Xe tăng hạng nặng M6 | |
---|---|
Nguyên mẫu M6 | |
Loại | Xe tăng hạng nặng |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | chỉ thử nghiệm |
Sử dụng bởi | Quân đội Hoa Kỳ |
Trận | Chiến tranh thế giới thứ hai |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Quân đội Hoa Kỳ |
Nhà sản xuất | Xí nghiệp đầu máy Baldwin |
Số lượng chế tạo | 40 |
Các biến thể | 6 |
Thông số (M6) | |
Khối lượng | Tải trọng chiến đấu 126,500 lb (57.4 tấn) |
Chiều dài | 27 ft 8 in (8.43 m) Pháo phía trước |
Chiều rộng | 10 ft 3 in (3.12 m) giáp |
Chiều cao | 9 ft 10 in (3.0 m) tới nóc tháp pháo |
Kíp chiến đấu | 6 (chỉ huy, xạ thủ, lái xe, hai phụ xe, nạp đạn viên) |
Phương tiện bọc thép | 25–83 mm |
Vũ khí chính | 1 × Pháo M7 3 in (76.2 mm) (75 viên đạn) 1 × Pháo M6 37 mm (1.46 in) (202 viên đạn) |
Vũ khí phụ | 2 × Súng máy Browning M2HB 2 × 0,5 cal (12,7mm) lắp trên thân (6,900 viên đạn) 2 × Súng máy Browning M1919A4.30 lắp cố định, 1 súng máy phòn không AA (5,500 viên đạn) |
Động cơ | 1,823 in3 (29.88 L) Wright G-200 9-xy lanh Xăng 825 mã lực tại 2,300 rpm |
Công suất/trọng lượng | 15.7 mã lực/tấn |
Hệ thống treo | Lò xo cuộn ngang |
Khoảng sáng gầm | 20.5 in (52 cm) |
Sức chứa nhiên liệu | 477 Galông Mỹ(1,810 L) |
Tầm hoạt động | 100 miles (160 km) |
Tốc độ | 22 mph (35 km/h) |
M6 là một thiết kế xe tăng hạng nặng của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng được sản xuất với số lượng ít và chưa từng tham chiến.
Do ngân sách hạn chế cho việc thiết kế vầ phát triển xe tăng trong những năm cuộc chiến, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, Quân đội Hoa Kỳ lúc đó sở hữu rất ít các loại xe tăng, mặc dù họ đã xem xét việc sử dụng xe tăng ở châu Âu và châu Á. Việc sử dụng thành công các đơn vị thiết giáp trong những năm 1939-40, chủ yếu là Đức Quốc Xã đã châm ngòi cho một số chương trình thiết kế và phát triển xe tăng ở Hoa Kỳ, bao gồm cả tăng hạng nặng. Với việc sở hữu một cơ sở hạ tầng công nghiệp khổng lồ và số lượng lớn các kỹ sư nên đã cho phép sản xuất hàng loạt xe tăng.
Theo đề xuất của Bộ Trưởng Bộ binh Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 1940, Quân đoàn Cơ giới Lục quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu thiết kế xe tăng hạng nặng 50 tấn. Dự án đã được phê duyệt vào tháng 6/1940 và chiếc xe tăng đầu tiên với định danh Xe tăng hạng nặng T1.
Ban đầu, một thiết kế xe tăng đa tháp pháo được đề xuất, với hai tháp pháo chính, mỗi tháp pháo được trang bị pháo T6 cỡ 75 mm (2,95 inch) với sơ tốc đầu nòng thấp, một tháp pháo phụ với một khẩu pháo 37 mm và một súng máy đồng trục .30 cỡ nòng 7,62 mm và một tháp pháo phụ khác với pháo 20 mm và súng máy đồng trục .30 cỡ nòng 7,62 mm. Bốn khẩu súng máy đồng trục .30 sẽ được gắn hai khẩu ở phía trước và hai khẩu ở phía sau thân xe .Thiết kế có phần tương tự về khái niệm với các xe tăng hạng nặng đa tháp pháo được phát triển ở châu Âu trong những năm 1920 và trong suốt những năm 1930, ví dụ như mẫu Vickers A1E1 Independent của Anh năm 1925 và T-35 của Liên Xô vào đầu những năm 1930, mặc dù ở quy mô mạnh hơn nhiều: các thiết kế xe tăng cũ hơn thường được trang bị một khẩu pháo chính hạng nhẹ hoặc cỡ trung bình và nhiều súng máy, và chỉ có áo giáp đủ để bảo vệ khỏi hỏa lực hạng nhẹ. Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ này, các nhà phát triển xe tăng châu Âu đã chuyển sang thiết kế một tháp pháo.
Đến tháng 10, các nhà phát triển Hoa Kỳ có được kết luận tương tự như các đối tác châu Âu của họ. Trang bị vũ khí được thay đổi thành một khẩu pháo cỡ 76,2 mm ổn định theo chiều dọc và một pháo 37 mm đồng trục trong một tháp pháo ba người duy nhất với cả điều khiển bằng tay và bằng điện. Tháp pháo có tháp chỉ huy giống như của xe tăng M3 Lee. Vũ khí trang bị thêm là hai súng máy .50 ở mũi xe (do lái phụ vận hành), hai khẩu súng máy .30 được gắn ở tấm khiên ở phía trước (do lái xe vận hành bằng điện), một khẩu súng máy .30 trên tháp chỉ huy và một khẩu .50 để phòng không.
Kíp lái gồm 6 người (Xa trưởng/chỉ huy, pháo thủ,lái xe, hai phụ xe và nạp đạn viên).