Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa
Quốc giaViệt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sởĐại lộ Hùng Vương, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080p HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Lịch sử
Lên sóng26 tháng 9 năm 1956; 67 năm trước
Tái lập: 19 tháng 9 năm 1977, 46 năm trước
Liên kết ngoài
Websitetruyenhinhthanhhoa.vn
Toàn cảnh Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (tiếng Anh: Thanh Hoa Radio - Television Station, viết tắt là TTV), là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Trụ sở của đài hiện tại nằm trên đại lộ Hùng Vương, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 26 tháng 9 năm 1956, Đài Truyền thanh Thanh Hóa được thành lập.
  • Ngày 19 tháng 9 năm 1977, theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Đài Phát thanh Thanh Hóa được thành lập, do UBND tỉnh trực tiếp quản lý.
  • Ngày 12 tháng 3 năm 1979, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 230TC/UBTH thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa và phát sóng chính thức chương trình truyền hình trên kênh 7 VHF.
  • Ngày 2 tháng 9 năm 1997, Đài chuyển địa điểm từ 72 Hàng Than về 8 Hạc Thành.
  • Từ 1 tháng 1 năm 2000, kênh chuyển sang kênh 9 VHF.
  • Ngày 21 tháng 1 năm 2009, đưa tín hiệu chương trình truyền hình lên vệ tinh Vinasat-1.
  • Tháng 2 năm 2009, đưa sóng truyền hình vào phát số mặt đất của VTC.
  • Ngày 14 tháng 7 năm 2009, đưa tín hiệu chương trình phát thanh lên Vinasat 1.
  • Tháng 12 năm 2017, Đài phát thử nghiệm kênh HD trên kênh 31 UHF của VTC và phát chính thức từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.
  • Năm 2018, TTV phát sóng truyền hình độ phân giải cao HD
  • Từ 0h ngày 1 tháng 7 năm 2019, Đài ngừng phát sóng các kênh analog tại các vùng trung du và đồng bằng để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 và từ 0h ngày 1 tháng 7 năm 2020 đài ngừng sóng các trạm analog tại vùng núi.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa được thành lập năm 1956, là cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước; quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh.[1]

Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giám đốc: Phạm Văn Báu
  • Phó Giám đốc: Hà Đình Hậu - Mai Việt Hà - Nguyễn Huy Long

Thời lượng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình:

  • 19:00 - 20:00 (1979 - 1989).
  • 19:00 - 21:00 (1990 - 31/12/1994).
  • 19:00 - 22:00 (01/01/1995 - 31/12/1997).
  • 19:00 - 23:00 (01/01/1998 - 31/12/2001).
  • 10:00 - 13:00, 16:45 - 24:00 (01/01/2002 - 31/12/2007).
  • 10:00 - 13:00, 16:25 - 24:00 (Thứ 2 đến Thứ 6); 05:00 - 07:00, 10:00 - 24:00: T7, CN (01/01/2008 - 31/12/2008).
  • 05:00 - 24:00 (01/01/2009 - nay).

Phát thanh:

  • 17:00 - 18:00 (1965 - 1989).
  • 17:00 - 19:00 (1990 - 1996).
  • 14:00 - 19:00 (1997 - 27/7/2000).
  • 05:00 - 19:05 (28/7/2000 - 31/12/2017).
  • 05:00 - 19:20 (01/01/2018 - 31/10/2021).
  • 05:00 - 21:00 (01/11/2021 - 31/12/2023).
  • 05:00 - 21:30 (01/01/2024 - nay).

Các kênh[sửa | sửa mã nguồn]

Phát thanh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chương trình phát thanh tổng hợp, trên sóng FM tần số 92,3 MHz.

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

  • TTV: Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, phát trên kênh 9 VHF, 62 UHF (Hệ analog nay đã tắt sóng).
  • DVB-T2: kênh 26 UHF của VTV truyền dẫn (SD) tại Thanh Hóa và kênh 31 UHF của VTC (HD) truyền dẫn (trước đây), từ 4/8/2020 chuyển sang phát tại vị trí kênh 29 UHF của VTC tại Thanh Hóa và một số khu vực, một số nơi kênh được phát tại vị trí kênh 30 UHF của VTC.
  • VTVCab: Kênh 269
  • SCTV: cáp Analog tại Thanh Hóa, phủ sóng DVB-T2
  • FPT: Kênh 175
  • VTC: Kênh 70
  • MyTV - VNPT: Kênh 361 (SD), Kênh 362 (HD)
  • ViettelTV: Kênh 256
  • Vinasat 1 và Vinasat 2
  • Truyền hình OTT: FPT Play, ClipTV, VTVgo, App K+, MyTV, VTVCab ON, HTVC TVoD, Thanh Hóa TV (TTV go), TV360.
  • Truyền hình trực tuyền Live TV: TV Net

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Độc lập hạng Nhì, Ba
  • Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trên niên giám báo chí Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
Cẩm nang đi la hoàn thâm cảnh trong genshin impact mùa 2.3
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tổng hợp một số danh hiệu "Vương" trong Tensura