Hoàng quý phi

Lệnh Ý Hoàng quý phi (Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu) - sinh mẫu của Gia Khánh Đế.

Hoàng quý phi (phồn thể: 皇貴妃; giản thể: 皇贵妃; bính âm: Huáng guìfēi) là một cấp bậc, danh phận của phi tần trong hệ thống hậu cung của một Hoàng đế tại vùng văn hóa chữ Hán.

Từ thời nhà Minhnhà Thanh, tước vị này chỉ xếp sau tước vị Hoàng hậu và đứng đầu các phi tần trong hậu cung, cùng một thời điểm chỉ có một người, là danh vị đặc biệt rất cao quý đối với phi tần trong hậu cung nhà Thanh. Vì chỉ ngay sau hoàng hậu cộng thêm điểm đặc trưng là chữ "Hoàng" ở đầu tiên, tước vị này thường được coi là "Phó hậu" hay "Thứ hậu", tức một hoàng hậu thứ hai, thế nhưng thực chất không đơn giản như vậy.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thời nhà Minh, tước vị Quý phi là cao nhất dành cho các phi tần, những năm đầu thời nhà Minh cũng theo như vậy. Khi Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ chuyên sủng Quý phi Tôn thị, đã cho phép Tôn thị nhận "Bảo" (寶) trong khi theo quy chế chỉ có Hoàng hậu mới được nhận, điều này được nhìn nhận là bước đệm lớn cho việc hình thành nên tước vị hoàng quý phi của triều Minh về sau[1].

Năm Cảnh Thái thứ 7 (1457), tháng 8, Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc sách phong sủng phi Đường thị làm Hoàng quý phi, nhưng sau khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trần làm binh biến và đoạt lại ngôi thì thân phận của Đường thị bị giáng truất và bị ép tuẫn táng, danh vị của Đường thị theo đó cũng không được công nhận[2]. Thời kỳ Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, Vạn Quý phi đắc sủng trở thành Hoàng quý phi[3][4], là vị hoàng quý phi đầu tiên được công nhận trong lịch sử. Thực tế triều Minh còn có trường hợp đặc biệt, khi Hiến Tông sử dụng "Hoàng quý phi" để gọi mẹ mình là Quý phi Chu thị trong lúc chuẩn bị tôn làm Hoàng thái hậu[5], có lẽ đây là một kính xưng vì sách Thực lục của triều Anh Tông không ghi nhận việc gia phong Chu thị làm hoàng quý phi, sang triều Minh Thần Tông Chu Dực Quân cũng y theo cách gọi đời Hiến Tông[6]. Từ đó, nhà Minh đều lấy danh vị hoàng quý phi làm phong hiệu cao quý nhất của các phi tần.

Sau này khi nhà Thanh nhập quan, triều đình Ái Tân Giác La tiếp tục noi theo chế độ của nhà Minh để lập ra tước vị cho hậu cung. Trong hậu cung nhà Thanh, tước vị hoàng quý phi đứng đầu các phi tần, chỉ dưới hoàng hậu và chỉ 1 người được phong tại vị[7]. Sang thời kỳ nhà NguyễnViệt Nam cùng nhà Triều TiênHàn Quốc, do ảnh hưởng văn hóa đồng văn nên cũng thiết lập tước vị hoàng quý phi trong nội đình.

Địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị phân cao nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hậu cung triều Minh và sau là triều Thanh, hoàng quý phi là phi tần địa vị tôn quý nhất và gần với hoàng hậu nhất. Khác với quy định của triều Thanh, hoàng quý phi của triều Minh không phải chỉ duy nhất một người mà có thể là đồng vị, như Đoan Hòa Hoàng quý phi Vương thị và Trang Thuận Hoàng quý phi Thẩm thị đồng thời được tấn phong dưới thời kỳ Minh Thế Tông Chu Hậu Thông[8]. Thời Thuận Trị, Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách phong sủng phi Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi, là vị hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ và được Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị "Quý phi", 4 vị "Phi", 6 vị "Tần", dưới nữa là "Quý nhân", "Thường tại" và "Đáp ứng" là các tiểu thiếp không hạn định số người, ngoài ra còn có "Quan nữ tử" là các cung nữ được lâm hạnh.

Từ triều đại nhà Minh, bởi vì vị phân chỉ ngay dưới danh hiệu hoàng hậu, cũng giống hoàng hậu được nhận "Bảo" và với chữ "Hoàng" ngay đầu danh xưng, cuối cùng là sự biệt đãi mà Hoàng quý phi Lý thị - sinh mẫu của Minh Thần Tông được hưởng dưới thời kỳ Long Khánh, nên hoàng quý phi trong cung đình nhà Minh đã sớm có danh xưng "Á vị Trung cung" (亚位中宫)[9][10]. Về sau, sự sủng ái mà Minh Thần Tông dành cho sủng phi Trịnh Quý phi nên dân gian đời Minh đã có quan niệm hoàng quý phi rất sát với hoàng hậu, gọi là "Lân vu Chính đích" (邻于正嫡)[11]. Sang triều Thanh, danh vị này lại được Thuận Trị Đế tạo ra dùng để sách phong cho sủng thiếp Đổng Ngạc phi, dẫn đến nhiều danh xưng như là "Trung cung chi thứ" (中宫之次), "Thủ tương nội trị" (首襄内治)[a] hay "Phó hậu" (副后)[13], đại khái như một hoàng hậu thứ hai trong hậu cung. Thế nhưng trong thực tế, hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, mà thân phận giữa hoàng hậu và phi tần có một khoảng cách lớn giữa "chủ nhân" và "nô bộc" trong tư duy của người xưa, đây là một ranh giới không thể vượt qua và được thể hiện rất rõ trong các dịp lễ nghi.

Theo quy định trong Quốc triều cung sử thời Thanh, tôn vị hoàng hậu ở Trung cung nên là "Chủ nội trị" (主內治), còn từ hoàng quý phi đến tước tần có thân phận như nhau, đều có bổn phận "Tá nội trị" (佐内治), từ quý nhân trở xuống giữ đúng bổn phận "Cần tu nội chức" (勤修內職)[14]. Những điều này đại để có thể thấy rõ thân phận giữa hoàng hậu và nhóm phi tần đã có khoảng cách lớn, mà vị trí hoàng quý phi so với nhóm quý phi, phi và tần cũng không có sự ưu việt đáng kể. Và mặc dù Quốc triều cung sử có đề cập chuyện hậu phi có vai trò trong vấn đề nội trị, thế nhưng trong thực tế thì vai trò của hậu phi lại thiên về tính chất lễ nghi, tất cả các việc nội sự thực chất đều rơi vào Nội vụ phủ sắp xếp. Khoảng cách giữa các hậu phi thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và đãi ngộ, từ bậc hậu trở xuống đều coi trọng nguyên tắc "Đối bề trên thì kính trọng - đối kẻ dưới thì dùng lễ", do vậy chuyện tùy ý xử phạt như trong phim truyện hoàn toàn không có khả năng. Bên cạnh đó, Quốc triều cung sử cũng đề cập nguyên tắc rằng tất cả người hầu của riêng mình (thái giámcung nữ) đều tự quản và không được có bên thứ ba tác động, nói cách khác, kể cả hoàng hậu hoặc thái hậu cũng không thể sai khiến cung nữ và thái giám của phi tần[15]. Khi có bất kì chuyện gì liên quan đến vấn đề của phi tần, hoàng hậu sẽ trực tiếp trình báo lên cho hoàng đế, và hình phạt cuối cùng đều phải do hoàng đế tiến hành tra khảo thông qua Thận Hình ty rồi định đoạt, mà hình phạt chính dành cho phi tần đều rơi vào cấm túc tại nơi mình sống, hoặc nặng nhất là giáng vị[b]. Đây có thể nói là một đặc điểm của hậu cung nhà Thanh, có xu hướng "Tập trung đại quyền" vào tay hoàng đế - người chủ nhân tối cao của hoàng cung.

Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng, trong đó ba bậc hậu sử dụng Nghi giá (儀駕), hai bậc quý phi và hoàng quý phi gọi là Nghi trượng (儀仗), hai bậc Phi và Tần gọi là Thải trượng (采仗), còn từ Quý nhân trở xuống không có[16][c].

Cung tần triều trước, cũng gọi "Thái phi", vào hai đời Minh-Thanh có quy định đãi ngộ khác nhau, triều Minh đa phần gọi họ theo kiểu "Hoàng phi" cùng miếu hiệu của hoàng đế, như Hoàng quý phi Thẩm thị của Minh Thế Tông được gọi là Thế miếu Hoàng quý phi (世廟皇貴妃) dưới thời Thần Tông[19]. Trong khi đó, nhà Thanh lại thường gọi chung nhóm cung tần triều trước là "Thái phi", đồng thời còn thường xuyên gia tặng danh vị cho các thái phi như một biện pháp ân ban trong các dịp trọng đại, ví dụ một vị "Phi" của triều trước vẫn có thể được tôn lên "Quý phi", rồi "Hoàng quý phi" của triều sau. Tuy trên điển chế thường ghi nhận rõ một đời hoàng đế tại vị chỉ có một hoàng quý phi, nhưng lại không đề cập đến các thái phi, do đó các triều đại về sau vẫn thường tấn tôn các thái phi lên vị trí này, xem như là một loại ân điển tạo ra tình trạng có thể cùng một lúc có nhiều thái phi mang danh vị hoàng quý phi.

Và vì để phân biệt giữa phi tần cùng thái phi trong trường hợp cùng mang một danh vị, triều Thanh thường hay kèm tiền tố "Hoàng khảo" (皇考) nếu là phi tần của hoàng đế triều trước có vai "cha" của hoàng đế tại vị, và "Hoàng tổ" (皇祖) nếu là phi tần của hoàng đế triều trước có vai "ông nội" của hoàng đế tại vị. Tuy được gọi là "Thái phi", nhưng các vị phi tần tiền triều này ở trong sách văn vẫn mang danh vị sẵn có trong hệ thống phi tần, ví dụ "Thái phi Hoàng quý phi" hoặc "Thái phi Mật phi"[20]. Nếu vị thái phi có đức hạnh cao thì các vị vua nhà Thanh cũng sẽ chính thức ban làm "Thái phi" trong danh hiệu, và các hoàng quý phi nếu được ban thêm hai chữ này sẽ được ghi là Hoàng quý thái phi (皇貴太妃). Vị hoàng quý phi có thân phận thái phi đầu tiên của triều Thanh là Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị - phi tần của Khang Hi Đế và là em gái Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, bà được Ung Chính Đế gia tôn Hoàng khảo Hoàng quý phi (皇考皇貴妃), sau được Càn Long Đế gia tôn Hoàng tổ Thọ Kỳ Hoàng quý thái phi (皇祖壽祺皇貴太妃)[21]. Thông thường cách thêm một đời thì các vị hoàng quý phi tiền triều sẽ được gia tôn làm thái phi, nhưng dù sao "thân phận" và "tước vị" là hai khái niệm độc lập, điều này dẫn đến có những biệt lệ. Vào thời Hàm Phong, nhà vua có cùng lúc hai vị "Hoàng quý thái phi" nhưng khác đời, lúc này tiền tố càng giúp phân định rõ:

Thời kì Đồng TrịQuang Tự noi theo như trên, cũng có thái phi của tiên đế đã được gia tôn làm "Hoàng quý thái phi" như Trang Tĩnh Hoàng quý phi[24]. Vào thời Tuyên Thống, và đến tận khi Phổ Nghi chính thức thoái vị, triều đình nhà Thanh tồn tại 4 vị thái phi, lần lượt là Đoan Khang Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị của Quang Tự Đế, cùng Kính Ý Hoàng quý phi Hách Xá Lý thị, Trang Hòa Hoàng quý phi A Lỗ Đặc thị và Vinh Huệ Hoàng quý phi Tây Lâm Giác La thị của Đồng Trị Đế.

Nhiếp lục cung sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự)- Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự có đãi ngộ đặc biệt nhất của triều Thanh.

Cũng như các phi tần khác, hoàng quý phi không có quyền hành gì trong cung đình triều Thanh ngoài lễ ngộ cao nhất, thậm chí đến lễ gia phong cũng đều không được nhận chúc mừng chính thức từ phi tần, ngoại trừ những thị thiếp có chút thân phận như hạng quý nhân (xem phần "Lễ sách phong" bên dưới). Thời Thuận Trị Đế, nhà Thanh lần đầu bàn định việc sách phong Hoàng quý phi và nhà vua đã vì Đổng Ngạc thị mà chiếu cáo kèm đại xá thiên hạ vốn là đại lễ lập Hậu của nhà Thanh. Bên cạnh đó, Thuận Trị Đế còn dùng cụm từ "Sách lập" (册立) vốn chỉ dành cho hoàng hậu để tiến hành tấn phong cho Đổng Ngạc phi. Đó là lần đầu tiên triều Thanh có hoàng quý phi, và cũng là lần đầu tiên vị trí hoàng quý phi phá rào cản và bước đầu có thể ngang với hoàng hậu. Sang thời Càn Long, sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu băng thệ, Càn Long Đế vì muốn chọn Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm hoàng hậu kế nhiệm nên đã tạo ra một danh vị độc nhất vô nhị là Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi (攝六宮事皇貴妃), hay "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự", và đây mới chính là trường hợp hiếm hoi mà một hoàng quý phi có thể được xem là hoàng hậu bán chính thức.

Khái niệm "Nhiếp lục cung sự" có từ thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, sau khi Hiếu Từ Cao Hoàng hậu qua đời, nhà vua vì muốn một hoàng phi tiếp tục vai trò của hoàng hậu nhưng lại không muốn lập một người mới, do đó đã sách phong một cung tần là Lý thị làm Thục phi và được "Nhiếp lục cung sự", sau khi Lý Thục phi qua đời thì Quách Ninh phi tiếp tục[25]. Khi định chọn lễ tấn lập cho Na Lạp thị, Càn Long Đế đã tra lại điển tích của Minh Thái Tổ và lễ sách phong thời Thuận Trị, cuối cùng ra một biết lệ khiến cho danh vị "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" ra đời. Lúc này, hoàng quý phi lần đầu tiên được ngang hàng hoàng hậu với việc gia phong không chỉ dùng chữ "Sách lập", tiến hành tế cáo Thiên địa ("trời" và "đất"), nhà Thái miếu và Phụng Tiên điện, mà còn tuyên cáo thiên hạ về việc làm lễ ban danh hiệu[26]. Thậm chí, Càn Long Đế noi theo việc Thuận Trị Đế vì sách phong Đổng Ngạc thị mà dâng thêm huy hiệu cho Chiêu Thánh Hoàng thái hậu[27], ông cũng dùng cớ lễ sách lập cho Na Lạp thị để gia tôn thêm huy hiệu cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu[28]. Một chuỗi hành vi này của Càn Long Đế được đánh giá là rất khoa trương, bởi vì việc tuyên cáo trời đất, nhà tông miếu và thiên hạ là một đại lễ chỉ dùng khi tuyên bố lập trữ quân hoặc tôn thêm tôn hiệu cho các hoàng thái hậu, mà lễ gia tôn huy hiệu cho hoàng thái hậu (gọi là "Thượng tôn hiệu" 上尊號) lại là một loại lễ được xem là "đại điển" vào thời Thanh, lý do của việc này thường là đại sự có tính may mắn và chúc thọ, trong đó "đại sự" bao gồm lễ lập thái tử và lập hoàng hậu. Trong lịch sử nhà Thanh, việc lấy lễ gia phong phi tần để thêm huy hiệu cho thái hậu chỉ có lễ cho Đổng Ngạc phi và cho Na Lạp thị mà thôi[29].

Theo đó, Na Lạp thị tuy ở vị trí hoàng quý phi nhưng đã có quyền thay hoàng hậu "nhiếp chính" việc của hậu cung, nói cách khác thì Na Lạp thị sẽ dùng thân phận hoàng hậu để tham gia các nghi lễ trong thời gian này. Một vai trò cụ thể nhất chính là Na Lạp thị được "Dẫn" (率; "suất") các phi tần đi chúc mừng Sùng Khánh Thái hậu trong lễ gia tôn huy hiệu[30], văn bản triều Thanh dùng "suất" có hai trường hợp: chỉ đến "cá nhân" đứng đầu (vai chủ) dẫn nhóm người nào đó, hoặc là "nhóm người" nào đó đi đầu dẫn "nhóm người" đi sau. Việc Na Lạp thị được "suất" nhóm phi tần y hệt thông lệ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu[31], cho thấy rõ vai trò hoàng hậu của một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, lễ mừng sinh nhật của Na Lạp thị ("Thiên Thu tiết" 千秋節) cũng được án theo quy chế hoàng hậu[32]. Trong khi đó cũng từng là hoàng quý phi khi không có hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị lại không có đãi ngộ này, trong văn bản chỉ gọi việc bà tham gia chúc tụng là "Hoàng quý phi dĩ hạ" (皇貴妃以下) hoặc "Hoàng quý phi đẳng" (皇貴妃等), có nghĩa "Nhóm phi tần đứng đầu bởi Hoàng quý phi", hoàn toàn không có tư cách hoàng hậu. Ví dụ cho chuyện này là lễ gia tôn huy hiệu cho Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu vào năm Khang Hi thứ 20 (1681), nghi chú ghi rõ: Đường quan[d] của bộ Lễ truyền nội giám thỉnh nhóm Hoàng quý phi đến cung của Thái hoàng thái hậu hành lễ. Thái hoàng thái hậu bận lễ phục, nội giám thỉnh ngài ngự trong nội điện, nhóm Hoàng quý phi đến trước mặt diện kiến, lấy Hoàng quý phi (Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu) đứng bên tả, Quý phi (Ôn Hi Quý phi) đứng bên hữu, các phi khác phân ra tả hữu theo thứ tự, đi sau là nhóm công chúa, vương phi cùng mệnh phụ đến hành lễ với Thái hoàng thái hậu, sau đó là lặp lại chuyện này đối với Hoàng thái hậu[33]. Có thể thấy vai trò của hoàng quý phi thông thường vẫn không vượt qua phạm vi phi tần dẫu cho hoàng hậu không tại vị, họ bị chia sẻ địa vị với các quý phi hoặc phi, việc họ đứng bên tả theo quan niệm "Tả tôn Hữu ti" (左尊右卑) chỉ đơn giản là vì hoàng quý phi có vị phân cao nhất, nhưng cũng không có nghĩa hoàng quý phi làm chủ các nhóm phi tần khác, do đó tư cách chủ nhân của hoàng quý phi không tồn tại trong các dịp lễ tương tự. Ngược lại, "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi lại có tư cách của hoàng hậu khi có thể "dẫn xuất" nhóm phi tần với tư cách chủ nhân.

Theo điển chế nhà Thanh, Na Lạp thị là vị hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu "Minh hoàng sắc" (明黄色) - loại màu vàng tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi bậc Đế-Hậu[34], trong khi các năm trước chỉ đến màu vàng sậm gọi là "Kim hoàng sắc" (金黄色)[35]. Vốn vào thời kỳ Khang Hi và Ung Chính, hai tước vị "Hoàng quý phi" cùng "Quý phi" vẫn tương đương như nhau không có phân biệt[35], nhưng từ triều Càn Long sách lập Na Lạp thị thì quy chế của Hoàng quý phi từ đó được quy định một số chi tiết tương tự Đế-Hậu, khoảng cách giữa hai tước vị này được hình thành cụ thể hơn. Cũng từ thời Càn Long đã hình thành nên một "Lệ bất thành văn" của triều đình nhà Thanh: khi hoàng hậu qua đời, vị phi tần tiếp theo có khả năng làm hoàng hậu thì sẽ phong làm hoàng quý phi trước, sau khi mãn tang hoàng hậu thì sẽ trở thành hoàng hậu tiếp theo. Ngoại trừ Na Lạp thị, triều Thanh chỉ có hai người theo lệ này là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Gia Khánh Đế cùng Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Đạo Quang Đế.

Sự ưu việt của "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi" được người đời Thanh về sau xem là một biệt lệ khó có được, tuy nhiên có nhiều hiểu lầm tồn tại trong dân gian đã dẫn đến việc không phân biệt được giữa một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi và một hoàng quý phi thông thường. Sách "Thanh cung từ" được sáng tác thời kỳ cuối nhà Thanh đề cập một khái niệm "Phó hậu", tuy người hiện đại đem khái niệm này gán lên hoàng quý phi nói chung, nhưng nguyên bản ý nghĩa mà tác giả sử dụng trong sách này lại chính là đang nói các "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, nguyên văn rằng: "Chế độ nhà Thanh, dưới Hậu có Hoàng quý phi là tôn quý nhất, có thể 'Tổng nhiếp lục cung sự' tức là Phó hậu vậy"[13]. Như vậy có thể thấy rằng, "Phó hậu là vị hoàng quý phi có thể Nhiếp lục cung sự", mà không phải "Cứ là hoàng quý phi tức là Phó hậu" như nhiều người lầm tưởng.

Các nước đồng văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì nhà Nguyễn, ngay từ thời Minh Mạng thì nội đình đã đặt ra vị trí hoàng quý phi với danh nghĩa "trợ giúp Hoàng hậu", như vậy thì danh vị hoàng quý phi thời Minh Mạng chưa thực sự xem là danh vị dành cho chính thất thay thế hoàng hậu. Về sau, danh vị này mới dần được xem như vị trí chính thất. Tuy đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng bản thân các vị vua nhà Nguyễn rất ít khi sách phong hoàng quý phi thật sự. Trong lịch sử nội đình triều Nguyễn, chỉ có ba người từng là hoàng quý phi, bao gồm Lệ Thiên Anh Hoàng hậu Vũ thị của Vua Tự Đức, Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu Nguyễn Hữu thị của Vua Đồng Khánh và bà Nguyễn Gia Thị Anh của Vua Thành Thái.

Địa vị hoàng quý phi trong nội đình thời Nguyễn rất cao, ở trên cả bậc Nhất giai. Bắt đầu từ thời Tự Đức đã cho chế ra quy định vái lạy và hành lễ, hoàng quý phi được nhận mọi hành lễ của phi tần trong nội đình từ vái đến lạy[36], địa vị gần như thay thế hoàng hậu chứ không bị hạn chế như thời nhà Thanh. Căn cứ trường hợp của Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu và bà Nguyễn Gia Thị Anh, khi sách phong hoàng quý phi thì có nghĩa người ấy đã trở thành vợ cả hợp pháp của các vị vua triều Nguyễn. Riêng trường hợp Trương Như Thị Tịnh, bà được cho là được Khải Định Đế giữ ngôi vị hoàng quý phi, nhưng trong tư liệu trong Đại Nam thực lục và những chỉ dụ sách phong nội đình thì không hề đề cập chuyện này, mà chỉ nhắc đến bà với tư cách là nguyên phối (vợ đầu) của ông.

Triều Tiên là một vương quốc vì các vị Vua của Triều Tiên chỉ xưng Vương. Năm 1897, Triều Tiên Cao Tông Lý Hi chính thức xưng Hoàng đế, chính thất của nhà vua từ "Vương phi" trở thành "Hoàng hậu", Chính nhất phẩm Tần thành "Hoàng quý phi" (황귀비). Triều đại này chỉ có duy nhất một vị hoàng quý phi là Thuần Hiến Hoàng quý phi.

Lễ sách phong

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, cứ là chiếu chỉ nhà vua ban phong thì có thói quen dùng "Sắc phong", nhưng thực tế thì chữ này có nghĩa là "Dùng sắc để phong tước", trong khi đó bậc phi tần thuộc phương diện dùng "Sách" để phong tước, do đó phải gọi là Sách phong (冊封). Triều đại nhà Minh tương đối rộng rãi, việc phong phi tần cũng dùng "Sách lập" (冊立) như của hoàng hậu[37], nghi thức đại khái rất khoa trương.

Căn cứ theo Minh sử biên soạn, việc phong tước cho phi tần, bất kể là hoàng quý phi hay hoàng phi đều có một quy trình chung:

Quy định dành cho sách phong hoàng phi triều Minh có sự khác biệt lớn giữa ba giai đoạn Hồng Vũ, Vĩnh Lạc và Gia Tĩnh. Thời kỳ Hồng Vũ, các hoàng phi, kể cả Quý phi Tôn thị hay thấp nhất Thuận phi Hồ thị, thì đều đội "Cửu địch Tứ phượng quan" (九翚四鳳冠), mặc "Địch y Cửu đẳng" (翟衣九等), khi thụ lễ nhận sách và ấn, sách dùng sách bạc mạ vàng, còn ấn bằng vàng có khắc 4 chữ "Hoàng phi chi ấn" (皇妃之印)[38]. Sang thời Vĩnh Lạc, hoàng phi chính thức không còn được dùng Địch y mà là "Đại sam Hà bí" (大衫霞帔)[39]. Thời kỳ Gia Tĩnh, sách phong hoàng quý phi được định khác biệt ở chỗ sẽ nhận sách bằng vàng ròng và bảo bằng vàng, các hoàng phi và hoàng tần khác chỉ có sách bạc mạ vàng[40], riêng quý phi tuy cũng nhận nhận sách vàng nhưng cũng chỉ thêm ấn vàng[41]. Việc chỉ có hoàng quý phi nhận "Bảo" cũng biểu thị địa vị khác biệt trong hậu cung và thời Gia Tĩnh cũng chính thức đem bậc "Hoàng quý phi" ra khỏi hàng phi tần[42], hoặc là được ghi đại biểu hàng phi tầng như "Hoàng quý phi đẳng phi" (皇貴妃等妃)[43].

Buổi lễ sách phong của hoàng quý phi triều Thanh, theo Quốc triều cung sử (国朝宫史) do Đại học sĩ Ngạc Nhĩ TháiTrương Đình Ngọc soạn thảo[44][45]:

Còn lễ sách phong của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, bà được sách phong với tư cách hoàng hậu nên đều khác với lễ tấn phong hoàng quý phi bình thường. Theo đó, bà được nhận nghi thức "Khánh hạ" (慶賀) - một loại lễ mà đối tượng thụ lễ sẽ nhận chúc mừng công khai từ quan viên, là nghi thức chỉ được dùng cho dịp "Tam đại tiết" (Nguyên Đán, Đông chí, Vạn thọ), khi hoàng đế làm "lễ Đăng cực", "Thượng tôn hiệu" cho hoàng thái hậu và lễ "Sách lập Trung cung" cho hoàng hậu[46]. Trong ngày làm lễ, Na Lạp thị tại Giao Thái điện đã được hưởng "Lục túc tam quỵ tam bái lễ" từ công chúa, vương phi cùng mệnh phụ. Điều này cho thấy vị trí "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" không giống hoàng quý phi bình thường, như Thanh sử cảo đã chép: "Năm Càn Long thứ 13, định Hoàng phi Nhiếp lục cung sự, thể chế lễ nghi cùng tế cáo đều y như lễ sách lập Trung cung"[47].

Việc hoàng đế tại vị gia phong tước hiệu cho các thái phi được gọi là Tôn phong (尊封). Quy trình tôn phong, lẫn sách và bảo mà các thái phi sẽ nhận trong lễ đều y hệt như khi gia phong phi tần bình thường, nhưng các thái phi được bỏ qua các lễ cần bái yết hoàng đế, điều này là do các thái phi có thân phận trưởng bối vì là phi tần của tiên hoàng đế. Ngoài ra, sách bảo các thái phi - bất kể tước vị - đều dùng ngọc thay vì vàng như các phi tần[48].

Quốc gia đồng văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy các vua triều Nguyễn xem vị trí hoàng quý phi ở bậc hơn các phi tần, thậm chí thời Đồng Khánh và Thành Thái còn xem đây là vị hiệu của chính thê, nhưng lễ sách phong hoàng quý phi triều Nguyễn vẫn dựa theo quy chuẩn phong phi tần bình thường, không được nhận "Bảo" hay thậm chí là "Ấn", riêng sách được dùng bằng vàng ròng, không như Nhất giai và Nhị giai chỉ là bạc mạ vàng[49].

Quá trình sách phong cung giai nói chung của triều Nguyễn, được ghi lại trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ như sau:

Nhà Triều Tiên chỉ đặt lễ phong hoàng quý phi ở triều Cao Tông, và theo ghi nhận thì Nghiêm thị nhận sách vàng và ấn vàng, không dùng "Bảo"[50], ngoài ra được hưởng hành lễ trong nội điện[51]. Dẫu vậy hoàng quý phi cũng chỉ là một danh hiệu phi tần, khi được liệt kê đều ở sau hoàng thái tử[52].

Các đời hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]
Ôn Túc Hoàng quý phi Vương thị - sinh mẫu Minh Quang Tông.
Đoan Khang Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị - thái phi thời Tuyên Thống.
Thuần Hiến Hoàng quý phi Nghiêm thị - hoàng quý phi của Triều Tiên Cao Tông.
Hoàng quý phi triều Minh
Thụy hiệu Tên họ Sinh mất Thụ phong Phu quân Ghi chú
"Không có"
Đường thị
? - 1457
Ngày Canh Mậu, tháng 8
Cảnh Thái năm thứ 7
(1456)[2]
Minh Đại Tông
Chu Kỳ Ngọc
Trên thực tế, bà là vị Hoàng quý phi đầu tiên được sách phong trong lịch sử. Sau khi Minh Anh Tông phục vị và phế truất Minh Đại Tông, bà bị Anh Tông phế bỏ vị hiệu Hoàng quý phi, ép tuẫn táng.
Cung Túc Đoan Thận Vinh Tĩnh Hoàng quý phi
Vạn Trinh Nhi
1430 - 1487
Ngày Mậu Dần, tháng 10
Thành Hóa năm thứ 12
(1476)[4]
Minh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
Do Đường thị bị phế bỏ vị hiệu, Vạn Trinh Nhi trở thành vị Hoàng quý phi đầu tiên được công nhận trong lịch sử.
Được Hiến Tông cả đời sủng ái, sinh hạ Hoàng trưởng tử nhưng chết yểu.
Vinh An Huệ Thuận Cung Hi Hoàng quý phi
Diêm thị
? - 1540
Ngày Ất Mùi, tháng 1
Gia Tĩnh năm thứ 19
(1540)[53]
Minh Thế Tông
Chu Hậu Thông
Truy phong vì sinh Hoàng trưởng tử của Thế Tông là Ai Trùng Thái tử Chu Tái Cơ.
Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi Hoàng quý phi
Vương thị
? - 1550
Ngày Quý Mão, tháng 1
Gia Tĩnh năm thứ 19
(1540)[8]
Sinh hạ Hoàng thứ tử của Thế Tông là Trang Kính Thái tử Chu Tái Duệ, tấn phong cùng lúc với Hoàng quý phi Thẩm thị.
Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi
Thẩm thị
? - 1581
Tấn phong cùng lúc với Hoàng quý phi Vương thị, qua đời dưới thời Minh Thần Tông.
Cung Khác Huệ Vinh Hòa Tĩnh Hoàng quý phi
Trịnh thị
1565 - 1630
Ngày Đinh Dậu, tháng 3
Vạn Lịch năm thứ 14
(1586)[54]
Minh Thần Tông
Chu Dực Quân
Tại vị cùng lúc với Hoàng quý phi Vương thị, sinh hạ 3 hoàng tử và 3 hoàng nữ, nổi tiếng được Thần Tông xem trọng. Về sau được nhà Nam Minh tôn thụy hiệu Hiếu Ninh Thái hoàng thái hậu (孝寧太皇太后).
Hiếu Tĩnh Hoàng thái hậu
Vương thị
1565 - 1611
Ngày Kỷ Mão, tháng 3
Vạn Lịch năm thứ 34
(1606)[55]
Tại vị cùng lúc với Hoàng quý phi Trịnh thị, sinh mẫu của Minh Quang Tông. Ban đầu qua đời khi là hoàng quý phi, thụy là Ôn Túc Đoan Tĩnh Thuần Ý (溫肅端靖純懿), sau Quang Tông mới đổi thụy hiệu hiện tại.
Cung Thuận Vinh Trang Đoan Tĩnh Hoàng quý phi
Lý thị
? - 1597
Ngày Ất Mão, tháng 3
Vạn Lịch năm thứ 25
(1597)[56]
Vốn là Kính phi (敬妃), qua đời được truy phong Hoàng quý phi, lễ như Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi của Thế Tông. Về sau được nhà Nam Minh truy tôn thụy hiệu Hiếu Kính Thái hoàng thái hậu (孝敬太皇太后).
"Không có"
Lý thị
1594 - 1674
Không có lễ
Minh Quang Tông
Chu Thường Lạc
Chỉ có một chỉ dụ, chưa tiến hành lễ sách phong do Quang Tông tại vị chỉ 1 tháng[57].
"Không có"
Phạm thị
? - ?
Ngày Mậu Thìn, tháng 11
Thiên Khải năm thứ 3
(1623)[58]
Minh Hy Tông
Chu Do Hiệu
Sinh hạ Điệu Hoài Thái tử Chu Từ Dục.
"Không có"
Nhậm thị
? - ?
Ngày Bính Thìn, tháng 11
Thiên Khải năm thứ 5
(1625)[59]
Sinh hạ Hiến Hoài Thái tử Chu Từ Quế.
Cung Thục Đoan Huệ Tĩnh Hoài Hoàng quý phi
Điền Tú Anh
1611 - 1642
Không ghi lại
Minh Tư Tông
Chu Do Kiểm
Có vẻ là truy phong, ngày truy phong cũng không ghi lại, sinh hạ ba vị hoàng tử. Nổi tiếng là sủng phi của Tư Tông.
: trường hợp được truy phong mà chưa thụ lễ khi còn sống[h]

Nhà Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng quý phi triều Thanh
Thụy hiệu Tên họ Sinh mất Thụ phong Phu quân Ghi chú
Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu
Đổng Ngạc thị
1639 - 1660
Ngày Mậu Dần, tháng 12
Thuận Trị năm thứ 13
(1656)
Thanh Thế Tổ
Thuận Trị Đế
Vị Hoàng quý phi đầu tiên của nhà Thanh, rất được Thuận Trị Đế sủng ái.
Sau khi mất, bà được truy phong Hoàng hậu.
Trường hợp Đổng Ngạc thị bị các Hoàng đế đời sau kiêng dè cúng tế vì bà không phải Trung cung, lại chưa từng sinh Tân đế kế vị[60].
Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu
Đông Giai thị
? - 1689
Ngày Kỷ Hợi, tháng 12
Khang Hi năm thứ 20
(1681)
Thanh Thánh Tổ
Khang Hi Đế
Mẹ nuôi của Ung Chính Đế.
Sau khi Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu mất, bà được Khang Hi Đế tấn phong Hoàng quý phi và quản lý hậu cung.
Năm 1689, bà lâm trọng bệnh, được Khang Hi Đế sách lập Hoàng hậu[61], tuy nhiên 2 ngày sau bà qua đời.
Khác Huệ Hoàng quý phi
Đông Giai thị
1668 - 1743
Ngày Tân Tị, tháng 6
Ung Chính năm thứ 2
(1724)[62]
Em gái của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu.
Nguyên là Quý phi triều Khang Hi, được Ung Chính Đế tấn tôn Hoàng quý phi với thân phận Thái phi, vị hiệu Hoàng khảo Hoàng quý phi (皇考皇貴妃).
Về sau, Càn Long đế gia tôn Hoàng quý thái phi thành Thọ Kỳ Hoàng quý thái phi (壽祺皇貴太妃).
Đôn Di Hoàng quý phi
Qua Nhĩ Giai thị
1683 - 1768
Ngày Bính Ngọ, tháng 11
Càn Long năm thứ 8
(1743)[63]
Nguyên là Hòa phi (和妃) triều Khang Hi, thời Ung Chính được tôn Hoàng khảo Quý phi (皇考貴妃), thời Càn Long được tấn tôn Quý thái phi, vị hiệu Ôn Huệ Quý thái phi (溫惠貴太妃).
Sau khi Khác Huệ Hoàng quý phi qua đời, được Càn Long Đế tấn tôn Hoàng quý thái phi.
Kính Mẫn Hoàng quý phi
Chương Giai thị
? - 1699
Ngày Nhâm Thân, tháng 6
Ung Chính nguyên niên
(1723)[64]
Là một cung tần không danh phận triều Khang Hi, sau khi mất truy tặng Mẫn phi (敏妃), thời Ung Chính được truy phong Hoàng quý phi.
Đôn Túc Hoàng quý phi
Niên thị
? - 1725
Không có lễ
Thanh Thế Tông
Ung Chính Đế
Em gái của Niên Canh Nghiêu.
Tháng 11 năm Ung Chính thứ 3 (1725), bà lâm trọng bệnh nên Ung Chính Đế tấn phong bà làm Hoàng quý phi để xung hỉ, tuy nhiên 3 ngày sau bà qua đời[65].
Thuần Ý Hoàng quý phi
Cảnh thị
1689 - 1785
Ngày Giáp Thân, tháng 10
Càn Long năm thứ 43
(1778)[66]
Nguyên là Dụ phi (裕妃) thời Ung Chính, được Càn Long Đế tôn làm Quý phi với vị hiệu Hoàng khảo Dụ Quý phi (皇考裕貴妃), rồi tiếp tục tôn Hoàng quý phi[i].
Tuệ Hiền Hoàng quý phi
Cao Giai thị
1711 - 1745
Không có lễ
Thanh Cao Tông
Càn Long Đế
Tháng 1 năm Càn Long thứ 10 (1745), bà hấp hối nên Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong bà làm Hoàng quý phi, 2 ngày sau bà qua đời.
Do bệnh nặng nên không tiện cử hành lễ sách phong[67].
"Không có"
Na Lạp thị
1718 - 1766
Ngày Nhâm Ngọ, tháng 4
Càn Long năm thứ 14
(1749)[68]
Sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mất, bà được Càn Long Đế chỉ định kế vị Trung cung, sách phong Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi. Khác với các Hoàng quý phi thông thường, bà được nhận đãi ngộ Hoàng hậu và có quyền chưởng quản hậu cung như một Hoàng hậu chân chính.
Sau khi mãn tang, bà chính thức được sách lập Hoàng hậu. Tháng 1 năm 1765, bà đột ngột bị thất sủng. Càn Long Đế thu hồi sách bảo và giam lỏng bà trong cung, sau khi qua đời cũng không có thụy hiệu Hoàng hậu[69].
Thuần Huệ Hoàng quý phi
Tô thị
1713 - 1760
Ngày Ất Dậu, tháng 4
Càn Long năm thứ 25
(1760)
Vị Hoàng quý phi duy nhất của nhà Thanh xuất thân người Hán[70].
Theo ghi chép của Sách Thực lục, ngày Kỷ Tị tháng 3 năm thứ 25, bà lâm trọng bệnh nên Càn Long Đế tấn phong bà làm Hoàng quý phi để xung hỉ[71], tuy nhiên sang ngày 11 tháng 4 bà qua đời.
Không ghi lại lễ sách phong, chỉ có một hồ sơ Nội vụ phủ ghi lại[j].
Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
Ngụy Giai thị
1727 - 1775
Ngày Ất Mão, tháng 6
Càn Long năm thứ 30
(1765)[72]
Sinh mẫu của Gia Khánh Đế.
Sau khi Kế Hoàng hậu bị thất sủng, bà được Càn Long Đế tấn phong Hoàng quý phi[73]. Thụy hiệu của bà khi qua đời là Lệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃).
Về sau, Càn Long Đế chọn con trai bà là Gia Khánh Đế làm người kế vị, do đó bà được truy tặng Hoàng hậu.
Triết Mẫn Hoàng quý phi
Phú Sát thị
? - 1735
Ngày Mậu Tuất, tháng 1
Càn Long năm thứ 10
(1745)[74]
Truy phong vì sinh ra Hoàng Trưởng tử Vĩnh Hoàng.
Thục Gia Hoàng quý phi
Kim Giai thị
1713 - 1755
Ngày Bính Tuất tháng 11
Càn Long năm thứ 20
(1755)[75]
Truy phong theo chỉ dụ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu.
Khánh Cung Hoàng quý phi
Lục thị
1724 - 1774
Ngày Quý Hợi, tháng 1
Gia Khánh năm thứ 4
(1799)[76]
Truy phong vì có công nuôi dưỡng Gia Khánh Đế[77].
Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu
Nữu Hỗ Lộc thị
1776 - 1850
Ngày Nhâm Tý, tháng 10
Gia Khánh năm thứ 2
(1797)[78]
Thanh Nhân Tông
Gia Khánh Đế
Sau khi Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu mất, bà được Càn Long Thái Thượng hoàng chỉ định kế vị Trung cung nên sách phong Hoàng quý phi[79]. Sau khi mãn tang Thái thượng hoàng, bà chính thức được sách lập Hoàng hậu.
Thời Đạo Quang, bà được tôn làm Cung Từ Hoàng thái hậu (恭慈皇太后).
Hòa Dụ Hoàng quý phi
Lưu Giai thị
1761 - 1834
Ngày Nhâm Dần, tháng 12
Gia Khánh năm thứ 25
(1820)[80]
Nguyên là Hàm Quý phi (諴貴妃) triều Gia Khánh Đế, được Đạo Quang Đế tấn tôn Hoàng quý phi với thân phận Thái phi, vị hiệu Hoàng khảo Hàm Hi Hoàng quý phi (皇考諴禧皇貴妃).
Cung Thuận Hoàng quý phi
Nữu Hỗ Lộc thị
1787 - 1860
Ngày Tân Dậu, tháng 12
Đạo Quang năm thứ 26
(1846)[81]
Nguyên là Như phi (如妃) triều Gia Khánh Đế, được Đạo Quang Đế tấn tôn Như Quý phi (如貴妃). Sau khi Hàm Hi Hoàng quý phi mất được tấn tôn Hoàng khảo Như Hoàng quý phi (皇考如皇貴妃).
Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu
Nữu Hỗ Lộc thị
1808 - 1840
Không có lễ
Thanh Tuyên Tông
Đạo Quang Đế
Sau khi Hiếu Thận Thành Hoàng hậu mất, ngày Quý Sửu, tháng 8 năm Đạo Quang thứ 13 (1833), bà được Đạo Quang Đế chỉ định kế vị Trung cung, sách phong Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi[82]. Đầu năm sau, bà chính thức được sách lập Hoàng hậu.
Bà là một trong ba Hoàng quý phi được định sẵn kế ngôi Hoàng hậu bên cạnh Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu và Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu, tuy nhiên, bà được đặc cách rút ngắn thời gian để tang cố Hoàng hậu chỉ vỏn vẹn 16 tháng thay vì 27 tháng như thường lệ.
Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu
Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị
1812 - 1855
Ngày Quý Dậu, tháng 12
Đạo Quang năm thứ 20
(1840)[83]
Mẹ nuôi của Hàm Phong Đế.
Sau khi Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu mất, bà được Đạo Quang Đế tấn phong Hoàng quý phi.
Dưới thời Hàm Phong Đế, bà được gia tôn Hoàng khảo Khang Từ Hoàng quý thái phi (皇考康慈皇貴太妃)[84].
Ngày 1 tháng 7 năm Hàm Phong thứ 5 (1855), bà lâm trọng bệnh, trong lúc hấp hối được Hàm Phong Đế tôn làm Khang Từ Hoàng thái hậu (康慈皇太后)[85], 8 ngày sau bà qua đời.
Bà là trường hợp duy nhất của nhà Thanh chưa từng làm Hoàng hậu khi còn sống, cũng không sinh Tân đế kế vị nhưng nhờ ơn nuôi dưỡng Hoàng đế nên vẫn được tôn Hoàng thái hậu.
Trang Thuận Hoàng quý phi
Ô Nhã thị
1822 - 1866
Ngày Ất Sửu, tháng 10
Hàm Phong năm thứ 11
(1861)[86]
Bà nội ruột của Quang Tự Đế.
Vốn là Lâm Quý phi (琳貴妃) triều Đạo Quang, được Hàm Phong Đế tôn làm Quý thái phi. Dưới thời Đồng Trị Đế, bà được tôn Hoàng quý thái phi, vị hiệu Lâm Hoàng quý thái phi (琳皇貴太妃).
Trang Tĩnh Hoàng quý phi
Tha Tha Lạp thị
1837 - 1890
Ngày Ất Sửu, tháng 10
Hàm Phong năm thứ 11
(1861)[87]
Thanh Văn Tông
Hàm Phong Đế
Nguyên là Lệ phi (麗妃) triều Hàm Phong, được Đồng Trị Đế được tôn lên làm Thái phi Hoàng quý phi, vị hiệu Lệ Hoàng quý phi (麗皇貴妃).
Đoan Khác Hoàng quý phi
Đông Giai thị
1844 - 1910
Ngày Đinh Sửu, tháng 10
Quang Tự năm thứ 34
(1908)[88]
Nguyên là Kỳ tần (祺嬪) thời Hàm Phong, được Đồng Trị Đế Kỳ phi (祺妃), Quang Tự Đế tôn Kỳ Quý phi (祺貴妃). Năm đầu Tuyên Thống, vì là phi tần có bối phận cao nhất nên được tôn làm Hoàng quý thái phi, vị hiệu Kỳ Hoàng quý thái phi (祺皇貴太妃).
Thục Thận Hoàng quý phi
Phú Sát thị
1859 - 1904
Ngày Mậu Tý, tháng 12
Đồng Trị năm thứ 13
(1874)[89]
Thanh Mục Tông
Đồng Trị Đế
Nguyên là Tuệ phi (慧妃) triều Đồng Trị, rất được lòng Từ Hi Thái hậu.
Đồng Trị Đế lâm bệnh, Lưỡng cung Hoàng thái hậu gia ra chỉ dụ gia phong Hậu cung, tấn phong bà làm Hoàng quý phi. Sau ban huy hiệu Đôn Nghi (敦宜), lại thêm thành Đôn Nghi Vinh Khánh Hoàng quý phi (敦宜榮慶皇貴妃).
Bà là Hoàng quý phi tại vị cuối cùng của nhà Thanh và lịch sử Trung Quốc, không xét các trường hợp được truy phong hay phi tần góa phụ được Hoàng đế đời sau gia tôn[k].
Hiến Triết Hoàng quý phi
Hách Xá Lý thị
1856 - 1932
Ngày Đinh Sửu, tháng 10
Quang Tự năm thứ 34
(1908)[88]
Nguyên là Du phi (瑜妃) thời Đồng Trị, được Quang Tự Đế được gia tôn Du Quý phi (瑜貴妃), Tuyên Thống Đế gia tôn Hoàng quý phi, vị hiệu Du Hoàng quý phi (瑜皇貴妃).
Sau khi Phổ Nghi thoái vị và thành lập "Tiểu triều đình", vào năm 1913 (Dân Quốc năm thứ 2), ngày 12 tháng 3 (tức 5 tháng 2 ÂL), bà được tôn vị hiệu Kính Ý Hoàng quý phi (敬懿皇貴妃).
Cung Túc Hoàng quý phi
A Lỗ Đặc thị
1857 - 1921
Nguyên là Tuần phi (珣妃), được Quang Tự Đế tấn tôn Tuần Quý phi (珣貴妃), Tuyên Thống Đế tấn tôn Hoàng quý phi, vị hiệu Tuần Hoàng quý phi (珣皇貴妃).
Sau khi Phổ Nghi thoái vị và thành lập "Tiểu triều đình", vào năm 1913 (Dân Quốc năm thứ 2), ngày 12 tháng 3 (tức 5 tháng 2 ÂL), bà được tôn vị hiệu Trang Hòa Hoàng quý phi (莊和皇貴妃).
Đôn Huệ Hoàng quý phi
Tây Lâm Giác La thị
1856 - 1933
Ngày 5 tháng 2
Dân Quốc năm thứ 2
(12-3-1913)
Nguyên là Tấn tần (瑨嬪) triều Đồng Trị, đến đầu Tuyên Thống được tấn tôn Tấn Quý phi (瑨貴妃)[88].
Sau khi Phổ Nghi thoái vị và thành lập "Tiểu triều đình", vào năm 1913 (Dân Quốc năm thứ 2), ngày 12 tháng 3 (tức 5 tháng 2 ÂL), bà được tôn vị hiệu Vinh Huệ Hoàng quý phi (榮惠皇貴妃).
Ôn Tĩnh Hoàng quý phi
Tha Tha Lạp thị
1873 - 1924
Thanh Đức Tông
Quang Tự Đế
Nguyên là Cẩn phi (瑾妃) thời Quang Tự, đầu năm Tuyên Thống được tấn tôn Cẩn Quý phi (瑾貴妃)[88].
Sau khi Phổ Nghi thoái vị và thành lập "Tiểu triều đình", vào năm 1913 (Dân Quốc năm thứ 2), ngày 12 tháng 3 (tức 5 tháng 2 ÂL), được tôn vị hiệu Hoàng quý phi cùng với 3 vị Thái phi của Đồng Trị Đế, vị hiệu là Đoan Khang Hoàng quý phi (端康皇貴妃).
Khác Thuận Hoàng quý phi
Tha Tha Lạp thị
1876 - 1900
"Không rõ ngày tháng"
Tuyên Thống nguyên niên
(1909-1910)[90]
Em gái của Ôn Tĩnh Hoàng quý phi. Nguyên là Trân phi (珍妃) thời Quang Tự, rất được Quang Tự Đế sủng ái.
Tự sát vì nước, được Từ Hi Thái hậu ra chỉ truy phong Quý phi[91].
Năm đầu Tuyên Thống truy tặng Hoàng quý phi, chưa có sách thụy, đến ngày 17 tháng 3 (ÂL) năm Dân Quốc thứ 10 (1921) thì có thụy hiệu Khác Thuận Hoàng quý phi (恪順皇貴妃)[90].
: trường hợp được truy phong mà chưa thụ lễ khi còn sống
: trường hợp góa phụ của Hoàng đế đời trước được đời sau gia tôn

Nhà Nguyễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng quý phi triều Nguyễn
Thụy hiệu Tên họ Sinh mất Thụ phong Phu quân Ghi chú
Lệ Thiên Anh Hoàng hậu
Võ Thị Duyên
1828 - 1902
Tháng giêng,
Tự Đức năm thứ 23
(1870)[92]
Nguyễn Dực Tông
Vua Tự Đức
Là vị Hoàng quý phi đầu tiên, đi kèm theo là danh xưng "Suất nhiếp lục viện" (率攝六院). Năm Tự Đức thứ 35 (1882), tháng 12, bị giáng làm Trung phi (忠妃), bậc Nhất giai, chỉ quản Thượng nghi như cũ mà không còn quản Lục viện nữa.
Thời kỳ Đồng Khánh tôn làm hoàng thái hậu, vị hiệu Trang Ý Hoàng thái hậu (莊懿皇太后).
Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu
Nguyễn Hữu Thị Nhàn
1870 - 1935
Tháng giêng,
Đồng Khánh nguyên niên
(1886)[93]
Nguyễn Cảnh Tông
Vua Đồng Khánh
Được ban "Kiêm nhiếp lục viện" (兼攝六院), thời Khải Định được tấn tôn hoàng thái hậu, vị hiệu Khôn Nguyên Hoàng thái hậu (坤元皇太后).
"Không có"
Nguyễn Gia Thị Anh
? - ?
Tháng giêng,
Thành Thái nguyên niên
(1897)[94]
Thành Thái
Phế đế
Dưới thời Duy Tân, sau khi tranh luận gia tôn danh hiệu cho Phế đế, được tôn làm Hoàng đích mẫu (皇嫡母)[95].
Thời kỳ Khải Định, do Thành Thái và Duy Tân đều bị phế nên gia quyến của Thành Thái cũng bị giáng làm "Phủ thiếp" (府妾).

Nhà Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng quý phi Triều Tiên
Thụy hiệu Tên họ Sinh mất Thụ phong Phu quân Ghi chú
Thuần Hiến Hoàng quý phi
Nghiêm thị
1854 - 1911
Ngày 25 tháng 12
Cao Tông năm thứ 40
(1903)[50]
Triều Tiên Cao Tông
Lý Hi
Được sách phong vì là sinh mẫu của Anh Thân vương - gia tặng Ý Mẫn Thái tử Lý Ngân. Trong thời Cao Tông, Nghiêm thị luôn tích cực vận động "Thăng vị Hoàng hậu" và để con trai làm hoàng thái tử nhưng tất cả đều không thành.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Có nghĩa "Chỉ dưới Trung cung" và "Đứng đầu phụ tá nội trị", hai cụm này xuất phát từ chỉ dụ Thuận Trị Đế sách phong Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi[12].
  2. ^ Căn cứ theo Dương Nguyên (Hồng Tiểu Đậu Quán Chủ) trong "Nếu như Cố cung biết nói", hồ sơ đời Đạo Quang có chép chuyện Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu báo cáo muộn chuyện của Lưu Quan nữ tử (nguyên là "Mạn Thường tại"), do vậy bị nhà vua quở trách.
  3. ^ Thực chất "Thải trượng" là tên mới đổi từ triều Càn Long, hai triều Khang Hi và Ung Chính vẫn dùng "Nghi trượng" để gọi[17][18].
  4. ^ Đường quan (堂官) là cách gọi chung thời Minh-Thanh nói đến quan viên cao cấp trong một cơ quan ở các bộ, bao gồm Thượng thưThị lang.
  5. ^ Một điện thờ sau nhà Thái Miếu, thờ tổ tiên của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Các phi tần khi tuyên cáo Thái Miếu lên tổ tiên đều chỉ ở đây, Hoàng hậu mới tuyên cáo trên Thái Miếu chính thức.
  6. ^ Nguyên văn: [冊、寶亭; "Sách, bảo đình"]. Đây là một dạng án hình hộp vuông, nhìn như cái đình nhỏ và được khiêng để đựng sách, bảo tuyên phong cho hậu phi. Có thể xem Như Ý truyện tập 47, khi nhân vật Như Ý được lập Hậu. Toàn cảnh sách lập có thể tham khảo.
  7. ^ Nguyên văn: [六肅三跪三拜禮], trong Thanh sử cảo ghi là [六肅三跪三叩; "Lục túc tam quỵ tam khấu"]. Đây là lễ bái cao quý nhất, chỉ dành cho Hoàng đế và ba bậc Hậu (tức Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu và Hoàng hậu).
  8. ^ Truy phong (追封), cũng gọi Truy sách (追冊) hay Truy tặng (追贈), chữ "truy" chỉ việc thực hiện gia phong tước vị cho một đối tượng đã chết.
  9. ^ Do trong cung có Thọ Kỳ và Ôn Huệ lần lượt là "Thái phi", Cản thị vẫn không có tôn hiệu Thái phi chính thức.
  10. ^ Nguyên văn chữ hồ sơ: (乾隆二十五年)四月十一日册封纯皇贵妃,用中品果桌一张,开取油面饽饽家伙抬送桌张用苏拉七名,跟桌三张,每张开取油面饽饽家伙抬送桌张用苏拉五名,共用苏拉二十二名。
    Hồ sơ ghi 11 tháng 4, tra Thực lục ghi lại thì vào tháng 4, ngày sóc đầu tháng là "Ất Hợi" (乙亥), tính theo đó ngày 11 là "Ất Dậu".
  11. ^ Tính theo tại vị với tư cách hôn phối, không tính gia tặng như Kính Ý Hoàng quý phi hay các góa phụ Hoàng quý phi khác

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trương Đình Ngọc, quyển 54, "Lễ bát" (Gia lễ nhị):至宣宗立孫貴妃,始授寶,憲宗封萬貴妃,始稱皇,非洪武之舊矣。
  2. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Anh Tông Duệ Hoàng đế thực lục"・quyển 269: 庚戌,遣旗手卫官祭旗纛之神,命武清侯石亨为正使,礼部尚书胡濙为副使,持节册封妃唐氏为皇贵妃。
  3. ^ Trương Đình Ngọc, quyển 113: 二十三年春,暴疾薨,帝輟朝七日。諡曰「恭肅端慎榮靖皇貴妃」,葬天壽山。
  4. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Hiến Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 158: 戊寅,以定西侯蒋琬为正使,礼部尚书兼文渊阁大学士万安为副使,持节册贵妃万氏为皇贵妃,邵氏为宸妃,王氏为顺妃,梁氏为和妃,王氏为昭妃。
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Hiến Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 3: 天顺八年,三月甲寅朔,尊母后皇后为慈懿皇太后,母妃皇贵妃为皇太后。
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 3: 大学士张居正言礼部会议两宫尊号,仰考旧典惟,宪宗皇帝尊嫡母皇后为慈懿皇太后,生母皇贵妃为皇太后与今日事正为相同,但今圣母皇后与圣母皇贵妃恩德之隆概无有间,尊崇之礼岂宜差殊且臣恭奉。。。己丑,敕谕礼部,朕闻礼以正名为先孝,以尊亲为大故,自古帝王缵基图之重,念鞠育之恩,必有徽称光于典册,所以尽伦而教孝也惟我。圣母皇后恭俭安仁,作俪皇考,我圣母皇贵妃贞纯慈惠,诞毓眇躬圣善之德,并隆生成之功,罔间俾予冲子,获嗣丕基皆训迪拥佑之力也,不有尊称曷彰令德,兹谨稽祖宗旧典,博采廷臣公议,恭上圣母皇后尊号曰仁圣皇太后,圣母皇贵妃尊号曰慈圣皇太后。
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 214: 康熙以後,典制大備。皇后居中宮;皇貴妃一,貴妃二,妃四,嬪六,貴人、常在、答應無定數,分居東、西十二宮。
  8. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thế Tông Túc Hoàng đế thực lục"・quyển 233: 癸卯,进封皇贵妃王氏沈氏,肃妃江氏,雍妃陈氏,徽妃王氏,懿妃赵氏。
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Mục Tông Trang Hoàng đế thực lục"・quyển 16: 皇太子诣上位前,皇后前,各行八拜礼,又诣皇贵妃前行八拜礼,毕,回宫。
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 171: 户科给事中姜应麟题,正名定分国本,所以安别嫌明微君道,所以正恭睹。圣谕贵妃郑氏著进封皇贵妃,臣愚窃谓礼贵别嫌事当慎,始贵妃以孕育蒙恩,岂曰不宜但名号大崇,亦所宜虑贵妃虽贤,所生固皇上第三子也,犹然亚位中宫,则恭妃诞育元嗣。主鬯承祧,乃其发祥顾当翻令,居下耶揆之伦,理则不顺质之人心,则不安传之天下,万世则不典非,所以重储贰定众志也。伏乞皇上俯从末议,收回成命,以协舆情其或情,不容已势不可回,则愿首册恭妃为皇贵妃,次及贵妃,两典一时不妨并举,则礼既不违情,亦不废长幼之分明,而本支之义得矣。抑臣之所议者末也,未及其本也。皇上诚欲正名,定分别嫌明,微莫若俯从阁臣之请,册立元嗣为东宫,以定天下之本,则臣民之望慰,而宗社之庆长矣。上怒,责其窥探命,降极边杂职得山西广昌县典史。
  11. ^ Thẩm Đức Phù, quyển 3: 皇贵妃之体,邻于正嫡,凡禁中大庆,奉请两宫,则中宫奉侍仁圣,而翼坤奉侍慈圣,得并讲姑媳之体,他贵嫔皆退避不敢望见。
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Thế Tổ Chương Hoàng đế thực lục"・quyển 103: 甲戌。諭禮部。朕前奉聖母皇太后諭、內大臣鄂碩之女董鄂氏、立為賢妃。本月二十八日又奉聖母皇太后諭。式稽古制、中宮之次、有皇貴妃首襄內治。因慎加簡擇。敏慧端良、未有出董鄂氏之上者。應立為皇貴妃。爾部即查照典禮。於十二月初六日吉期、行冊封禮。
  13. ^ a b Hậu Nhân Hổ: 六宫总摄被玄纁,天后銮仪一半分。敦肃独全终始礼,家书不发大将军。清宫制,后以下皇贵妃最尊,可总摄六宫事即副后也。宪宗敦肃皇贵妃,年遐龄女,大将军羹尧妹,最谨慎,偶有家书必先呈御览,故得全始终礼。
  14. ^ Ngạc Nhĩ Thái, quyển 8: 皇后居中宮,主內治。皇貴妃一位、貴妃二位、妃四位、嬪六位,分居東西十二宮,佐內治。自貴妃以下封號,俱由內閣恭擬進呈,欽定冊封。貴人、常在、答應俱無定位,隨居十二宮,勤修內職。
  15. ^ Ngạc Nhĩ Thái, quyển 8: 內庭位次各有差等,須各依本分位次,謙恭和順,接上以敬,待下以禮,非本宮首領、太監、女子不可擅行使令。
  16. ^ Ngạc Nhĩ Thái, quyển 10: 典禮六,儀衛,皇太后儀駕。。。皇后儀駕。。皇貴妃儀仗,貴妃儀仗,妃采仗,嬪采仗。
  17. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 105: 妃采仗,原名儀仗。。。嬪采仗,原名儀仗。視妃采仗少直柄瑞草傘二。餘同。
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1747), quyển 138: 乾隆十年,谕嗣后皇贵妃贵妃仪仗内红段曲柄伞著改金黄色,妃嫔仪仗内増用红段曲柄伞,钦此。十四年,定皇太后皇后前陈设者曰仪驾,皇贵妃贵妃所陈设曰仪仗,妃嫔陈设曰采仗。
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 117: 世庙皇贵妃沈氏薨,上辍朝五日。
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 2: ○又谕、朕自幼龄。仰蒙皇祖、慈爱笃挚。抚育宫中。太妃皇贵妃、贵妃、仰体皇祖圣心。提携看视。备极周至。朕心感念不忘。太妃密妃、诞育庄亲王。太妃勤妃、诞育果亲王。
  21. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 214: 慤惠皇貴妃,佟佳氏,孝懿皇后妹。事聖祖為貴妃。世宗尊為皇考皇貴妃。高宗尊為皇祖壽祺皇貴太妃。薨,諡曰慤惠皇貴妃。
  22. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 214: 恭順皇貴妃,鈕祜祿氏。嘉慶初,選入宮,為如貴人。累進如妃。宣宗尊為皇考如皇貴妃,居壽安宮。文宗尊為皇祖如皇貴太妃。薨,年七十四,諡曰恭順皇貴妃。子一,綿愉。女二,殤。
  23. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 214: 孝靜成皇后,博爾濟吉特氏,刑部員外郎花良阿女。后事宣宗為靜貴人。累進靜皇貴妃。孝全皇后崩,文宗方十歲,妃撫育有恩。文宗即位,尊為皇考康慈皇貴太妃,居壽康宮。
  24. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 214: 莊靜皇貴妃,他他拉氏。事文宗,爲貴人,累進麗妃。穆宗尊封爲皇考麗皇貴太妃。薨,諡曰莊靜皇貴妃。女一,下嫁符珍。
  25. ^ Trương Đình Ngọc, quyển 113: 淑妃李氏,壽州人。父傑,洪武初,以廣武衛指揮北征,卒於陣。十七年九月,孝慈皇后服除,冊封淑妃,攝六宮事。未幾,薨。。。寧妃郭氏,濠人郭山甫女。李淑妃薨,妃攝六宮事。
  26. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 103: 四月辛巳、以册封皇贵妃摄六宫事、遣官祭告圜丘、方泽、太庙、奉先殿、社稷。
  27. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 131: 十三年,十二月丁酉,以册封皇贵妃礼成,加上昭圣慈夀恭简安懿皇太后徽号,曰昭圣慈夀恭简安懿章庆皇太后。
  28. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 131: 十四年,四月乙酉,以金川平定,册立摄六宫事皇贵妃礼成,加上崇庆慈宣皇太后徽号,曰崇庆慈宣康惠皇太后。
  29. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 82: 祭告凡登極授受大典,上尊號、徽號,祔廟,郊祀,萬壽節,皇太后萬壽節,冊立皇太子,先期遣官祗告天地、太廟、社稷。致祭岳鎮、海瀆、帝王陵寢、先師闕里、先師。改大祀亦如之。大婚冊立皇后,祗告天地、太廟。尊封太妃、冊封皇貴妃及貴妃,祗告太廟後殿奉先殿。
  30. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 131: 次日,上诣皇太后宫,率王公大臣行庆贺礼,百官于午门外随行礼,次皇贵妃率贵妃,妃,嫔,公主,王妃,命妇诣皇太后宫行庆贺礼。
  31. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 131: 至日,上率王公大臣诣皇太后宫躬进册宝,行礼毕,皇后率贵妃,妃,嫔以下诣皇太后宫行庆贺礼如仪。
  32. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 88: 攝六宮事皇貴妃千秋節,儀同皇后。
  33. ^ Trương Đình Ngọc & Lưu Dung, quyển 131: 是日皇贵妃以下诣太皇太后,皇太后宫行庆贺礼。。。礼部堂官传内监奏请皇贵妃等诣太皇太后宫行礼。。。太皇太后礼服御内殿乐作升座乐止,皇贵妃等前进,皇贵妃在左,贵妃在右,诸妃分左右立稍后,率公主王妃以下大臣命妇依次排立行六肃三跪三叩礼,乐作礼毕乐止。皇贵妃等复原位立,内监奏请太皇太后还宫,乐作进宫乐止,皇贵妃等出宫乘舆引礼命妇前导赴皇太后宫行礼,与太皇太后行礼同,礼毕。
  34. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1747), quyển 138: 皇贵妃仪仗内増眀黄段黑段寳相花伞各二。
  35. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1747), quyển 138: 顺治初年定。。。皇贵妃仪仗红黑云段销金鳯旗四,金节二,吾仗立瓜卧瓜各二。。。金黄段素扇二。贵妃仪仗与皇贵妃同。
  36. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), "Tập 7・Chính biên đệ tứ kỷ・Quyển XLII": Các Phi, Tần trở xuống đến Tài nhân vào hầu Hoàng quý phi ở viện, sở, các Phi, Tần thì lễ vái 2 vái trước; Hoàng quý phi đứng dậy đáp lễ 1 vái; Tiệp dư cho đến Tài nhân đều làm lễ 3 vái, Hoàng quý phi không vái đáp lễ, rồi mời đến chỗ ngồi, đều chiểu thứ bậc cao thấp mà ngồi, không được ngồi cùng chiếu với Hoàng quý phi. Khi khoản tiếp nói chuyện xong, xin cáo từ lui về, các Phi trở xuống đứng dậy, nên đáp nên không đều như trước. Hoàng quý phi nhân có việc đến các sở cung giai, việc vái đáp và chỗ ngồi phải làm cũng theo như trước mà làm.
  37. ^ Lý Đông Dương, quyển 46: 皇妃冊立儀。洪武三年定,前期一日。禮部官奉冊印進入、置于謹身殿御座寶案之前。冊東印西。侍儀司設冊禮使受制位于奉天殿橫街南、稍東。
  38. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thái Tổ Cao Hoàng đế thực lục"・quyển 52: 乙未,冊妃孫氏為貴妃,吳氏為充妃,郭氏為惠妃,郭氏為寧妃,達氏為定妃,胡氏為順妃。其儀:皇妃服九翚四鳳冠,翟衣九等,車輅用厭翟車。冊:用鍍金銀冊二片,其長短闊厚與諸王冊同。盝:飾以渾金瀝粉蟠鳳,其用物裹覆,皆與諸王同。印:用金龜鈕,其尺寸與諸王寶同,文曰"皇妃之印",其餘制度皆與諸王同。匣:皆飾以蟠鳳。
  39. ^ Lý Đông Dương, quyển 60: 永樂三年定。。。大衫霞帔。衫用紅色、紵絲紗羅隨用。霞帔深青為質。織金雲霞鳳文。或繡、或鋪翠、圈金、飾以珠。紵絲紗羅隨用。玉墜子、瑑鳳文。
  40. ^ Lý Đông Dương, quyển 46: 嘉靖十九年、進封妃嬪俱同日。 皇貴妃用金冊金寶。妃嬪無寶、止用鍍金銀冊。
  41. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thế Tông Túc Hoàng đế thực lục"・quyển 191: 进封贵妃沈氏阎氏、端妃曹氏、安妃沈氏、康妃杜氏。。。贵妃沈氏册曰。。。以金册金印加尔为贵妃。
  42. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thế Tông Túc Hoàng đế thực lục"・quyển 194: 皇后、皇贵妃、皇妃、皇嫔、宪庙皇妃、武庙皇妃、公主六尚等女官并宫人各具礼服、诣昭圣皇太后宫庆贺行八拜礼。
  43. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 517: 穆庙皇妃、中宫、皇贵妃等妃、皇嫔等、皇太子、福王并妃、瑞王、惠王、桂王、瑞安长公主 、荣昌公主、寿宁公主、景恭王妃才人、皇长孙诸孙诸孙女、哭临礼皆同一十二日成服、上服縗服诣梓宫前举哀行奠祭礼。
  44. ^ Ngạc Nhĩ Thái, quyển 5, phần chụp rõ sách
  45. ^ Ngạc Nhĩ Thái, quyển 5
  46. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 88: 登極儀清初太祖創業,建元天命,正月朔即位,貝勒、群臣集殿前,按翼序立。皇帝御殿,皆跪。八大臣出班,跪進上尊號表,侍臣受,跪御前宣讀。帝降座,焚香告天,率貝勒、群臣行禮,三跪九叩,畢,復座,貝勒等各率旗屬慶賀。太宗踐阼亦如之。。。乾隆十二年,定慶賀皇太后許二品命婦入班,尋諭世爵朝賀增入男爵。嘉慶二十五年,諭值皇太后三大節,將軍、督、撫、提、鎮具表慶賀,罷遞黃摺祝文。。。上尊號徽號儀、皇后率六宮、公主以下詣宮慶賀。翼日,帝御太和殿,王公百官上表慶賀,頒詔如制。。。冊立中宮儀,妃率公主等行禮,王公百官上表慶賀,賜宴如常儀。
  47. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 88: 乾隆十三年,定皇妃攝六宮事,體制宜崇,祭告如冊中宮儀。
  48. ^ Triệu Nhĩ Tốn, quyển 88: 尊封太妃進冊寶如前儀,唯內監舉案陳太妃座前,帝行禮,太妃起避立座旁。次日御殿受賀同。若遣官將事,禮部尚書朝服詣內閣,冊寶舁出,偕大學士送之,至宮門外,內監入獻太妃、太嬪,受訖,禮成。冊寶初制用金,康、乾時兼用嘉玉,道光後專以玉為之。凡尊封皇貴妃、貴太嬪,並用冊寶,太妃用冊印,太嬪用冊。
  49. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), "Tập 4・Chính biên đệ nhị kỷ・Quyển CLXV": Lại chuẩn định lệ ban phong. Hoàng quý phi dùng sách vàng. Sáu phi ((3) Sáu phi: Quý phi, Hiền phi, Thần phi, Gia phi, Thục phi, Huệ phi.) dùng sách bạc mạ vàng. Chín tần ((4) Chín tần: Quý tần, Hiền tần, Trang tần, Đức tần, Thục tần, Huệ tần, An tần, Hoà tần, Lệ tần.) cùng với các Tiệp dư, Quý nhân, Mỹ nhân, Tài nhân dùng sách bạc. Tài nhân vị nhập giai: dùng thái trục ((5) Thái trục: sắc phong bằng lụa màu, có trục (như kiểu tranh bồi của Trung Quốc xưa).). Nữ quan, từ thủ đẳng đến hạ đẳng: dùng long tiên trục ((6) Long tiên trục : sắc phong bằng giấy vẽ rồng, có trục.). Mạt đẳng : do bộ truyền sắc, dùng giấy hội).
  50. ^ a b Xuân Thu quan, "Cao Tông thực lực"・quyển 43: 二十五日。 冊淳妃嚴氏爲皇貴妃。金冊文: 皇帝若曰: 九嬪備官, 王化所起。 四星著妃, 天象可覩, 所以協贊陰敎, 密佐內治。 淳妃嚴氏, 敬謹自持, 敦厚所稟, 弓韣燕禖, 蕃衍毓慶。 是宜稽古令典, 加陞位號。 今遣正使完平君 李昇應、副使宮內府特進官李容稙, 命爾爲皇貴妃。 刻繒之䄖翟, 品冠六儀; 範金之冊印, 名超九御。 於戲! 位愈高而心愈下, 爲富貴之守; 德彌盛而禮彌恭, 爲福履之綏。 念玆訓詞, 爾尙欽哉!
  51. ^ Xuân Thu quan, "Cao Tông thực lực"・quyển 43: 行皇貴妃朝見禮于內殿。
  52. ^ Xuân Thu quan, "Cao Tông thực lực"・quyển 46: 禮式院掌禮卿趙定熙奏: "懿孝殿祥祭日, 謹依歷代典禮, 當有皇帝、皇太子、皇貴妃、文武百官致祭之禮矣。 依例擧行何如?" 制曰: "以親奠酌磨鍊, 東宮、皇貴妃親進香, 宮內府、議政府, 亦以進香爲之。"
  53. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thế Tông Túc Hoàng đế thực lục"・quyển 233: 乙未,贵妃阎氏薨。妃首出皇第一子,上痛悼,诏追封为皇贵妃,赐谥荣安惠顺端僖,丧礼视皇妃例加等权,厝孝洁皇后陵次。
  54. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 172: 万历十四年三月二日: 丁酉,以进封皇贵妃,册封德妃,祭告奉先殿,上御皇极殿传制,遣公徐文璧等,大学士申时行等持捧节册封贵妃郑氏为皇贵妃,许氏为德妃。 皇贵妃册文曰:"朕惟化理之基恒资乎贤淑,褒嘉之典必视其劳勤。位以德迁,制缘义起。咨尔贵妃郑氏,妙膺嫔选,婉娩有仪。洊受妃封,恪共尤著。【朕孳孳图治,每未明而求衣;尔肃肃在公,辄宣劳于视夜。】厥有鸡鸣之助,匪徒鱼贯之克。矧梦既应于熊祥,而庆克昌乎麟趾。益徽令德,宜荷渥恩。兹特以金册金宝谴使持节,进封尔为皇贵妃。於戏!秩超九御,载增褕翟之光;品冠六仪,蹇式轩龙之贵。尔其居宠惟畏,弗懈益虔。茂明图史之规,式赞宫闺之化。副兹异数,光我训词,钦哉。
  55. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 419: 丙辰,谕内阁礼曰朕以元孙诞生,尊上圣母徽号,书谕天下宗藩,复思皇太子生母恭妃王氏先年每欲进封,因帑藏钱粮不敷恐礼文未备是以暂停,今宫闱大典告成,恭妃宜进封皇贵妃。。。己卯,以元孙诞生,册封皇太子生母恭妃王氏为 (皇) 贵妃。
  56. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Thần Tông Hiển Hoàng đế thực lục"・quyển 308: 敬妃李氏薨,逝传旨封为皇贵妃,礼仪照世庙皇贵妃沈氏例行,营葬吉地礼部请遣官于天寿山,悼灵左右相择 。上命礼部尚书范谦,钦天监监正张应侯往。
  57. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Quang Tông Trinh Hoàng đế thực lục"・quyển 8: 礼部题奉圣谕,选侍李氏进封皇贵妃。
  58. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Hy Tông Triết Hoàng đế thực lục"・quyển 41: 戊辰,册慧妃范氏进封皇贵妃,命公张惟贤持节,大学士叶向高韩爌捧册宝各行礼。
  59. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh, "Hy Tông Triết Hoàng đế thực lục"・quyển 65: 丙辰,册封容妃任氏为皇贵妃,遣英国公张惟贤持节,大学士顾秉谦丁绍轼捧册各行礼。
  60. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Đại Thanh Thánh Tổ thực lục quyển":康熙五十六年十二月○丙戌满汉文武大臣官员等奏窃惟。皇太后违豫。皇上焦劳、以致头晕足肿。仍勉强诣宁寿宫省问。皇太后握手心伤。复移帷幄、次于苍震门内以致圣躬劳瘁头愈眩晕不能支持。臣等不胜恐惧皇上至孝纯诚皇太后脱有不虞必欲力疾尽情尽礼仰惟皇上春秋已高又适抱恙皇太后聿跻上寿受备物之奉者垂六十年是皇太后之福皇上之孝、皆极古今之所稀有矣至于一切礼仪臣等虽愚、岂不知皇上孝思维则然考之于古、汉儒郑康成、最精于礼、其论国有大忧而君有疾者、使子执事。即朱子谨礼终身、及暮年有疾遇、家有祭祀、坐视子孙拜跪而已。此皆典礼明证。伏乞皇上深抑圣情、俯衷古制如皇太后有不虞之事、命诸皇子悉心经理凡拜跪行走一切劳力礼节圣躬切未可身亲。万分保摄、仰承宗社之重上以慰皇太后之心下以惬朝野臣民之望奏入得上□日皇太后倘有不虞朕当力疾尽礼尔等各有父母勿过为劝阻若屡劝阻、朕益伤悼、愈增疾矣。   ○是日酉刻。皇太后崩于宁寿宫上拊膺哀号即行割辫孝服用布。哭泣弗辍。视梓宫安设毕奠酒恸哭不已。诸皇子及近侍人员屡次叩请。始回苍震门旧制国有不丧宗室公以上服索帛。今因上孝服用布亦俱用布
  61. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế thực lục": 康熙二十八年七月 -(初七日)辛丑。上奉皇太后、自畅春园回宫;(初八日)壬寅,谕礼部、奉皇太后慈谕、皇贵妃佟佳氏、孝敬性成、淑仪素著。鞠育众子、备极恩勤。今忽尔遘疾、势在濒危。予心深为轸惜。应即立为皇后、以示宠褒。钦此、前者九卿诸臣、屡以册立中宫上请。朕心少有思维、迁延未许。今祗遵慈命、立皇贵妃佟氏为皇后。应行典礼、尔部即议以闻。
  62. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Thế Tông Hiến Hoàng đế thực lục"・quyển 21: 辛巳。遣官赍册宝,尊封圣祖仁皇帝皇贵妃,贵妃,密妃,定妃,通嫔。
  63. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 205: ○丙午。加尊温惠贵太妃。为温惠皇贵太妃礼部恭进册宝。上诣宁寿宫行六拜礼。
  64. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Thế Tông Hiến Hoàng đế thực lục"・quyển 8: 壬申。追封圣祖敏妃为皇考皇贵妃。
  65. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Thế Tông Hiến Hoàng đế thực lục"・quyển 39: ○己酉。谕礼部。贵妃年氏。秉性柔嘉。持躬淑慎。朕在藩邸时。事朕克尽敬慎。在皇后前。小心恭谨驭下宽厚和平。皇考嘉其端庄贵重。封为亲王侧妃。朕即位后。贵妃于皇考皇妣大事。悉皆尽心。力疾尽礼。实能赞襄内政。妃素病弱。三年以来。朕办理机务。宵旰不遑。未及留心商确诊治。凡方药之事。悉付医家。以致耽延日久。目今渐次沉重。朕心深为轸念。贵妃著封为皇贵妃。傥事出。一切礼仪。俱照皇贵妃行。
  66. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 1619: ○甲申。上以裕贵妃母妃九十寿。晋封裕皇贵妃。亲奉册宝。并御笔扁联。御制诗章。诣裕皇贵妃宫行礼。
  67. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 233: ○乙未。谕、朕奉皇太后懿旨。贵妃诞生望族。佐治后宫。孝敬性成。温恭素著。著晋封皇贵妃。
  68. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 338: 壬午。上御太和殿宣制。命大学士来保为正使。礼部尚书海望为副使。持节、册封娴贵妃那拉氏为皇贵妃摄六宫事。
  69. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 260
  70. ^ chú thích web & "Thanh sử cảo · Liệt truyện nhất · Hậu phi" · quyển 214]:纯惠皇贵妃,苏佳氏。事高宗潜邸。即位,封纯嫔。累进纯皇贵妃。薨,谥曰纯惠皇贵妃。葬裕陵侧。子二,永璋、永瑢。女一,下嫁福隆安。 注:《清史稿后妃传》中写纯惠皇贵妃苏佳氏的说法是错误的。纯惠皇贵妃没有抬旗成为苏佳氏,因为苏召南不是官员,所以纯惠皇贵妃的出身不高,况且她是汉人女子,因此不能成为侧福晋。应只是侍妾身分,错把苏氏变成苏佳氏的是清史稿。但由于各方史料《爱新觉罗宗谱》、《清皇室四谱》中均作"纯惠皇贵妃苏佳氏",故而后世一般沿用"苏佳氏"的称法。
  71. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 609: ○谕、奉皇太后懿旨。纯贵妃、久膺册礼。克勷内治。敬恭淑慎。毓瑞椒涂。今皇子、及公主、俱已吉礼庆成。应晋册为皇贵妃。以昭令范。钦此所有应行典礼。各该衙门照例举行。
  72. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 738: ○乙卯。命大学士公傅恒、为正使。协办大学士吏部尚书陈宏谋、为副使。持节册封令贵妃魏氏、为皇贵妃。
  73. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 736: 谕、奉皇太后懿旨。令贵妃敬慎柔嘉。温恭端淑。自膺册礼。内治克勷。应晋册为皇贵妃。以昭壸范。钦此。所有应行典礼。各该衙门照例举行
  74. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 233: ○谕曰。大阿哥生母哲妃。著追封皇贵妃。所有应行典礼。该部察例具奏。。。○戊戌。皇贵妃高氏薨。谕曰。皇贵妃高氏。著加封慧贤皇贵妃。又谕曰。皇贵妃富察氏。著追封哲悯皇贵妃。
  75. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Cao Tông Thuần Hoàng đế thực lục"・quyển 501: ○嘉贵妃薨。谕曰、钦奉皇太后懿旨。嘉贵妃患病薨逝。著追封皇贵妃。钦此。一切丧仪。该衙门察例敬谨举行。。。丙戌。册谥嘉贵妃为淑嘉皇贵妃。
  76. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Nhân Tông Duệ Hoàng đế thực lục"・quyển 37: ○又谕、朕自冲龄。蒙庆贵妃养母抚育。与生母无异。理宜特隆典礼。加晋崇封。兹追封为庆恭皇贵妃。所有应行典礼。著该衙门查例具奏。
  77. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Gia Khánh Triều thực lục"・quyển 37: 嘉庆四年。己未。春。正月: 又谕、朕自冲龄。蒙庆贵妃养母抚育。与生母无异。理宜特隆典礼。加晋崇封。兹追封为庆恭皇贵妃。所有应行典礼。著该衙门查例具奏。
  78. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Nhân Tông Duệ Hoàng đế thực lục"・quyển 23: ○壬子。上奉太上皇帝命。遣大学士刘墉、为正使。礼部左侍郎铁保、为副使。持节、赍册宝、册封贵妃钮祐禄氏为皇贵妃。
  79. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Gia Khánh Triều thực lục"・quyển 17: ○己未。上奉太上皇帝敕谕、命贵妃钮祜禄氏继位中宫。先册封为皇贵妃。
  80. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Tuyên Tông Thành Hoàng đế thực lục"・quyển 11: ○命礼部左侍郎善庆、内阁学士耆英、恭赍册宝。尊封仁宗睿皇帝諴贵妃刘佳氏为諴禧皇贵妃。
  81. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Tuyên Tông Thành Hoàng đế thực lục"・quyển 137: ○命大学士卓秉恬、礼部右侍郎倭什讷、恭赍册宝、尊封仁宗睿皇帝如贵妃钮祜禄氏、为如皇贵妃。
  82. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Tuyên Tông Thành Hoàng đế thực lục"・quyển 242: ○癸丑。谕内阁、奉皇太后懿旨。全贵妃钮祜禄氏、著晋封为皇贵妃。一切服色车舆。俱著查照大清会典则例服用。并著摄六宫事。于明年十月举行册后。典礼。各该衙门豫期查例具奏。
  83. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Tuyên Tông Thành Hoàng đế thực lục"・quyển 343: ○癸酉。命大学士王鼎为正使。礼部左侍郎关圣保为副使。持节赍册宝册封静贵妃博尔济吉特氏为皇贵妃。
  84. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Hàm Phong Triều thực lục"・quyển 2: ○又谕、礼部奏、本月二十六日登极典礼。请停止举哀一日。并经恭理丧仪王大臣等。援引成宪。合词吁请。朕曷敢踰。著仍照定例停止举哀一日。又谕、皇贵妃侍奉皇考淑慎素著。允宜加崇称号以申敬礼。谨尊封为康慈皇贵太妃。所有应行典礼。各该衙门察例豫备。届期蠲吉举行。
  85. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Hàm Phong Triều thực lục"・quyển 171: 咸丰五年。乙卯。秋七月。尊康慈皇贵太妃、为康慈皇太后。上诣寿康宫行礼。谕惠亲王绵愉等、朕维礼缘于义。首重慈闱之尊养。孝本乎诚。宜崇母范之鸿称。钦惟康慈皇贵太妃。侍奉皇考廿余年。徽柔素著。抚育朕躬十五载。恩恤优加。虽懿德撝谦。而孝忱难罄。今谨上尊号为康慈皇太后。福履无疆。长承爱日之暄。寿考有徵。永协亿龄之庆。一切应行典礼。著该部察例具奏。
  86. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Mục Tông Nghị Hoàng đế thực lục"・quyển 6: ○又谕、皇祖宣宗成皇帝嫔御。前经皇考大行皇帝加崇位号。兹朕御极之初。宜晋隆称。以申敬礼。琳贵太妃诞育醇郡王、钟郡王、孚郡王、寿禧和硕公主。谨尊封为琳皇贵太妃。
  87. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Mục Tông Nghị Hoàng đế thực lục"・quyển 6: 又谕、皇考大行皇帝妃嫔。承侍宫闱。恪恭淑慎。均宜加崇位号。以表尊荣。丽妃侍奉皇考有年。诞育大公主。谨尊封为丽皇贵妃。
  88. ^ a b c d Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Đại Thanh Tuyên Thống chính kỷ"・quyển 1: ○谕内阁祺贵妃。瑜贵妃。珣贵妃。王滟晋妃。瑾妃。侍奉大行太皇太后。历有年所。淑顺克昭。均宜加崇位号。以表尊荣。祺贵妃谨尊封为祺皇贵太妃。瑜贵妃尊封为瑜皇贵妃。珣贵妃尊封为珣皇贵妃。王滟晋妃晋封为王滟晋贵妃。瑾妃晋封为瑾贵妃。所有应行事宜。著该衙门察例具奏。现月
  89. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Đức Tông Cảnh Hoàng đế thực lục"・quyển 2: ○戊子。谕内阁。朕钦奉两宫皇太后懿旨。皇后作配大行皇帝。懋著坤仪。著封为嘉顺皇后帝。夙昭淑慎。著封为敦宜皇贵妃。
  90. ^ a b Quất Huyền Nhã (橘玄雅) (10 tháng 6 năm 2016). "Thanh hậu phi truyện·Đức Tông nhị phi". Kknews. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
  91. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985), "Đức Tông Cảnh Hoàng đế thực lục"・quyển 490: ○谕内阁、钦奉皇太后懿旨。上年京师之变。仓猝之中。珍女滟巳扈从不及。即于宫内殉难。洵属节烈可嘉。加恩著追赠贵妃位号。
  92. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), "Tập 4・Chính biên đệ tứ kỷ・Quyển XLII": Tấn phong Trung phi họ Vũ làm Hoàng quý phi. Dụ rằng: "Trong chốn cung đình là nguồn gốc của phong hoá, không thể không có người giúp đỡ để cai quản kẻ thuộc hạ giữ được đạo đàn bà. Trung phi họ Vũ là con nhà danh vọng, kính được kén cho, người bé nhỏ rất có đức hạnh, được sự Hoàng thái hậu xét biết, thuận cho nên thăng chức, vậy tấn phong làm Hoàng quý phi, suất nhiếp lục viện".
  93. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), "Tập 9・Chính biên đệ lục kỷ・Quyển III": Tấn phong họ Nguyễn Hữu làm Hoàng quý phi và ban cho kim bài. (Kim bài) khắc ngang chữ "Đồng Khánh sắc tứ", khắc dọc các chữ "Kiêm nhiếp lục viện").
  94. ^ Cao Tự Thanh, "Chính biên・Đệ lục kỷ phụ biên・Quyển 9": Sách phong Mậu tần Nguyễn Gia thị làm Hoàng quý phi (con gái của Vũ Hiển điện đại học sĩ Túc liệt tướng Diên Lộc bá Nguyễn Thân).
  95. ^ Cao Tự Thanh, "Chính biên・Đệ lục kỷ phụ biên・Quyển 20": Ngày Canh tý (ngày 12), Chính phủ Bảo hộ đưa Thành Thái Phế đế ngự vào Sài Gòn, xin bàn định cách xưng hô. Phủ Phụ chính tâu nói bản triều không có lệ ấy, duy vua các triều trước nhường ngôi đều được tôn là Thái thượng hoàng, đích mẫu là Hoàng thái hậu, sinh mẫu là Hoàng thái phi. Nay hoàng thượng lên ngôi, cứ nói là lúc đầu chưa kịp bàn bạc về lễ. Sài Gòn là nhượng địa do nước Pháp quản hạt, việc xưng hô tùy theo tục nước Pháp. Tới như ở Trung Bắc hai kỳ phàm nếu phải viết tới và xưng hô đều tuân theo chiếu tấn tôn gọi là Hoàng phụ, Hoàng đích mẫu, Hoàng sinh mẫu, chờ về sau sẽ bàn nghĩ thi hành.
Nguồn tham khảo
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky is a hacked version of Pokemon Emerald so you can use Pokemon Emerald Gameshark Codes or Action Replay Codes or CodeBreaker Codes for Pokemon Flora Sky
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Aoi Todo là một thanh niên cao lớn, có chiều cao tương đương với Satoru Gojo. Anh ta có thân hình vạm vỡ, vạm vỡ và làn da tương đối rám nắng
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Phim đề tài tình yêu luôn là những tác phẩm có nội dung gần gũi, dung dị, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là dành cho những trái tim đang thổn thức trong ngày tình nhân.
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người