Pseudanthias bimaculatus | |
---|---|
Cá đực (trên) và cá cái (dưới) | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Perciformes |
Họ (familia) | Serranidae |
Phân họ (subfamilia) | Anthiadinae |
Chi (genus) | Pseudanthias |
Loài (species) | P. bimaculatus |
Danh pháp hai phần | |
Pseudanthias bimaculatus (Smith, 1955) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Pseudanthias bimaculatus là một loài cá biển thuộc chi Pseudanthias trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955.
Từ định danh bimaculatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có hai đốm" (bi, "hai" và maculatus, "có đốm"), hàm ý đề cập đến hai đốm đỏ thẫm trên vây lưng của loài cá này (đốm thứ hai có thể không có).[2]
Ở Ấn Độ Dương, từ Mozambique, P. bimaculatus được phân bố trải dài đến Madagascar và các đảo quốc lân cận, ngược lên phía bắc đến Maldives, xa hơn ở phía đông đến đảo Bali và Java (Indonesia);[1] ở Thái Bình Dương, chúng được ghi nhận tại Nouvelle-Calédonie.[3]
P. bimaculatus sống trên các rạn san hô ở độ sâu khoảng từ 20 đến 100 m.[4]
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. bimaculatus là 14 cm.[4]
Cá đực có sự khác biệt kiểu hình tùy theo khu vực địa lý, nhưng nhìn chung đều có màu đỏ tía, nhạt hơn ở bụng, có các vệt dích dắc hồng nhạt dọc theo lườn (ít nổi bật hơn ở cá cái). Cá đực ở Mozambique và Madagascar, chúng có thêm sọc đỏ hoặc vàng sẫm viền tím nhạt từ mõm băng qua dưới mắt xuống gốc vây ngực. Vây đuôi có viền xanh óng ở rìa, chóp thùy màu vàng; cá đực ở Maldives lấm chấm vàng ở giữa đuôi. Cá cái ở 3 khu vực này nhìn chung có màu vàng cam.
Những cá thể được xác định là P. bimaculatus ở các đảo Indonesia lại có kiểu hình khá tương đồng với Pseudanthias pleurotaenia khi có thêm một đốm vuông đặc trưng của loài này ở bên thân. Hơn nữa, P. bimaculatus và P. pleurotaenia được cho là đã tạo ra các cá thể lai ngẫu nhiên do chúng sinh sản cùng lúc ở Indonesia. Những quần thể được cho là P. bimaculatus cần được tái phân loại bằng phương pháp giải trình tự DNA.[3]
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7–8; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số vảy đường bên: 43–47.[3]