Đôn Túc Hoàng quý phi

Đôn Túc Hoàng quý phi
敦肅皇貴妃
Ung Chính Đế Hoàng quý phi
Hoàng quý phi Đại Thanh
Tại vị15 tháng 11 năm 1725
- 23 tháng 11 năm 1725
Tiền nhiệmHoàng quý phi Đông Giai thị
Kế nhiệmHoàng quý phi Cao Giai thị
Thông tin chung
Sinh10 tháng 10, năm 1686
Mất27 tháng 12, năm 1725 (39 tuổi)
Viên Minh Viên, Bắc Kinh
An tángTháng 3, 1737
Thái lăng (泰陵), Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tông
Ung Chính Hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Đôn Túc Hoàng quý phi
(敦肅皇貴妃)
Tước hiệu[Trắc Phúc tấn; 侧福晋]
[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng quý phi; 皇貴妃]
Thân phụNiên Hà Linh

Đôn Túc Hoàng quý phi (chữ Hán: 敦肅皇貴妃; 10 tháng 10, năm 1686 - 27 tháng 12, năm 1725), Niên thị (年氏), Hán Quân Tương Hoàng kỳ, là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế. Bà được biết đến là em gái của danh thần triều Ung Chính là Phủ viễn Đại tướng quân, kiêm Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu.

Khác với hầu hết chế độ Trắc Phúc tấn từ đời Càn Long về sau, Niên thị tuy là Kỳ phân Tá lĩnh, song bà cũng như một số nữ tử Bao y đã sớm vào phủ hầu Ung Chính Đế khi còn là Hoàng tử, rồi được Khang Hi Đế tấn phong, mà không phải từ Bát Kỳ tuyển tú chỉ định để thành Trắc Phúc tấn, như đại đa số quy định về sau dành cho các Kỳ phân Tá lĩnh. Đương ở triều Ung Chính, Niên thị là Quý phi duy nhất, thường được biết đến là "sủng phi", được Ung Chính Đế ân ái khác thường, sự sủng ái có thể được nhìn nhận là vượt qua Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu.

Trong lịch sử hậu cung nhà Thanh, bà cũng là người đầu tiên được sơ phong từ Tiềm để làm Quý phi, cũng là người qua đời khi ở danh vị Hoàng quý phi, hình thức tang lễ của bà trở thành điển phạm cho các Hoàng quý phi của triều Thanh vào các đời sau.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ung vương Trắc phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị là người thuộc gia tộc Quảng Ninh Niên thị (廣寧年氏), người huyện Hoài Viễn, Phượng Dương (nay là tỉnh An Huy). Nguyên quán gia tộc này thuộc Quảng Ninh, Phụng Thiên, là nhà quan lại thế gia triều Minh. Những năm Thuận Trị, họ Niên nhập tịch Mãn Châu, cư ngụ tại Bắc Kinh. Sang năm Thuận Trị thứ 12 (1655), tổ phụ của Niên thị là Niên Trọng Long (年仲隆) tham dự khoa khảo, thoát ly nô tịch, đưa vào Hán Quân Tương Bạch kỳ.

Phụ thân bà là Hồ Quảng Tuần phủ, tước Nhất đẳng Công Niên Hà Linh (年遐龄). Trong nhà bà, anh trưởng Niên Hi Nghiêu (年希尧) làm đến Tuần phủ Quảng Đông, Hữu Thị lang bộ Công, sau thăng Tổng quản của Nội vụ phủ. Một người anh thứ của Niên thị là Niên Canh Nghiêu, quan đến Phủ viễn Đại tướng quân, kiêm Tổng đốc Xuyên Thiểm. Những năm 50 triều Khang Hi, Niên thị được Khang Hi Đế phong làm Trắc Phúc tấn của Ung Thân vương Dận Chân - Hoàng tử thứ tư của Khang Hi Đế. Tuy nhiên Niên thị là được trực tiếp chỉ hôn, hay là từ Cách cách tấn phong vẫn có nghi vấn. Theo chỉ dụ về sau lên làm Hoàng quý phi, có vẻ là Niên thị hầu hạ trong phủ một thời gian, rồi mới tấn phong làm Trắc Phúc tấn, và với thứ tự như vậy thì Niên thị có lẽ là đệ nhị Trắc Phúc tấn, vị thứ sau Lý thị - người sinh Hoằng Thời. Với chế độ đầu Thanh, việc Niên thị không phải Bao y, mà vào hầu phủ rồi phong Trắc Phúc tấn cũng có thể xảy ra, đấy gọi là chế độ ["Thuộc nhân"; 属人] - tức những gia tộc chịu sự liên kết và quản lý bởi một Thân vương hoàng tử. Về sau, thân phận như Niên thị ngày càng giảm.

Năm Khang Hi thứ 54 (1715), ngày 12 tháng 3 (âm lịch), Niên thị sinh hạ con gái thứ tư của Dận Chân, nhưng qua đời sớm vào tháng 5 năm Khang Hi thứ 56 (1717), vừa 2 tuổi. Năm Khang Hi thứ 59 (1720), ngày 25 tháng 5 (âm lịch), bà hạ sinh Phúc Nghi (福宜), là con trai thứ 7 của Dận Chân (đây là tính theo số con sinh ra không kể mất sớm). Nhưng sang năm sau (1721), ngày 13 tháng 1, Phúc Nghi qua đời, chỉ tròn 8 tháng tuổi.

Năm Khang Hi thứ 60 (1721), ngày 9 tháng 10, cách không lâu sau cái chết của Phúc Nghi, Niên thị tiếp tục hạ sinh Phúc Huệ (福惠), tên cũ [Hoằng Thịnh; 弘晟]. Đây là con trai thứ 8 (tính theo số đếm lại thành thứ 7) của Dận Chân.

Ung Chính Đế Quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức [Ung Chính Đế].

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 14 tháng 2 (âm lịch), sau khi tuyên bố sách lập Hoàng hậu Na Lạp thị, Hoàng đế ra chỉ phong Trắc Phúc tấn Niên thị làm Quý phi, Trắc Phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi, Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi[1]. Lúc này, gia tộc họ Niên phụng chỉ nhập Tương Hoàng kỳ của Hán Quân[2].

Cùng năm đó, ngày 10 tháng 5 (âm lịch), Quý phi Niên thị hạ sinh Phúc Phái (福沛). Vào lúc bà mang thai Phúc Phái, cũng là khi đại tang Khang Hi Đế, có thể nói áp lực cùng không khí không tương đồng một chút nào. Có lẽ do hành lễ bái tang trong một khoảng thời gian dài, thai khí không ổn đã dẫn đến việc Niên thị sinh ra Phúc Phái cơ bản là không giữ được, liền 1 tháng sau thì Phúc Phái cũng chết non. Khi tấn phong Quý phi, thân thể của Niên thị có dấu hiệu đã bị thương tật rất nặng nề, không chỉ do nhiều lần mang thai mà ra, cũng phần nhiều bởi sự thương cảm đối với Phúc Phái vắn số.

Ngày 21 tháng 12 (âm lịch) cùng năm[3], lấy Văn Hoa điện Đại học sĩ Tung Chúc (嵩祝) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Tam Thái (三泰) làm Phó sứ, hành lễ sách phong.

Sách văn viết:

Khi đó, Quý phi Niên thị là Phi tần duy nhất có tước vị Quý phi trong cung. Hậu cung nhà Thanh, dưới Hoàng hậu có Hoàng quý phi rồi đến Quý phi, như vậy địa vị của Niên thị khi đó chỉ duy nhất dưới Hoàng hậu Na Lạp thị, vì khi đó không có Hoàng quý phi. Trong khi đó Trắc Phúc tấn Lý thị, sinh ra Hoàng tử Hoằng Thời - con trai lớn nhất thành niên khi ấy của Ung Chính Đế, và cũng có tư lịch cao hơn Niên thị, thế mà cũng chỉ phong làm Tề phi, ngang hàng với Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị, phong Hi phi.

Niên hiệu Sùng Đức thời Hoàng Thái Cực, sách lập Hiếu Đoan Văn hoàng hậu cùng sách phong Tứ phi là Thần phi Hải Lan Châu, Quý phi Na Mộc Chung, Thục phi Ba Đặc Mã Tảo và Trang phi Bố Mộc Bố Thái, Hoàng Thái Cực đã cho làm lễ [Khánh hạ; 慶賀] cho cả triều đình chúc mừng. Trong dịp ấy, Công chúa, Vương phi và Mệnh phụ nhập triều bái lạy Hoàng hậu[4], đồng thời cũng bái lạy Tứ phi bằng [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ; 四肃二跪二叩礼][5]. Sang thời Ung Chính, Niên thị khi tấn phong Quý phi là gặp ngay đại điển lập Hậu, do đó theo lệ cũ mà Niên thị cũng nhận triều bái của Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng các Cáo mệnh phu nhân khi vào triều bái lạy Hoàng hậu. Về sau, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị cũng chịu ân điển này, trở thành điển phạm của các Quý phi được phong cùng lúc với đại điển lập Hậu của triều Thanh, ghi vào Hội điển[6].

Sang năm thứ 3 (1725), tháng 8 (âm lịch), đã hết tang kỳ của Khang Hi Đế, triều đình làm lễ gia viên, ý là muốn trang trọng chúc mừng sách lập Hoàng hậu, nhân đó có ý muốn chúc mừng Quý phi do đại điển lập Hậu từng bái kiến qua. Thế nhưng Ung Chính Đế khước từ và nói chúc mừng Hoàng hậu sách lập thì chỉ nên có Hoàng hậu được hưởng thụ, Quý phi chỉ là tần phi, làm sao có thể hưởng thụ được. Điều này có thể nhìn ra, Ung Chính Đế tuy sủng ái Niên thị, song đối với Hoàng hậu Na Lạp thị vẫn có sự tôn trọng nhất định. Quý phi Niên thị vì chuyện này mà rất không vui, nhưng Ung Chính Đế rất kiên quyết không nhượng bộ[7].

Bất hạnh qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tấn phong Hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 3 (1725), tháng 11 (âm lịch), Quý phi Niên thị lâm bệnh nặng. Ngay khi đó, Ung Chính Đế phải đi Cảnh lăng tế bái, Quý phi không thể đi theo. Chỉ sau mấy ngày, Hoàng đế lặn lội đường xa, hồi loan kinh thành, chuẩn bị Đông chí tế thiên đại điển, bên cạnh đó rất quan tâm bệnh tình của Quý phi.

Ngày 15 tháng 11 (âm lịch) cùng năm, Ung Chính Đế ra chỉ tấn phong Quý phi Niên thị làm Hoàng quý phi[8][9]. Hoàng đế dụ Nội các như sau:

  • [贵妃年氏,秉性柔嘉,持躬淑慎。朕在藩邸时,事圳克尽敬慎,在皇后前小心恭谨,驭下宽厚平和。皇考嘉其端庄贵重封为亲王侧妃。朕在即位后,贵妃于皇考,皇妣大事悉皆尽心力尽礼,实能赞襄内政。妃素病弱,三年以来朕办理机务,宵旰不遑,未及留心商确诊治,凡方药之事悉付医家,以致耽延日久。目今渐次沉重,朕心深为轸念。贵妃着封为皇贵妃,倘事一出,一切礼仪俱照皇贵妃行。]
  • Quý phi Niên thị, bỉnh tính nhu gia, trì cung thục thận. Khi Trẫm còn ở Phiên để, hành sự cung kính và thận trọng, trước mặt Hoàng hậu luôn cung cẩn thuận theo, đối với kẻ dưới luôn khoan hạ đôn hậu. Hoàng khảo thấy này đoan trang cẩn thận, nên mới ban phong làm Thân vương Trắc phi. Sau khi Trẫm lên ngôi, Quý phi đối với đại sự của Hoàng khảo cùng Hoàng tỉ[10] rất tận tâm và hiếu lễ, quả thật đáng làm gương chốn Nội chính. Vốn Phi có bệnh, ba năm nay Trẫm lại luôn bận cơ vụ, ngày đêm đều không rảnh rỗi, (nàng) không tiện lưu tâm bồi dưỡng chuẩn xác, mọi chuyện thuốc men đều giao phó Ngự y, nhưng cũng không có cải thiện. Trước mắt bệnh đã chuyển biến trầm trọng, Trẫm thật sự đau xót. Quý phi nên tấn phong làm Hoàng quý phi. Những việc bày biện, lễ nghi đều nên án theo lệ cũ của Hoàng quý phi mà làm.

Ngày 18 tháng ấy, giao tế phủ nhất kết thúc, Ung Chính Đế miễn triều hạ ở Thái Hòa điện, tức tốc phi xe ngựa về Viên Minh Viên. Kế tiếp liên tiếp 5 ngày, trừ ngày 19 phát chỉ dụ các quan tỉnh và miễn thuế 4 huyện Giang Nam, còn lại cứ theo ghi chép trong Khởi cư chú (起居注), không nhìn thấy bất kì việc công văn nào mà Ung Chính Đế xử lý, điều này có nghĩa ông đã dành trọn thời gian quan tâm bệnh tình của Hoàng quý phi.

An táng trọng thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 11 (âm lịch), Hoàng quý phi Niên thị băng thệ tại Viên Minh Viên, thụy hiệuĐôn Túc Hoàng quý phi (敦肅皇貴妃)[11].

Trong lịch sử nhà Thanh, không tính Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị của Thuận Trị Đế đã truy phong làm Hoàng hậu, thì Niên thị là Hoàng quý phi đầu tiên qua đời với tư cách Hoàng quý phi. Cũng vì lẽ đó, tang lễ của bà trở thành điển phạm cho tất cả tang lễ của các Hoàng quý phi về sau. Ngày Đôn Túc Hoàng quý phi mất, Ung Chính Hoàng đế nghỉ triều 5 ngày, cử hành đại lễ an táng Hoàng quý phi, đây là tang lễ chính thức dành cho một Hoàng quý phi của nhà Thanh. Trong lúc làm tang nghi, Ung Chính Đế thương cảm không thôi.

Khi đó, Thành Thân vương Dận Chỉ, Liêm Thân vương Dận Tự cùng Phụng ân Tướng quân trở lên, lãnh đạo Công - Hầu - Bá đến quan viên hàng Tứ phẩm trở lên, đều có mặt đầy đủ trong 3 ngày khóc tang. Đến nỗi Lễ bộ quan viên do là lần đầu có tang nghi Hoàng quý phi, đã bị liệt kê tội "Nghi thức qua loa", bị xử phạt cách chức hoặc giáng bậc 2 cấp[12][13]. Tang lễ của bà cùng lễ sách thụy, dâng cáo Thái Miếu hậu điện, Phụng Tiên điện thế nào, về sau đều trở thành lệ trong tang nghi và truy tặng của Tuệ Hiền Hoàng quý phiTriết Mẫn Hoàng quý phi[14]. Vì lý do gặp tang nghi của Đôn Túc Hoàng quý phi, Ung Chính Đế còn ra chỉ dụ tạm hoãn phiên xử Niên Canh Nghiêu.

Những người con do Đôn Túc Hoàng quý phi đích thân hạ sinh, chỉ có Phúc Huệ là sống lâu nhất. Ung Chính Đế tư niệm đó là cốt nhục duy nhất của Niên thị nên cũng có sủng ái. Nhưng ở năm Ung Chính thứ 6 (1728), Phúc Huệ cũng bất hạnh quy thiên, Ung Chính Đế vì thương mà đặc cách dùng lễ táng Thân vương. Đến thời Càn Long, Hoàng đế từng nói về Phúc Huệ: [“Dụ, Trẫm huynh Đại a ca, nãi Hoàng tỷ Hiếu Kính Hoàng hậu sở sinh, Trẫm đệ Bát A ca, tố vì Hoàng khảo sở chung ái, đương nhật tằng dĩ Thân vương cải táng; 谕、朕兄大阿哥。乃皇妣孝敬皇后所生。朕弟八阿哥。素为皇考所钟爱当日曾以亲王殡葬][15], chứng minh việc Ung Chính Đế yêu quý Phúc Huệ trong Hoàng tộc đều biết

Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 3, kim quan của Ung Chính Đế và Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu đều cùng nhập địa cung của Thái lăng (泰陵), thuộc Thanh Tây lăng. Đôn Túc Hoàng quý phi cũng được táng phụ[16] vào địa cung của Thái lăng với Đế-Hậu[17][18].

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị tổng cộng hạ sinh ba con trai và một con gái.

  1. Hoàng tứ nữ [皇四女; 1715 - 1717], con gái thứ tư của Ung Chính Đế. Sinh ngày 12 tháng 3 năm Khang Hi thứ 54, mất vào tháng 5 năm Khang Hi thứ 56.
  2. Phúc Nghi [福宜; 1720 - 1721], con trai thứ 7 của Ung Chính Đế, nhưng do mất sớm nên không thường xét thứ tự. Sinh ngày 25 tháng 5 năm Khang Hi thứ 59, mất ngày 13 tháng 1 năm Khang Hi thứ 60. Tròn 8 tháng.
  3. Phúc Huệ [福惠; 1721 - 1728], tên cũ [Hoằng Thịnh; 弘晟], con trai thứ 6 trong số các con trai trưởng thành của Ung Chính Đế, nhưng thực ra là vị trí thứ 8 trong các con. Sinh ngày 9 tháng 10 năm Khang Hi thứ 60, mất ngày 9 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6. Được truy tặng [Hòa Thạc Hoài Thân vương; 和碩怀親王][19].
  4. Phúc Phái [福沛; 1723], con trai thứ 9 của Ung Chính Đế, nhưng do mất sớm nên không thường xét thứ tự. Sinh ngày 10 tháng 5 năm Ung Chính nguyên niên, mất tầm 1 tháng sau đó.

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Thủ vai nhân vật
1997 Giang hồ kỳ hiệp truyện Bào Chính Phương Niên Nhuận Ngọc
1997 Vương triều Ung Chính Thường Lâm Niên Thu Nguyệt
1999 Ung Chính, Tiểu Điệp, Niên Canh Nghiêu Đồ Thiện Ni Niên Tiểu Điệp
2003 Thích hổ La Hải Quỳnh Niên Tiểu Bình
2010 Cung tỏa tâm ngọc Đồng Lệ Á Niên Tố Ngôn
2011 Bộ bộ kinh tâm Lục Mai Phương Niên Quý phi
2011 Hậu cung Chân Hoàn truyện Tưởng Hân Niên Thế Lan
2014 Thực vi nô Hồ Định Hân Niên Nhược Bích
2017 Họa lạc cung đình thác lưu niên Lý Sa Mân Tử Niên Thù Viên

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清世宗实录》:(雍正元年二月)甲子,谕礼部: 奉皇太后懿旨: 侧妃年氏封为贵妃,侧妃李氏封为齐妃,格格钮祜禄氏封为熹妃,格格宋氏封为懋嫔,格格耿氏封为裕嫔。尔部察例具奏。
  2. ^ 年氏原隶汉军镶白旗(后全族一百七十余丁于雍正元年抬入镶黄旗)
  3. ^ 清实录-清世宗宪皇帝实录-卷之四(甲子。谕礼部。奉皇太后懿旨。侧妃年氏、封为贵妃。侧妃李氏、封为齐妃。格格钮祜鲁氏、封为熹妃。格格宋氏、封为懋嫔。格格耿氏、封为裕嫔。尔部察例具奏)
  4. ^ Lạy Hoàng hậu bằng lễ lạy gọi là [Lục túc tam quỵ tam bái lễ; 六肃三跪三拜礼].
  5. ^ 《皇朝通典》: 崇徳元年孝庄文皇后肇封西永福宫庄妃, 暨册封东闗睢宫宸妃, 西麟趾宫贵妃, 东衍庆宫淑妃. 是日设黄幄于清宁宫前设黄案于幄内太宗文皇帝御崇政殿閲册寳宣制命正副使持节至清宁宫行册封礼成妃等率公主福晋以下及大臣命妇于太宗文皇帝前行六肃三跪三叩礼又于孝端文皇后前行六肃三跪三叩礼, 次公主福晋大臣命妇于妃前各行四肃二跪二叩礼各如仪.
  6. ^ 事见鄂尔泰、张廷玉《国朝宫史》所记载:乾隆十四年四月初六日,上谕:礼部所进册封皇贵妃摄六宫事及晋封贵妃仪注内称,公主、王妃、命妇俱诣皇贵妃、贵妃宫行礼等语。从前皇考时册封敦肃皇贵妃为贵妃,公主、王妃、命妇等俱曾行礼。乾隆二年册封慧贤皇贵妃为贵妃,亦照例行礼。至乾隆十年今皇贵妃及纯贵妃晋封贵妃时,则未经行礼。朕意初封即系贵妃者,公主、王妃、命妇自应加敬行礼。若由妃晋封者,仪节较当略减,此一定之差等。且今皇贵妃及嘉贵妃同日受封,而公主、王妃、命妇行礼略无分别,于礼制亦未允协。嘉贵妃前著照纯贵妃之例,不必行礼。将此载入会典。
  7. ^ 《耶稣会士中国书简集:中国回忆录 Ⅲ》 - 耶稣会传教士龚当信神父致本会爱梯埃尼·苏西埃(Etienen Souciet)神父的信(1727年12月15日撰写於广州): 雍正元年(1723年)十二月,朝廷全体祝贺皇后的册封:①「新皇帝登基(约)两年以後,在他的嫔妃中选定一人为皇后。皇后是位出身显赫、立过大功的家族的满族公主。皇帝下达圣旨向全国公布了他的选择,在圣旨中,雍正赞扬了他所选择的皇后。本来应该举行盛大庆典的,但是皇帝为父(康熙)守孝3年期未满,必须有所不同,所以"没有大张旗鼓地庆祝"…」。② 邸报提到了山东总督就此项工作向皇帝作的奏报及他向赈济部报的账。七十岁以上的妇女有98222人,八十岁以上的妇女有40894人,九十岁以上的妇女有3453人。仅仅在一个省里,尤其在山东省,就有那么多如此高龄的妇女,在欧洲真是难以相信的。而且还有一些以前做过官或现在正在职的官员人家的妇女,她们不愿意在此列,羞于留下她们的姓氏,羞于去领受这笔主要是给穷人的施舍。如果把这些妇女加进友,这数目就远远不止于此了。但是这数目对于周游中国的传教士来说是不足为奇的。传教士们本身就了解中国人口众多,一般说,中同人节衣缩食的消耗量足够欧洲人吃很久o高龄妇女的数目极其庞大,怎么来设想皇帝的这一大笔施舍呢?仅以山东省为例,七十岁以上妇女每人两个埃居,八十岁以上的妇女每人三个埃居,九十岁以上的妇女每人四个埃居,这已经是最起码的数了,因为九十岁以上的妇女得到的相当于四盎司银子,大约二十法郎,除山东省的这笔支出以外,中国还有其他十三个省也同样要支出这么多,在辽东可以看到这次施舍确是朝廷给的。以上说的是新皇后给年纪大的妇女的恩赐。皇帝从他登基元年开始,就规定给三个年龄段的老人类似的赏赐。这方面,皇帝和皇后做出了尊老(孝道)的榜样。这种对老人的尊敬在中国还不止于此。当一个男人或一个女人活到百岁,无论贫富,都要给他在家门前立一个类似凯旋门的牌坊,或者—块石碑,上边刻一些颂扬他们的文字,费用由皇帝负担。③ 。雍正三年阴历八月,皇帝守孝期满,负责处理此类庆典的礼部奏报皇上说,朝廷全体请求以深深的敬意来向皇上和皇后祝贺她的册封。皇上允准了,礼部决定阴历十月初六按照园家的礼仪规定举行庆典...贵妃意为皇帝的珍贵的妃子,是仅次於皇后的最得宠的妃子,有时比皇后更得宠。本来也要向贵妃祝贺,但是(雍正)皇帝看了礼部几天前呈上的这次仪式的详细报告後,用朱笔批上:‘‘朕同意你们的所有意见,只删除有关贵妃的仪式’’。贵妃(敦肃皇贵妃)对皇帝的这个决定不是很高兴,但是皇上以此表示:‘‘在这个国家里只有一位皇帝,一位皇后,(雍正)他不愿意让女人们来左右他’’。
  8. ^ 《清史稿》列传一后妃:三年十一月,妃病笃,进皇贵妃。并谕妃病如不起,礼仪视皇贵妃例行。
  9. ^ 晋封皇贵妃上谕:谕礼部:贵妃年氏,秉性柔嘉,持躬淑慎。朕在藩邸时,事圳克尽敬慎,在皇后前小心恭谨,驭下宽厚平和。皇考嘉其端庄贵重封为亲王侧妃。朕在即位后,贵妃于皇考,皇妣大事悉皆尽心力尽礼,实能赞襄内政。妃素病弱,三年以来朕办理机务,宵旰不遑,未及留心商确诊治,凡方药之事悉付医家,以致耽延日久。目今渐次沉重,朕心深为轸念。贵妃着封为皇贵妃,倘事一出,一切礼仪俱照皇贵妃行。
  10. ^ Nguyên văn: 皇妣. Đây ý nói đến Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Do chữ Hán [Tỉ; 妣] chỉ người mẹ đã mất.
  11. ^ 《清史稿》列传一后妃:妃薨逾月,妃兄羹尧得罪死。谥曰敦肃皇贵妃。
  12. ^ 雍正三年十一月二十三日,敦肃皇贵妃薨。世宗宪皇帝辍朝五日,大内以下宗室以上十日内咸素服不祭神,所生皇子摘冠缨截发辫成服,二十七日除服,百日剃头。皇贵妃宫中女子内监皆剪发截发辫成服,姻戚人等成服,皆大祭日除服,百日剃头。特简公大臣办理丧仪,奏遣近支王公七人、内务府总管一人、散秩大臣三人、侍卫九十人成服,大祭日除服剃头;尚茶、尚膳人等成服,皆大祭日除服,百日剃头;内府三旗佐领内管领下官员男妇,以三分之一成服,大祭日除服剃头;执事内管领下人员,大祭日除服,百日剃头;皆停止截发辫剪发。初薨日,亲王以下奉恩将军以上,民公侯伯以下四品官以上,朝夕日中三次设奠,咸齐集。公主福晋以下县君一品夫人以上,朝夕奠,齐集。至奉移后,惟祭日齐集。
    百日内三次奠献,百日后至未葬以前每日中一次奠献,朔望仍三次。皆内府官及内府佐领内管领下成服男妇齐集。每奠献遣内管领妻祭酒三爵,每祭一叩,众随行礼毕各退。二十八日奉移金棺于阜成门外十里庄。先期行奉移礼,致祭金银定七千五百,楮钱七千五百,馔筵七席,羊二,酒五尊,设仪仗,读文致祭,齐集行礼。奉移日,礼部堂官祭毕,金棺启行。王以下各官咸随行。所过门桥,礼部堂官祭酒,公主福晋命妇等皆先往殡宫祗候。奉安,祭酒行礼,毕各退。
    越日行初祭礼,用金银定楮钱各九万,画段千端,楮帛九千,馔筵三十五席,羊二十一,酒二十一尊,设仪仗,齐集行礼,与奉移致祭同。次日绎祭,金银定楮钱各七千五百,馔筵七席,羊三,酒三尊,礼部、工部、内务府、光禄寺堂官及内务府成服之官员、执事人等男妇,齐集行礼。大祭礼与初祭同。次日绎祭如前绎祭仪。又奏准贵妃晋封皇贵妃,于未受册封之前薨,金册宝停其铸造,照例制绢册宝备书谥号,择日遣正副使二人读文致祭,先期一日遣官祗告太庙后殿、奉先殿,告祭事宜由各该衙门办理,绢册宝由工部制造,册文祭文由翰林院撰拟,册谥吉期由钦天监选择。皇贵妃先封贵妃之金册宝交内务府收贮。
    至日行册谥礼,王以下四品官以上、公主福晋命妇等咸齐集銮仪卫,豫设采亭于午门外,正副使二人诣内阁,于册宝案前一跪三叩,恭奉册宝由午门中门出,安采亭内,一跪三叩。兴校尉舁亭册前宝后,黄盖御仗前导,执事官员随行至殡宫大门外亭止。正副使于亭前一跪三叩,恭奉册宝由殡宫中门入,陈于案,册左宝右。正使诣香案前,三上香,毕,宣读官以次宣读册文、宝文,毕,复于案,退,读文祭酒,致祭行礼如仪。初周月致祭,用金银定一万楮,钱一万一千,馔筵十有一席,羊五,酒五尊,设仪仗,齐集行礼。 百日内遇清明致祭,不焚楮钱,用挂楮钱宝花一座。中元冬至歳暮致祭,用金银定楮钱各一万五千,皆馔筵十有五席,羊五,酒五尊,设仪仗,齐集行礼。百日后清明,用挂楮钱宝花一座。中元冬至歳暮,金银定一万,楮钱一万一千,皆馔筵九席,羊三,酒三尊。四年三月行百日致祭礼,用金银定楮钱各二万五千,馔筵十有五席,羊七,酒七尊,设仪仗,齐集行礼,仪与大祭同。是年十一月,期年致祭,用金银定楮钱各一万八千五百,馔筵十有五席,羊七,酒七尊,设仪仗,齐集行礼,仪与百日致祭同。五年再期致祭,用金银定二万,楮钱一万,馔筵九,二三周月致祭同,即佛朶席,羊五,酒五尊,设仪仗,齐集行礼仪,与期年同。
    六年奏准皇贵妃在殡已逾三年,所有朔望三时奠献,毎日中奠馔筵应行停止。每月朔望奠馔筵一席,羊一。四时致祭用金银定楮钱各一万,馔筵十有一席,羊五,酒五尊。清明用挂楮钱宝花一座。忌日用金银定楮钱各一万八千五百,馔筵十有五席,羊七,酒七尊,不设仪仗,内管领下官员执事人等齐集。每致祭时,办理丧仪公大臣及礼部、工部、内务府、光禄寺堂官各一人前往监视,致祭令内管领妻祭酒,朔望祭祀令宫殿监领侍祭酒,掌仪司官一人监视奠献。
    乾隆二年奉移金棺。随孝敬宪皇后送往泰陵。沿涂驻宿。奉安于芦殿左闲,奠馔筵一席。至日奉安于隆恩殿西芦殿。次日行奉安礼,致祭用金银定楮钱各一万五千,馔筵十有三席,羊五,酒五尊,设仪仗,办理丧仪王大臣暨送往之公大臣、官员、在陵之贝勒、大臣、官员暨贝勒夫人、大臣官员妻等咸齐集。礼毕各退。至葬日,先期行奉移礼,致祭与前奉安致祭仪同。届期恭移金棺升太平车从葬泰陵。
  13. ^ 《清史稿》卷九十二:雍正三年,敦肃皇贵妃年氏薨,辍朝五日。特简王公大臣典丧仪,遣近支王公七,内务府总管一,散秩大臣二,侍卫九十,内府三旗佐领,官民男女咸成服。大祭日除,剃发。日三设奠,内外齐集,百日后至未葬前,日中一设奠,朔望仍三奠,命内管领妻祭酒三爵。奉移日,礼部长官祭轝。金棺启行,王公百官从。礼部长官祭所过门、桥。初祭陈楮币十八万,帛九千,画缎千,馔筵三十五,羊、酒各二十一。大祭同。又定贵妃晋封皇贵妃,未受册封前薨,罢制金册宝,以绢册宝书谥号。遣正、副使读文致祭,先期遣告太庙后殿、奉先殿。届日内外会集,正、副使赴内阁诣册宝案前一跪三叩,奉册宝出,至午门外陈采舆内,复三叩。校尉舁至殡宫大门外,正、副使行礼如初。奉册宝入中门,陈案上。正使诣香案前三上香,宣讫,读文致祭如仪。 乾隆二年,奉移金棺从孝敬后葬泰陵。
  14. ^ 《皇朝通典》卷六十二皇贵妃丧:雍正三年十一月,敦肃皇贵妃薨,定为皇贵妃丧礼。诹日奉移金棺于阜成门外十里庄,行册谥礼。乾隆二年三月奉移敦肃皇贵妃金棺从葬泰陵。十年正月,慧贤皇贵妃薨,是日谕:皇贵妃高氏,着晋封慧贤皇贵妃,礼部遵旨议准照册谥敦肃皇贵妃之例,行册谥礼,一应丧仪,皆与敦肃皇贵妃同。是月,哲悯皇贵妃薨,谕皇长子生母哲妃富察氏着追封皇贵妃,又谕皇贵妃富察氏着追封哲悯皇贵妃,一应典礼与慧贤皇贵妃同。
  15. ^ 《清实录乾隆朝实录 。 卷之六》 Lưu trữ 2019-08-28 tại Wayback Machine: ○谕、朕兄大阿哥。乃皇妣孝敬皇后所生。朕弟八阿哥。素为皇考所钟爱当日曾以亲王殡葬
  16. ^ Nguyên văn [Tùng táng; 从葬], hay gọi Tòng táng. Đây là hình thức đưa người nào đó có địa vị thấp hơn chủ mộ táng phụ, mang nghĩa thứ cận. Ở đây chủ mộ là Ung Chính Đế và Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu.
  17. ^ 《清史稿》列传一后妃:乾隆初,从葬泰陵。
  18. ^ 《皇朝文献通考》卷一百五十二中关于埋葬和安奉神主的部分:三月庚寅,奉安世宗宪皇帝、孝敬宪皇后梓宫于泰陵地宫。其日辰刻,奉移世宗宪皇帝、孝敬宪皇后梓宫升龙輴,由隧道入地宫,安奉宝床,次请敦肃皇贵妃金棺升太平车,安于宝床。皇上亲视安奉,又特命和亲王弘昼随入。上痛号不已,诸臣再四叩请,乃出。是日,大学士等恭题世宗宪皇帝、孝敬宪皇后神主毕,行虞祭礼。上恭奉神主回京,升祔太庙。先是二月己卯,谕据礼部奏称,向来祔主有具采服之例,今世宗宪皇帝祔主日期在二十七月服制之内,除简命祔主之大学士具朝服外,朕与群臣皆素服,不缀冠缨等语,朕思服制之内,固素服为是,但祔主乃系皇考万年崇祀之吉礼,朕与臣工在隆恩殿行礼时,咸应从吉服,冠缀缨纬,传谕礼部知之。戊子谕派出祔主之大臣鄂尔泰、张廷玉、三泰、任兰枝。曰:祔主大礼攸关,必取其人品望素优、老成端悫者俾之,敬谨将事,方克称尊奉之隆仪。卿等皆国家大臣,夙荷皇考恩遇,倚任有年,名望素着,故藉卿等襄此钜典,其体朕哀慕悃忱。斋庄严恪,静虑凝神,以对越皇考在天之灵,庶得仰邀皇考歆鉴,朕有厚望焉。甲午清明节,奉安世宗宪皇帝、孝敬宪皇后神位于隆恩殿。礼部奏,三月初六日清明节,于隆恩殿奉安神位大祭仪。是日,泰陵奉祀等官俱朝服,预陈祭品进祝版毕,奉祀执事等官诣东配殿供奉神牌处行三叩礼,恭奉神牌由中阶升,奉安世宗宪皇帝神牌于正中左宝座,奉安孝敬宪皇后神牌于正中右宝座,俱南向,奉安敦肃皇贵妃神位于西宝座,东向,各行三叩礼,退。承祭官奠献行礼如常仪,祭毕奉祀官行三叩礼,恭奉世宗宪皇帝神牌安奉正中暖阁居左,孝敬宪皇后神牌安奉正中暖阁居右,敦肃皇贵妃神牌安奉西一室,均南向,奉安毕行三叩礼退。
  19. ^ 按《大清会典》,和硕亲王园寝,應有享堂五间,建碑亭一座。而怀親王福惠园寝却未設有享堂三间、无碑亭之设,墓葬規格低於一般和碩親王的園寢。

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan