Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina | |
---|---|
Khẩu hiệu | nunquam otiosus (chữ Latin: "không bao giờ nhàn rỗi") |
Thành lập | 1.1.1652 ở Đế quốc La Mã Thần thánh |
Loại | Viện hàn lâm quốc gia |
Vị trí |
|
Dịch vụ | nghiên cứu, tư vấn, giải thưởng, học bổng |
Lĩnh vực | Khoa học |
Thành viên | 1.400 viện sĩ |
Nhân vật chủ chốt | Jörg Hacker (Chủ tịch) |
Trang web | http://www.leopoldina.org |
Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina (tiếng Đức: Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina) là một viện hàn lâm quốc gia của Đức, trụ sở hiện nay ở Halle (Saale), bang Sachsen-Anhalt. Được thành lập năm 1652, Viện Leopoldina được cho là [1], p. 5 hội học giả tồn tại liên tục lâu đời nhất[2] trên thế giới.
Hội Leopoldina được thành lập ngày 1.1.1652 ở thành phố Schweinfurt dưới tên tiếng Latin Academia Naturae Curiosorum[3] Bốn thành viên sáng lập là những thầy thuốc Johann Laurentius Bausch - chủ tịch đầu tiên của hội - Johann Michael Fehr, Georg Balthasar Metzger, và Georg Balthasar Wohlfarth.
Năm 1670 Hội bắt đầu xuất bản tờ Ephemeriden, tờ báo Y học và Khoa học đầu tiên của thế giới.
Năm 1677, Leopold I, hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh, công nhận hội và năm 1687, ông cho hội tên đầy ý nghĩa là Leopoldina.[1], p. 7–8; [4]
Ban đầu, Hội làm việc bằng cách gửi thư và không có trụ sở cố định, trụ sở đặt ở nơi mà ông chủ tịch làm việc. Đến năm 1878 mới có trụ sở cố định ở Halle (Saale) và tới năm 1924 mới tổ chức họp thường xuyên.[1], pp. 8–9
Khi Adolf Hitler lên làm thủ tướng Đức năm 1933, Hội Leopoldina bắt đầu khai trừ những hội viên gốc Do Thái. Albert Einstein là một trong những nạn nhân đầu tiên và cho đến năm 1938 đã có trên 70 hội viên bị khai trừ, trong đó 8 người đã bị Đức Quốc xã giết[5]:
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thì thành phố Halle (Saale) trong đó có tòa nhà trụ sở của Viện thuộc về Đông Đức và chính phủ cộng sản đã liên tục tìm cách quốc hữu hóa viện này. Tuy nhiên viện Leopoldina đã thành công trong việc chống lại những mưu toan của chính phủ, và tiếp tục tự coi mình là một viện phục vụ cho toàn nước Đức. Năm 1991, sau khi tái thống nhất Đức, viện Leopoldina được công nhận cương vị là một tổ chức phi lợi nhuận. Hiện nay viện được chính phủ Cộng hòa liên bang Đức và chính phủ của bang Sachsen-Anhalt cùng tài trợ.[1], pp. 10–14
Tháng 11 năm 2007, Bộ trưởng bộ Khoa học Đức Annette Schavan loan báo việc đặt tên viện Leopoldina lại thành "Viện hàn lâm Khoa học Đức" (Deutsche Akademie der Wissenschaften), và tuyên bố rằng "do uy tín quốc tế của mình, viện Leopoldina đã được tiên định đại diện cho nước Đức trong nhóm những viện hàn lâm quốc tế". Là Viện hàn lâm Khoa học Đức, nên viện có những quyền và trách nhiệm tương ứng chẳng hạn như của Hội hoàng gia Luân Đôn của Anh và Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
Theo quyết định của Hội nghị Khoa học chung giữa Liên bang và các bang Đức trong mùa xuân năm 2008[6], viện này trở thành Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Đức từ ngày 14.7.2008.
Viện hàn lâm Leopoldina là cơ quan hàn lâm hàng đầu ở Đức có chức năng tư vấn cho chính phủ về những vấn đề khoa học, ví dụ như biến đổi khí hậu.
Viện tố chức các hội nghị, những buổi diễn thuyết và tiếp tục xuất bản Ephemeriden dưới tên Nova Acta Leopoldina (Những hoạt động mới của viện Leopoldina). Viện cũng trao nhiều huy chương, giải thưởng, trợ cấp và học bổng cùng bầu chọn những viện sĩ mới cho mình. Viện cũng duy trì một thư viện, một kho lưu trữ tài liệu, và cũng nghiên cứu lịch sử của riêng mình cùng xuất bản tờ Acta Historica Leopoldina (Những hoạt động lịch sử của viện Leopoldina) dành riêng cho chủ đề này.[1], pp. 15–33
Dưới đây là những giải thưởng và vinh danh mà Viện trao cho các nhà khoa học xuất sắc:
Ba phần tư viện sĩ thuộc những nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, Thụy Sĩ) còn một phần tư thuộc khoảng 30 quốc gia khác. Việc được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâmh Khoa học Leopoldina là một vinh dự có tính học thuật cao nhất của Đức.
Tới năm 2007, Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina có 157 viện sĩ đã đoạt giải Nobel.[7]
Dưới đây là một số viện sĩ nổi tiếng nhất của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina:
Dưới đây là danh sách các chủ tịch Viện Leopoldina với thời hạn và nơi đặt trụ sở:
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina. |