp hầu hết những tính năng như các mạng hội thoại trực tuyến khác, nhưng với giao diện và thông tin riêng phục vụ cho người dùng tại Việt Nam.[15][16] Đồng thời, người dùng còn có thể tích hợp tài khoản MSN, Yahoo! Messenger, liên thông và truy cập bằng tài khoản của một số diễn đàn khác hoặc tài khoản của VinaGame.[16]

Tuy nhiên, ít ngày sau khi ra mắt, Zing Chat nhận được rất nhiều phàn nàn từ người dùng và bị hàng loạt những tin nhắn bêu xấu lưu chuyển liên tục trên chương trình.[13] Dịch vụ đã bị Tuổi trẻ Online xem là một thất bại thảm hại so với Yahoo! Messenger.[17] Tuy nhiên vào năm 2009, Zing Chat đã đánh bại Yahoo! Messenger để trở thành phần mềm nhắn tin nhanh có nhiều người sử dụng nhất trên thị trường Việt Nam.[15]

Dịch vụ sau đó đã chính thức ngừng hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2014.

Zing Me[sửa | sửa mã nguồn]

Zing Me là mạng xã hội hỗ trợ ngành game lớn ở Việt Nam,[cần dẫn nguồn] bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 2009 với nhiều game như Siêu thị bạn bè, Khu vườn trên mây, Nông trại vui vẻ, Nhà hàng vui vẻ, Hàng Rong, Đảo Rồng,... Thống kê ước tính đạt hơn 1 triệu người dùng/tháng.[cần dẫn nguồn]

  • Tháng 12/2009: Chạm mốc 4.000.000 người dùng/tháng.
  • Cuối năm 2010: Ra mắt chiến lược Zing Open Platform giúp các ứng dụng/game tích hợp vào hệ sinh thái Zing Me.
  • Tháng 10/2011: Ra mắt Zing Appstore với hơn 200 ứng dụng/game.
  • Tháng 11/2011: Chương trình gây quỹ "Triệu kết nối đến Trường Sa" lập kỷ lục Việt Nam, bản đồ gắn nhiều ảnh đại diện nhất. Với hơn 101.828 ảnh đại diện và hơn 1.000.000 lời nhắn tới các chiến sĩ.
  • Năm 2012-2013: Zing Me đạt các mốc:
    • 8.000.000 thành viên hoạt động/tháng.
    • 20.000.000 lượt truy cập/tháng.
    • 2.000.000 thành viên đăng ảnh/tháng.
    • 1.200.000 thành viên viết blog/tháng.
    • 5.000.000 nội dung được tạo/ngày.
  • Tháng 7/2014: Ra mắt hệ thống nhiệm vụ, 5.000.000 game thủ tham gia hệ thống nhiệm vụ hàng tháng.
  • Tháng 10/2014: Appstore cán mốc hơn 300 game đa dạng thể loại và hơn 1.000 sự kiện đến game thủ.
  • Tháng 12/2014: Ra mắt Zing Me Shop với nhiều quà tặng hấp dẫn như thú bông, điện thoại, code game, Zing Xu,... Hơn 1.000.000 thành viên vào shop hàng tháng.
    Mạng xã hội Zing Me được xem là nơi dễ các phần tử xấu lợi dụng để lừa đảo, phát tán mã độc hay đăng tải các nội dung tục tĩu, mất thuần phong mỹ tục.[18][19][20] Đội ngũ quản trị của trang này được cho là thiếu năng lực, quản lý yếu kém với các quy định lỏng lẻo.[21]
    Tuy nhiên với sự đổ bộ của các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Instagram, Twitter hay Youtube. Zing Me không thể cạnh tranh được và hiện chỉ còn sống lay lắt. Qua những sự cố máy chủ của VNG, thông tin của người dùng chia sẻ lên Zing Me lần lượt bị xóa sạch khỏi database của VNG.
  • Từ tháng 1/2020, Zing Me chính thức dừng hoạt động sau 10 năm.[22]

Zing Star[sửa | sửa mã nguồn]

Zing Star là một trang mạng xã hội dành cho những người yêu thích ca hát, là một trong những dịch vụ của cổng thông tin điện tử Zing.vn. Zing Star cung cấp công cụ hát karaoke trực tuyến. Cho phép người dụng lựa chọn ca khúc và thu âm trực tiếp qua đường truyền internet. Mỗi thành viên khi tham gia Zing Star được cấp cho một trang cá nhân, được xem như một nhà ảo lưu trữ tất cả các bài hát, các ca khúc do thành viên thể hiện sẽ được thành viên khác thảo luận, đánh giá, bình chọn. Zing Star còn cung cấp các công cụ hỗ trợ các thành viên giao lưu, kết bạn với nhau. Zing Star từng trở thành trang web hát karaoke trực tuyến có lượng truy cập cao nhất tại Việt Nam thời điểm năm 2008. [cần dẫn nguồn]

Dịch vụ khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Talk TV - ccTalk là trang web cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp cá nhân, livestream cá nhân. Ứng dụng thay thế Talk TV của Zing là 360live. Tương tự như TalkTV-ccTalk, 360live chủ yếu triển khai trên nền tảng di động dưới dạng app live stream qua điện thoại smartphone. Ngày 13/01/2020, 360live dừng hoạt động tất cả các máy chủ.
  • Zing Deal là trang web thương mại điện tử dành doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, đã ngưng hoạt động từ ngày 8 tháng 2 năm 2012.[23][24][25] Theo bà Trương Tố Linh, giám đốc một trang web kinh doanh hàng hoá thì Zing Deal không có thế mạnh về vận hành, quản lý đơn hàng, giao nhận, chăm sóc khách hàng.[26]
  • Zing TV là trang tổng hợp video, show, hài kịch, phim truyền hình ra mắt năm 2012 cùng với Zalo trong dịp lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Cổng thông tin điện tử Zing. Tháng 10/2022, Zing TV tạm dừng hoạt động trên mọi nền tảng, nhưng không có thông báo hay lí do rõ ràng.
  • Zing Video đã đóng cửa vì không thể cạnh tranh với YouTube.[27]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nhạc sĩ Trần Lập kiện Zing MP3 vi phạm sở hữu trí tuệ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “Zing MP3 bị khởi kiện vì vi phạm bản quyền nhạc Hàn Quốc”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 4 tháng 8 năm 2014. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ “Đăng Khôi kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc HQ”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ “Kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc Hàn”. PLO. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ Mp3 Zing Vn bị phạt 4 tỷ đồng vì vi phạm bản quyền, Kênh VTV1.
  6. ^ “Chủ sở hữu Zing bị kiện ra tòa án Mỹ - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Coca-Cola, Samsung rút quảng cáo, Zing ký kết mua bản quyền âm nhạc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “BBC Vietnamese” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ https://www.vng.com.vn/article/products/products.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ “VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ ONLINE, TUOI TRE (14 tháng 7 năm 2023). “Lý do Zing News bị tước giấy phép 3 tháng, nộp phạt 243,5 triệu đồng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ Trọng Đạt (4 tháng 12 năm 2023). “Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến trở lại, đổi từ Zing News thành Znews”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  13. ^ a b Việt Thi (ngày 23 tháng 11 năm 2007). “Dịch vụ chat Việt mới xuất hiện bị phao tin là virus”. VnExpress Số hóa. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ Nguyễn Việt Dũng (ngày 16 tháng 7 năm 2012). “Internet Việt Nam: Nay đường em em đi”. Nhịp cầu Đầu tư. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ a b c Jane Peihusn Wu, Terrill L. Frantz, Đại học Bắc Kinh. “Largest IM Platform In China – Tecent's QQ”. The Clute Institute for Academic Research. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ a b Thanh Lương (ngày 1 tháng 10 năm 2013). “Dịch vụ chat VN tham vọng thay thế Yahoo Messenger”. VnExpress Số hóa. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  17. ^ Việt Thi (ngày 1 tháng 10 năm 2013). "Cổ tích công nghệ" Việt mang tên Zalo”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ Xuân Bách (10 tháng 9 năm 2014). “Zing Me bị lợi dụng để phát tán mã độc”. ICTNews. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 2 năm 2016. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  19. ^ Thúy Hà (25 tháng 4 năm 2015). “Bùng phát lừa trúng thưởng trên các mạng xã hội”. Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 11 năm 2018.
  20. ^ CAND (3 tháng 5 năm 2015). “Công bố 5 tài khoản lừa đảo 'trúng thưởng' để tìm bị hại”. Tiền Phong. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  21. ^ Bạch Dương - Cù Hiền (12 tháng 6 năm 2015). “Cư dân mạng ngán ngẩm trước văn phong 'bẩn' trên Zing Me”. Báo điện tử Người đưa tin. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  22. ^ “Những mạng xã hội cùng thời Yahoo 360° giờ ra sao?”. Báo điện tử Vietnamnet. 10 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ “Từ Zing Deal nhìn về thị trường mua hàng theo nhóm Chính sách - Pháp luật”. Baocongthuong. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  24. ^ “Thông báo ngưng hoạt động Zing Deal”. Zing.vn. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ “Trang web mua sắm Zing Deal đóng cửa”. Người Lao động. 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
  26. ^ Đằng sau sự ra đi của Zing Deal Lưu trữ 2016-02-05 tại Wayback Machine, Kinh tế Sài Gòn Online.
  27. ^ Ngân Sâu (9 tháng 4 năm 2013). “VNG đóng cửa Zing Video, tránh đối đầu với Youtube”. Action.vn - Thông tin công nghệ, khởi nghiệp và đầu tư. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2016. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Phantom Valorant – Vũ khí quốc dân
Không quá khó hiểu để chọn ra một khẩu súng tốt nhất trong Valorant , ngay lập tức trong đầu tôi sẽ nghĩ ngay tới – Phantom