Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình

Vĩnh Hậu
Xã Vĩnh Hậu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
HuyệnHòa Bình
Trụ sở UBNDẤp Thống Nhất
Thành lập25/7/1979[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°13′25″B 105°40′42″Đ / 9,22361°B 105,67833°Đ / 9.22361; 105.67833
Vĩnh Hậu trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Hậu
Vĩnh Hậu
Vị trí xã Vĩnh Hậu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích62,56 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng13.671 người[2]
Mật độ218 người/km²
Khác
Mã hành chính31927[3]

Vĩnh Hậu là một thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Vĩnh Hậu nằm ở phía đông nam huyện Hòa Bình, có đường bờ biển dài 5,6 km và có vị trí địa lý:

Xã Vĩnh Hậu có diện tích 62,56 km², dân số năm 2022 là 13.671 người,[2] mật độ dân số đạt 218 người/km².

Vĩnh Hậu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển. Địa hình có xu hướng nâng cao dần do phù xa bồi đắp.

Trên địa bàn xã nhiều - kênh rạch lớn, trong đó có 4 tuyến kênh đổ ra biển, kênh 30/4 nối từ kênh Bạc Liêu – Cà Mau ra đến biển Đông là kênh lớn nhất, nhiều nơi có kênh rạch chằng chịt do người dân đào kênh lấy nước nuôi tôm.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Vĩnh Hậu được chia thành 6 ấp: 13, 14, Toàn Thắng, Thống Nhất, Vĩnh Mẫu, Vĩnh Thạnh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[1] về việc thành lập xã Vĩnh Hậu thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở một phần của xã Vĩnh Mỹ A.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[4] về việc:

  • Sáp nhập xã Long Hà vào xã Vĩnh Hậu.
  • Sáp nhập một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hậu vào xã Vĩnh Thịnh, xã Long Thạnh và xã Vĩnh Lợi.

Xã Vĩnh Hậu có 11.889 ha đất và 5.804 nhân khẩu.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Vĩnh Hậu thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[6] về việc thành lập xã Vĩnh Hậu A trên cơ sở 5.150 ha diện tích tự nhiên và 7.416 nhân khẩu của xã Vĩnh Hậu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Vĩnh Hậu còn lại 6.177 ha diện tích tự nhiên và 8.210 nhân khẩu.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[7] về việc chuyển xã Vĩnh Hậu thuộc huyện Vĩnh Lợi về huyện Hòa Bình mới thành lập quản lý.

Ngày 23 tháng 11 năm 2020, HĐND tỉnh Bạc Liêu ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND[8] về việc sáp nhập ấp Cái Tràm vào ấp Toàn Thắng.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu công nghiệp dịch vụ cảng biển - Bạc Liêu.

Xã Vĩnh Hậu thuộc xã vùng sâu, vùng xa; hiện đang hưởng chính sách 135 của chính phủ. Do vùng đất mới, dân cư từ nơi khác đến sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, làm muối và đánh bắt hải sản ven biển. Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nên xã còn rất nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Nhờ có nhà nước đầu tư, nên bước đầu xã đang có những chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội.

Dân cư: Xã là vùng ven biển do phù sa bồi đắp, vùng đất mới. Do đó dân cư chủ yếu do di cư từ các nơi khác đến. Số đông từ miền Bắc chuyển vào từ vùng kinh tế mới, sống chủ yếu ở ấp Thống Nhất. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác vùng ven biển.

Văn hóa - du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà thờ Thánh Tâm.
  • Chùa Vĩnh Thái An, trong nhà chùa có phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách trung tâm xã khoảng 1 km về phía UBND xã Vĩnh Hậu.
  • Chùa Điền.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện Pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ a b c N.Kim Yến (20 tháng 8 năm 2024). “Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện Pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ “Nghị định số 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”. 24 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ “Nghị định số 96/2005/NĐ-CP về việc thành lập huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu”. 26 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ HĐND tỉnh Bạc Liêu (23 tháng 11 năm 2020). “Nghị quyết số 30/NQ-HĐND về việc sáp nhập ấp trên địa bàn thị xã Giá Rai, huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình”. Thư viện Pháp luật.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]