Wollastonit | |
---|---|
Thông tin chung | |
Thể loại | Khoáng vật silicat |
Công thức hóa học | Calci silicat, CaSiO3 |
Phân loại Strunz | 09.DG.05 |
Hệ tinh thể | ba nghiêng, một nghiêng |
Nhóm không gian | Triclinic pinacoidal H-M symbol: 1 Space group: P1 (1A polytype) |
Ô đơn vị | a = 7.925 Å, b = 7.32 Å, c = 7.065 Å; α = 90.055°, β = 95.217°, γ = 103.42° |
Nhận dạng | |
Màu | trắng, không màu hoặc xám |
Dạng thường tinh thể | hiếm ở dạng tinh thể-thường dạng khối miếng, tỏa tia, sợi. |
Song tinh | thường |
Cát khai | hoàn toàn theo hai phương gần góc 90° |
Vết vỡ | không đều |
Độ cứng Mohs | 4.5 to 5.0 |
Ánh | thủy tinh hoặc mờ đến sáng như ngọc trai trên mặt cát khai |
Màu vết vạch | trắng |
Tính trong mờ | trong suốt đến mờ |
Tỷ trọng riêng | 2.86–3.09 |
Thuộc tính quang | Hai trục (-) |
Chiết suất | nα = 1.616–1.640 nβ = 1.628–1.650 nγ = 1.631–1.653 |
Khúc xạ kép | δ = 0,015 max |
Góc 2V | đo: 36° to 60° |
Nhiệt độ nóng chảy | 1540 °C |
Độ hòa tan | tan trong HCl, không tan trong nước |
Tham chiếu | [1][2][3][4][5] |
Wollastonit hay rivait là một khoáng vật silicat mạch calci (CaSiO3) chứa một lượng nhỏ các nguyên tố sắt, magie, và mangan ở vị trí thay thế cho calci. Nó thường có màu trắng. Nó hình thành khi đá vôi hoặc doloston không tinh khiết chịu áp lực và nhiệt độ cao đôi khi có mặt của các dung dịch chứa silica như ở dạng hình thành skarn hoặc trong các đá biến chất tiếp xúc. Các khoáng vật cộng sinh bao gồm granat, vesuvianit, diopside, tremolit, epidot, plagioclase feldspar, pyroxen và calcit. Tên của khoáng vật này được đặt theo tên nhà hóa học và khoáng vật học người Anh William Hyde Wollaston (1766–1828).