Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln, đã được một số sử gia đánh giá là tổng thống vĩ đại nhất lịch sử Mỹ trong một cuộc khảo sát do C-SPAN tiến hành vào đầu năm 2017.Abraham Lincoln được xem là người đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc Nội chiến Nam Bắc (1861-1865), mà có lúc tưởng chừng như đã có thể xoá sổ quốc gia Hoa Kỳ non trẻ.Cũng chính ông đã thúc đẩy việc thông qua Tu chính án số 13 sau khi Nội chiến kết thúc, tiến hành xóa bỏ chế độ nô lệ và mở đầu công cuộc hóa giải các mối mâu thuẫn chủng tộc sâu sắc giữa người Mỹ với nhau.Theo nhà nghiên cứu lịch sử Lewis E. Lehrman, tổng thống Lincoln đã sống và lãnh đạo nước Mỹ với một niềm tin tuyệt đối vào những giá trị của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (Declaration of Indpendence).Ông Lehrman ví von, nếu như bản Tuyên ngôn Độc lập xác định ngày chào đời của nền tự do Mỹ, thì công cuộc giải phóng người nô lệ da đen của Lincoln đã khiến cho nó được tái sinh.


Tranh vẽ Lincoln và nội các của ông khi Tuyên bố giải phóng người da đen năm 1863 (The Emancipation Proclamation) được ban hành đối với các bang mới thành lập miền Viễn Tây HK. Ảnh: history.comAbraham Linconln luôn tin rằng, khi những Tổ phụ của nước Mỹ tuyên bố độc lập ngày 4/7/1776, họ đã mong muốn kiến tạo nên một lục địa mới, một đất nước mới, với những giá trị mới.Mà trên hết, đó là tinh thần “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng” (all men were created equal). Và đối với Lincoln, tinh thần bình đẳng đó không hề phân biệt màu da, chủng tộc.Một chuyên gia về thời Nội chiến Hoa Kỳ, sử gia Richard N. Current đã viết:“Lincoln có một niềm tin mãnh liệt vào bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ.Đối với ông ấy, những văn bản đó không chỉ là những di tích lịch sử, mà chúng đại diện cho những lý tưởng căn bản nhất trong ông. Đó chính là những lý tưởng của quá trình tự nhận thức, và chúng đã khơi nguồn tư tưởng chính trị của Lincoln.”Cũng chính niềm tin mãnh liệt là các quyền tự nhiên (natural rights) mà bản Tuyên ngôn Độc lập xác quyết cho mọi công dân Mỹ vốn không phân biệt màu da, chủng tộc đã khiến cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1860 của Abraham Lincoln có thể nói là vô tiền khoáng hậu.Khi bắt đầu tham gia tranh cử tổng thống Mỹ, đối thủ chính của ông không phải là những ứng cử viên khác, mà là một án lệ do Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết ngày 6/3/1857: Dred Scott kiện Sandford, 60 U.S. 393.Nói một cách tóm tắt, phe đa số của các thẩm phán Tối cao Pháp viện trong án lệ Dred Scott đã diễn giải Hiến pháp Hoa Kỳ theo hướng công nhận chế độ nô lệ tại đây. Nghĩa là, người da đen không được xem là những công dân Hoa Kỳ được Hiến pháp bảo vệ.Phán quyết Dred Scott còn đi xa hơn khi phán quyết rằng, ông Dred Scott, một người da đen, chỉ là một “vật” thuộc quyền tư hữu (personal property) của chủ nô da trắng.Án lệ Dred Scott đã bị hậu thế xem là một trong những vết nhơ lớn nhất của lịch sử Hoa Kỳ nói chung, và của ngành tư pháp nước này nói riêng.Chính phán quyết đó đã góp phần thổi bùng sự mâu thuẫn âm ỉ giữa các bang vẫn công nhận chế độ nô lệ và những bang đã bãi bỏ nó. Rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, phán quyết Dred Scott đã châm ngòi cho cuộc nội chiến 4 năm sau đó tại Mỹ.

Tranh vẽ ông Dred Scott, người đã bị TCPV Hoa Kỳ phán là “vật thuộc quyền tư hữu” của chủ nhân. Ảnh: stlamerican.comAbraham Lincoln là một trong những người đã lên án phán quyết Dred Scott và chế độ nô lệ mạnh mẽ nhất vào thời điểm ấy. Cả chương trình vận động tranh cử của ông năm 1860 xoay quanh vấn đề này.Ông đã nói về quyền bình đẳng giữa người với người không phân biệt màu da mọi nơi mọi lúc, đặc biệt là trong các cuộc tranh luận với các ứng cử viên đối thủ. Và, vũ khí đặc biệt của ông chính là Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.Trong một bài diễn thuyết tại Springfield, bang Illinois ngày 25/6/1857, tổng thống Lincoln đã đi thẳng vào những khiếm khuyết của phán quyết Dred Scott:“Tôi đã từng nói rất nhiều lần là phán quyết Dred Scott đã được đưa ra dựa trên những phỏng đoán lịch sử không hoàn toàn chính xác … Chánh án Taney đã lập đi lập lại trong phần phán quyết của phe đa số rằng, người da đen không có được sự bảo vệ của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, vì vào thời điểm mà các văn bản pháp luật này ra đời, họ không có bất kỳ quan hệ gì với chúng.Thế nhưng, ông ấy đã hoàn toàn bỏ qua một sự thật mà thẩm phán Curtis của phe thiểu số nêu ra.Đó là tại 5 trong số 13 bang thuộc địa của thời kỳ lập quốc, New Hampshire, Massachusetts, New York, New Jersey và North Carolina, người da đen đã là những công dân tự do, có quyền bầu cử.Có nghĩa là, những người da đen tại 5 bang đó đã đóng góp vào việc hình thành bản Hiến pháp của đất nước chúng ta, bằng việc bỏ phiếu thông qua nó (ratification), không khác gì những người da trắng sống cùng thời kỳ.”

Ảnh: Chánh án Taney chủ trì buổi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Lincoln năm 1861. Washington Post.Theo giáo sư Triết học Harry V. Jaffa, tổng thống Lincoln luôn giải thích rằng, các giá trị về sự bình đẳng và những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm mà các Tổ phụ Hoa Kỳ nói đến trong Tuyên ngôn Độc lập đương nhiên không có nghĩa là mọi người sinh ra với cùng chiều cao, cân nặng, nhan sắc hay gia thế.Mà ý nghĩa của những giá trị đó nằm ở duy nhất một điểm: không một người nào có quyền hạn đối với một người khác như là Đấng Tạo hóa có quyền đối với anh ta. Vì các quyền bất khả xâm phạm là quyền tự nhiên, do Đấng Tạo hóa ban cho một con người, chứ không phải là vật để con người trao tặng cho nhau.Do đó, đối với Lincoln, bất kể là vì giá trị truyền thống lâu đời hoặc vì chính quyền đang gặp nguy cấp trong việc quản lý đất nước, thì chúng vẫn không bao giờ đủ làm lý do để có thể khiến cho những quyền bất khả xâm phạm của nhân dân trở thành một món quà từ nhà nước, từ một người, hay một nhóm người.Lincoln đã từng thể hiện rất rõ quan điểm này trong một bài diễn thuyết khác cũng ở Springfield, bang Illinois vào năm 1854:“Tôi đã nhắc với các bạn quá nhiều về những giá trị cốt lõi của Tuyên ngôn Độc lập, nhưng tôi vẫn muốn nói thêm một lần: chúng ta có một niềm tin lâu đời ở đất nước này, đó là tính chính danh của kẻ cai trị đến từ sự đồng thuận của nhân dân. Và quan hệ chủ nhân-nô lệ bản thân nó chính là một sự vi phạm của nguyên tắc đó.Khi chúng ta để một số kẻ có được quyền ép buộc sự cai trị lên những người khác, khi chúng ta cho phép con người được dùng những chuẩn mực khác nhau để đối xử với nhau, thì chính mỗi chúng ta cũng sẽ mất đi quyền tự quyết.Chỉ khi mà tất cả các tiếng nói của người dân đều được thể hiện một cách bình đẳng trước nhà nước, thì lúc đó, thì quyền tự quyết của người dân mới thật sự được thực thi.”Sử gia Douglas L. Wilson nhận xét:“Abraham Lincoln có một mối quan hệ đặc biệt với bản Tuyên ngôn Độc lập. Nó đã trở thành ‘kim chỉ nam truyền cảm hứng cho cuộc đời chính trị’ của ông.Lincoln có vẻ như tin rằng, trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, địa vị của bản Tuyên ngôn Độc lập còn cao hơn cả Hiến pháp không chỉ vì nó có trước, mà bởi vì nó đã đặt nền tảng cho những giá trị cốt lõi một cách hùng hồn và thẳng thắng. Để từ đó, bản Hiến pháp Mỹ có thể tạo ra những chuẩn mực, quy tắc để áp dụng các giá trị đó trong thực tiễn.”Sau khi Lincoln bị ám sát vào ngày April 14, 1865, Thượng nghị sỹ bang Massachusetts Charles Sumner đã đọc điếu văn cho ông ở Boston, trong đó có những dòng như sau:“Có một chủ đề mà Lincoln sẽ luôn khiến người khác không thể né tránh khi tiếp xúc, vì ông sẽ thường xuyên nhắc đến và cho chúng ta cảm giác là nó chiếm lấy tất cả khoảng trống của tâm hồn ông.Đó chính là giá trị thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập với những tuyên bố về tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người. Không phải là những từ ngữ dư thừa, mà là một sự thật không thể chối cãi đã được gắn chặt vào lương tri của nhân loại.”
326 | 2/24/2024 11:03:35 AM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Register
Bài viết liên quan
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc