Viếng hồn trinh nữ

"Viếng hồn trinh nữ" 
của Nguyễn Bính
Quốc giaLiên bang Đông Dương
Ngôn ngữTiếng Việt
Tập thơLỡ bước sang ngang
Thể loạiTình cảm
Thể thứcThơ tự do
Ngày xuất bản1940; 85 năm trước (1940)

"Viếng hồn trinh nữ" là một bài thơ của thi sĩ Nguyễn Bính.[1] Bài thơ sau đó được Trịnh Lâm Ngân phổ nhạc thành bài hát mang tên Hồn trinh nữ.

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thơ được Nguyễn Bính sáng tác khoảng năm 1940, trong một lần cùng Vũ Trọng Can đứng ở căn nhà số 20 phố Hàng Ngang (Hà Nội), tình cờ thấy đám tang một cô gái mới 16 tuổi. Hôm sau, Nguyễn Bính đưa cho người bạn xem bài "Viếng hồn trinh nữ", viết về nỗi đau của những người ở lại. Tác phẩm nằm trong tập "Lỡ bước sang ngang" (1940), bao gồm 18 khổ, mỗi khổ 4 câu.[2]

Chuyển thể

[sửa | sửa mã nguồn]
"Hồn trinh nữ"
Bìa nhạc "Hồn trinh nữ"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thu âmDạ Hương
Thể loạiNhạc vàng
Sáng tácNguyễn Bính
Soạn nhạcTrịnh Lâm Ngân

Bài thơ sau đó được Trịnh Lâm Ngân phổ nhạc và đặt tựa là "Hồn trinh nữ" nổi tiếng qua tiếng hát của Dạ Hương thu âm trước 1975. Tác giả đã lược bỏ đi một số đoạn, nhưng vẫn bám sát nội dung và truyền tải được tinh thần của bài hát.[3][4] Sau năm 1975, bài hát được một số ca sĩ thể hiện như Phi Nhung, Như Quỳnh, Hương Lan và gần nhất năm 2021, Phương Mỹ Chi thể hiện theo thể loại Lo-fi.[5][6]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Đình Nguyên của báo Thanh niên thì nhận xét, "trình độ siêu đẳng của Trịnh Lâm Ngân khi phổ từ thơ ra nhạc, bởi vì dù đã "dịch" thoát ý nhưng vẫn giữ lại được cái "hồn cốt" của bài thơ".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thủy Nguyệt (ngày 16 tháng 3 năm 2017). "Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly". Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Hà Đình Nguyên (ngày 28 tháng 10 năm 2021). "Những khúc ca huyền bí: Hồn trinh nữ". Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Đông Kha (ngày 6 tháng 5 năm 2021). "Hoàn cảnh sáng tác bài "Hồn Trinh Nữ" (Trịnh Lâm Ngân) – Tuyệt phẩm phổ nhạc từ bài thơ thời tiền chiến của Nguyễn Bính". Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ "Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhóm Trịnh Lâm Ngân cùng hợp soạn (thu âm trước 1975)". Nhạc Xưa Blog. ngày 10 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Hà Thu (ngày 29 tháng 11 năm 2021). "Phương Mỹ Chi làm mới 'Hồn trinh nữ'". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ PV (ngày 29 tháng 11 năm 2021). "Phương Mỹ Chi kết hợp bolero và nhạc điện tử". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Ouroboros Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mãnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nàng, tên gọi Lộng Ngọc, là đệ nhất cầm cơ của Hàn quốc, thanh lệ thoát tục, hoa dung thướt tha, thu thủy gợi tình