Witold Wojtkiewicz

Witold Wojtkiewicz
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
29 tháng 12, 1879
Nơi sinh
Warszawa
Mất
Ngày mất
14 tháng 6, 1909
Nơi mất
Warszawa
Nguyên nhân
suy tim
An nghỉNghĩa trang Powązki
Giới tínhnam
Quốc tịchBa Lan, Đế quốc Nga
Nghề nghiệphọa sĩ, người phác họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1899 – 1909
Đào tạoHọc viện Mỹ thuật Jan Matejko
Trào lưuchủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa tượng trưng
Có tác phẩm trongBảo tàng Quốc gia Kraków, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Viện nghệ thuật Detroit

Witold Wojtkiewicz (sinh ngày 29 tháng 12 năm 1879 tại Warsaw – mất ngày 14 tháng 6 năm 1909 tại Warsaw) là một họa sĩ, họa sĩ minh họa, họa sĩ thiết kế và in ấn người Ba Lan. Dù ông thường được xem là một họa sĩ theo chủ nghĩa biểu hiện, một số tác phẩm của ông là tiền thân của chủ nghĩa siêu thực.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Diễu hành (1905)

Witold Wojtkiewicz xuất thân trong một gia đình có mười một người con. Cha ông làm thủ quỹ trưởng của Ngân hàng Handlowy và không ủng hộ mơ ước trở thành họa sĩ của ông. Tuy nhiên, ông vẫn theo học Trường hội họa Warsaw, làm học trò của Jan Kauzik. Sau một thời gian ngắn cố gắng theo học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, Witold Wojtkiewicz tiếp tục học tại Học viện Mỹ thuật Kraków từ năm 1903 đến năm 1904, làm học trò của Leon Wyczółkowski. Ông trang trải cuộc sống bằng công việc vẽ minh họa cho tạp chí châm biếm Liberum Veto.[1]

Năm 1905, Witold Wojtkiewicz là nhân chứng của cuộc Khởi nghĩa Warsaw và đã vẽ một số bản phác thảo được lưu truyền rộng rãi về sự kiện này. Cuối năm đó, ông trở thành thành viên của "Grupa Pięciu" (Group of Five), cùng nhóm với Leopold Gottlieb, Wlastimil Hofman, Mieczysław Jakimowicz [pl]Jan Rembowski.[2] Năm 1908, ông gia nhập Hội Nghệ sĩ Ba Lan "Sztuka" và bắt đầu triển lãm tác phẩm tranh của mình khắp Ba LanÁo.

Witold Wojtkiewicz từng hợp tác với các thành viên của cabaret Zielony Balonik để vẽ ra những bức tranh màu nước hiện vẫn có thể được chiêm ngưỡng tại quán cà phê Jama Michalika. Ông cũng vẽ minh họa cho các tác phẩm của bạn ông là nhà văn Roman Jaworski [pl]. Ngoài ra, ông còn vẽ họa tiết và chữ cái mạ vàng cho nhiều sách và bưu thiếp.[1]

Tại một triển lãm ở Berlin vào năm 1906, Witold Wojtkiewicz thu hút sự chú ý của André Gide. Năm 1907, André Gide đã tổ chức cho ông một triển lãm tại Galerie Druet [fr]Paris.[2]

Witold Wojtkiewicz mắc bệnh tim bẩm sinh không thể chữa được nên qua đời ở tuổi 29. Theo yêu cầu của mẹ ông, cuốn nhật ký của ông được đặt chung trong quan tài cùng với hài cốt của ông. Một cuộc truy điệu lớn đã được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia, Kraków vào năm 1976.

Tranh tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Brief biography @ Culture.pl
  2. ^ a b Biographical notes @ Pinakoteka.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jerzy Ficowski, W sierocińcu świata: Rzecz o Witoldzie Wojtkiewiczu, Ryton, 1993 ISBN 83-85367-29-2
  • Barbara Niedoba, Witold Wojtkiewicz: między ironią a melancholią: katalog wystawy, Muzeum Śląskie, 1999 ISBN 83-87455-75-X
  • Zofia Gołubiew, Barbara Domańska, Anna Zeńczak (eds.), Witold Wojtkiewicz, Katalog wystawy (2 Vols.), National Museum, Kraków, 1989.
  • Wiesław Juszczak (ed.), Wojtkiewicz i nowa sztuka, Instytut Sztuki (Polska Akademia Nauk), Państwowy Instytut Wydawniczy, 1965

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.