GX Velorum

GX Velorum là tên của một sao biến quang[1] đơn độc[2] nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Bằng mắt thường, ta thấy nó là một ngôi sao màu xanh trắng, mờ do cấp sao biểu kiến trung bình của nó là 4,99[3]. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Dựa trên giá trị thị sai thu thập được, khoảng cách của nó với mặt trời của chúng ta là 4200 năm ánh sáng và hiện đang di chuyển ra xa hơn với vận tốc là 28 km/s.[4] Nó có lẽ là thành thiên của mối liên kết các ngôi sao có cùng chung chuyển động tên là Vela OB1.[5]

Thiên thể này là một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh với quang phổ loại B5 Ia[6]. Nó được cho là sao biến quang loại Alpha Cygni với cấp sao biểu kiến thay đổi tử 4,97 đến 5,04[1]. Hiện tại, khối lượng của nó đang mất đi với tốc độ (0.40 ± 0.02) × 10−6 khối lượng mặt trời[7] trên một năm (cụ thể hơn là sau mỗi 25 triệu năm thì nó mất đi một khối lượng gấp 10 lần khối lượng mặt trời). Tuổi của nó là 8,3 triệu năm[8] và khối lượng hiện tại gấp 35 mặt trời[9]. Nó có bán kính gấp 61 mặt trời[7] đang phát ra ánh sáng hay có thể nói là nó tỏa ra năng lượng gấp 214000 lần mặt trời[7] với nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là 15000 Kelvin.[7]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Samus', N. N; và đồng nghiệp (2017). “General catalogue of variable stars: Version GCVS 5.1”. Astronomy Reports. 61 (1): 80. Bibcode:2017ARep...61...80S. doi:10.1134/S1063772917010085.
  2. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008). “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 389 (2): 869–879. arXiv:0806.2878. Bibcode:2008MNRAS.389..869E. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  3. ^ a b Anderson, E.; Francis, Ch. (2012). “XHIP: An extended hipparcos compilation”. Astronomy Letters. 38 (5): 331. arXiv:1108.4971. Bibcode:2012AstL...38..331A. doi:10.1134/S1063773712050015.
  4. ^ a b Gontcharov, G. A. (2006). “Pulkovo Compilation of Radial Velocities for 35 495 Hipparcos stars in a common system”. Astronomy Letters. 32 (11): 759. arXiv:1606.08053. Bibcode:2006AstL...32..759G. doi:10.1134/S1063773706110065.
  5. ^ a b Reed, B. Cameron (2000). “Vela OB1: Probable New Members and Hertzsprung-Russell Diagram”. The Astronomical Journal. 119 (4): 1855. Bibcode:2000AJ....119.1855R. doi:10.1086/301313.
  6. ^ a b Houk, Nancy (1978). “Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars”. 2. Ann Arbor: Dept. of Astronomy, University of Michigan. Bibcode:1978mcts.book.....H. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ a b c d Haucke, M.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2018), “Wind properties of variable B supergiants. Evidence of pulsations connected with mass-loss episodes”, Astronomy & Astrophysics, 614: 28, arXiv:1902.01341, Bibcode:2018A&A...614A..91H, doi:10.1051/0004-6361/201731678, A91
  8. ^ Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (2011). “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 410: 190. arXiv:1007.4883. Bibcode:2011MNRAS.410..190T. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x.
  9. ^ Fraser, M.; và đồng nghiệp (2010). “Atmospheric parameters and rotational velocities for a sample of Galactic B-type supergiants”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 404: 1306. arXiv:1001.3337. Bibcode:2010MNRAS.404.1306F. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16392.x.
  10. ^ a b c Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.