Yem Sambaur

Yem Sambaur
យ៉ែម សំបូរ
Chức vụ
Nhiệm kỳ29 tháng 9 năm 1949 – 28 tháng 4 năm 1950
Tiền nhiệmIeu Koeus
Kế nhiệmNorodom Sihanouk
Nhiệm kỳ12 tháng 2 năm 1949 – 20 tháng 9 năm 1949
Tiền nhiệmPenn Nouth
Kế nhiệmIeu Koeus
Nhiệm kỳTháng 5 năm 1971 – 1972
Tiền nhiệmIn Tam
Kế nhiệmTan Kim Huon
Thông tin cá nhân
Sinh(1913-02-02)2 tháng 2 năm 1913
Battambang, Campuchia, Liên bang Đông Dương
MấtTháng 12 năm 1989 (76 tuổi)
Paris, Pháp
Đảng chính trịDân chủ

Yem Sambaur (tiếng Khmer: យ៉ែម សំបូរ, phát âm tiếng Khmer: [jaem sɑmbou]; 2 tháng 2 năm 1913Tháng 12 năm 1989) là chính khách Campuchia, từng hai lần giữ chức Thủ tướng Campuchia từ năm 1949 đến năm 1950.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Yem Sambaur là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng ở Campuchia, chủ yếu trong những năm đầy biến động từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai cho đến khi giành được độc lập cuối cùng vào năm 1953. Mặc dù Sambaur vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với hoàng tộc và giới tinh hoa truyền thống của xã hội Khmer,[1] ban đầu là thành viên của Đảng Dân chủ Campuchia, một liên minh thiên tả gồm các nhóm ủng hộ nền độc lập ngay lập tức, một chính phủ Campuchia theo mô hình của Đệ tứ Cộng hòa Pháp và thông cảm với cuộc kháng chiến vũ trang của các phong trào du kích Khmer Issarak.[2] Không hài lòng với những mục tiêu này, Sambaur rời Đảng Dân chủ vào tháng 11 năm 1948, cùng với 11 đại biểu khác, và liên kết với Đảng Tự do (Kanak Sereipheap) dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Norodom Norindeth, được sự ủng hộ của Pháp và ủng hộ nền độc lập dần dần, một vị quân vương hùng mạnh và quan hệ chặt chẽ với Pháp. Sự đào tẩu của Sambaur khiến Đảng Dân chủ tạm thời suy yếu nghiêm trọng và cho phép nhiều phần tử cấp tiến hơn bao gồm Hu Nim, Ieng SarySaloth Sar (sau này gọi là Pol Pot), giành được ảnh hưởng trong đảng. Mặc dù Đảng Dân chủ sau đó đã bị giải thể vào năm 1957, nhưng những cái tên này sẽ ám ảnh Campuchia nhiều thập kỷ sau đó.[3]

Sau cái chết đột ngột của Thủ tướng Hoàng thân Sisowath Youtevong, nhà lãnh đạo và người sáng lập Đảng Dân chủ vào ngày 11 tháng 7 năm 1947, chính thể Campuchia non trẻ bất ổn đã chứng kiến ba chính phủ trong khoảng thời gian 18 tháng, tất cả đều do Đảng Dân chủ đứng đầu. Tháng 1 năm 1949, Sambaur trên cương vị là ủy viên cảnh sát đã vạch trần một vụ bê bối chính trị liên quan đến ngành ngư nghiệp của Campuchia khiến Thủ tướng Penn Nouth đành phải từ chức. Quốc vương Norodom Sihanouk sau đó đã thuyết phục chủ tịch Quốc hội Ieu Koeus bổ nhiệm Sambaur làm Thủ tướng mới. Ngày 1 tháng 2 năm 1949, Sambaur đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp với các đại biểu của Đảng Tự do với sự hậu thuẫn của nhà vua và sự ủng hộ của người Pháp.[1]

Trong nhiệm kỳ của mình, ông liên tục bị Quốc hội do Đảng Dân chủ lãnh đạo phản đối và vấp phải sự chỉ trích của công chúng vì kế hoạch mở sòng bạc. Sự chỉ trích gia tăng khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Meas Saem đóng cửa Lycee Sisowath để đáp lại các cuộc biểu tình.[1] Chính phủ của Sambaur sụp đổ vào tháng 9 năm 1949. Đảng Dân chủ một lần nữa nắm quyền với Ieu Koeus là Thủ tướng. Chính quyền của ông kéo dài chín ngày cho đến khi Sihanouk mệt mỏi vì sự bất ổn của các bộ trưởng đã lợi dụng cách diễn đạt mơ hồ trong bản hiến pháp do Đảng Dân chủ soạn thảo và can thiệp. Khẳng định quyền lực mới được tuyên bố của mình, Nhà vua bèn giải tán Quốc hội, hoãn bầu cử và thành lập chính phủ mới mà không có một Quốc hội và bổ nhiệm Sambaur làm Thủ tướng một lần nữa.[1] Là một đồng minh của Sihanouk, ông tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của Shihanouk nhằm đạt được những nhượng bộ từ người Pháp và tiến tới độc lập. Sambaur từ chức vào tháng 4 năm 1950 và chính Sihanouk lên làm Thủ tướng.

Hai mươi năm sau, sau cuộc đảo chính ở Campuchia năm 1970 phế truất Sihanouk và đưa Lon Nol lên nắm quyền, Sambaur đã viết một bài luận bảo vệ việc ông rút lại sự ủng hộ dành cho Nhà vua với nhan đề តើហេតុអ្វីបានជាយើងបោះបង់ចោលសីហនុ ("Tại sao chúng tôi bỏ rơi Sihanouk").

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Martin, Marie Alexandrine (1994). Cambodia: A Shattered Society. California: University of California Press. ISBN 9780520070523. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ Dommen, Arthur J (2001). The Indochinese Experience of the French and the Americans. Bloomington, Indiana: Indiana University Press. ISBN 0253338549. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ Kiernan, Ben (2004). How Pol Pot Came to Power. USA: Yale University Press. ISBN 0300102623. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013. How Pol Pot Came to Power.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Penn Nouth
Thủ tướng Campuchia
1949
Kế nhiệm:
Ieu Koeus
Tiền nhiệm:
Ieu Koeus
Thủ tướng Campuchia
1949–1950
Kế nhiệm:
Norodom Sihanouk
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Kem là một trong những món ăn yêu thích của mọi thế hệ. Đó là lý do mà thế giới kem tại thị trường Việt Nam phát triển rất nhanh và nhiều thương hiệu lớn thế giới cũng có mặt. Dưới đây là top những thương hiệu đang dẫn đầu tại Việt Nam.
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
Nhân vật CZ2128 Delta - Overlord
CZ2128 Delta (シ ー ゼ ッ ト ニ イ チ ニ ハ チ ・ デ ル タ / CZ2128 ・ Δ) AKA "CZ" là một người hầu chiến đấu tự động và là thành viên của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Garnet.
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Sai lầm của 1 số newbie về việc build tướng như thế nào là tối ưu nhất vì chưa hiểu rõ role