Sassafras randaiense

Sassafras randaiense
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliids
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Chi (genus)Sassafras
Loài (species)S. randaiense
Danh pháp hai phần
Sassafras randaiense
(Hayata) Rehder, 1920
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Lindera randaiensis Hayata, 1911
  • Yushunia randaiensis (Hayata) Kamik., 1933
  • Pseudosassafras laxiflorum var. randaiensis (Hayata) Nakai, 1940
Sassafras randaiense
Tiếng Trung臺灣檫樹
Nghĩa đensát thụ Đài Loan

Sassafras randaiense là một loài thực vật thuộc họ Lauraceae. Đây là loài đặc hữu của Đài Loan.[1] Nó hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

S. randaiense được một số nhà thực vật học xếp vào chi riêng biệt với danh pháp là Yushunia randaiensis,[3] nhưng điều này không được chứng cứ di truyền học hỗ trợ, do nó chỉ ra rằng Sassafrasđơn ngành khi gộp cả Yushunia randaiensis.[4]

S. randaiense là cây gỗ lá sớm rụng kích thước trung bình, với đường kính thân cây ngang ngực tới 70 cm. Vỏ cây màu nâu sẫm, nứt theo chiều dọc. Lá mọc so le, hình tà hành-hình trứng dài 10–15 cm và rộng 5–6 cm, nhẵn nhụi mặt trên và có phấn mặt dưới. Hình dạng lá biến động, với phần lớn lá là nguyên không chia thùy, nhưng lá với 2-3 thùy có thể tìm thấy trên một số cây, một đặc trưng nó chia sẻ với các loài ở Bắc Mỹ là S. albidum và loài tuyệt chủng là †S. hesperia. Lá của S. randaiense có đỉnh nhọn và đáy nhọn hoặc tù. Các hoa lưỡng tính.[5] và mọc gần đầu cành thành các chùy hoa dài 3 cm. Quả hình cầu, đường kính 6–7 mm, có cuống to, dài 2,5–3 cm. Ra hoa tháng 2, quả chín tháng 10.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

S. randaiense được tìm thấy trong các khu rừng cây lá rộng thường xanh, ở cao độ 900–2.400 mét (3.000–7.900 ft) trên khắp đảo Đài Loan.[6]

Phân biệt với Sassafras albidum

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với S. tzumu, S. randaiense được phân biệt với các loài Bắc Mỹ S. albidumS. hesperia (tuyệt chủng) nhờ một số đặc điểm quan trọng, bao gồm việc chúng có thể có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, trong khi các loài Bắc Mỹ là đơn tính khác gốc (các cây riêng lẻ chỉ có hoặc là các hoa đực hoặc là các hoa cái). Dữ liệu phân tử cũng chỉ ra một số khác biệt giữa các loài Đông Á và các loài Bắc Mỹ.[7][8]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lu S. Y.; Pan F. J. (1998). Sassafras randaiense. The IUCN Red List of Threatened Species. IUCN. 1998: e.T31248A9619639. doi:10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T31248A9619639.en.
  2. ^ “Tropicos.org”.
  3. ^ Kamikoti S. (1933). Ann. Rep. Taihoku Bot. Gard. 3: 78
  4. ^ Nie Z. -L.; Wen J.; Sun H. (2007). “Phylogeny and biogeography of Sassafras (Lauraceae) disjunction between eastern Asia and eastern North America”. Plant Systematics and Evolution. 267 (1–4): 191–203. doi:10.1007/s00606-007-0550-1.
  5. ^ Chung, Kuo-Fang; Van Der Werff, Henk; Peng, Ching I. (2010). “Observations on the Floral Morphology of Sassafras randaiense (Lauraceae)”. Annals of the Missouri Botanical Garden. 97: 1–10. doi:10.3417/2008029.
  6. ^ Liao, Jih-Ching (1996). “Lauraceae”. Trong Huang, Tseng-chieng (biên tập). Flora of Taiwan. 2 (ấn bản thứ 2). Taipei, Taiwan: Editorial Committee of the Flora of Taiwan. tr. 433–499. ISBN 957-9019-52-5. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ Zhengyi, Wu; Raven, Peter; Deyuan, Hong biên tập (ngày 9 tháng 12 năm 2008). Flora of China, Menispermaceae through Capparaceae. 7. Missouri Botanical Garden Press. tr. 159. ISBN 978-1930723818.
  8. ^ Zhou, Jiaju; Xie, Guirong; Yan, Sinjian (ngày 7 tháng 3 năm 2011). Encyclopedia of Traditional Chinese Medicines - Molecular Structures, Pharmacological Activities, Natural Sources and Applications: Vol. 2: Isolated Compounds D-G. 2. Springer. tr. 321. ISBN 978-3642167379.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]