Đông Turkestan شەرقىي تۈركىستان | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 東突厥斯坦 | ||||||||
Giản thể | 东突厥斯坦 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||
Phồn thể | 東土耳其斯坦 | ||||||||
Giản thể | 东土耳其斯坦 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Duy Ngô Nhĩ | |||||||||
Tiếng Duy Ngô Nhĩ | شەرقىي تۈركىستان | ||||||||
|
Đông Turkestan (tiếng Uyghur: شەرقىي تۈركىستان, Hán-Việt: Đông Đột Quyết Tư Thản hay Đông Thổ Nhĩ Kỳ Tư Thản chữ Uyghur Latin: Shərqiy Türkistan, chữ Uyghur Cyrill: Шәрқий Түркистан), hay Đông Turkistan, Uyghurstan, Uyghuristan (tiếng Uyghur: ئۇيغۇرىستان) là một thuật ngữ chính trị được hiểu theo nhiều nghĩa dựa vào văn cảnh và cách dùng. Trong lịch sử thuật ngữ này được các nhà Thổ Nhĩ Kỳ học người Nga, như Nikita Bichurin, đưa ra hồi thế kỷ 19 để thay thế cho thuật ngữ "Turkestan Trung Quốc" (tiếng Anh: Chinese Turkestan), dùng để chỉ vùng Lòng chảo Tarim ở phần phía tây nam tỉnh Tân Cương, Thanh triều. Trong tiếng Uyghur tên gọi Lòng chảo Tarim hồi thế kỷ 18 và 19 là Altishahr, nghĩa chữ là "sáu thành phố".
Từ thế kỷ 20, những người đấu tranh ly khai đã dùng thuật ngữ Đông Turkestan (hay Uyghurstan) để gọi toàn bộ tỉnh Tân Cương, hoặc để gọi một quốc gia độc lập trong tương lai tại lãnh thổ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (thủ phủ là Ürümqi). Họ không chấp nhận sử dụng tên gọi "Tân Cương" do bên Trung Quốc áp đặt mà dùng Đông Turkestan để nhấn mạnh sự liên kết của nó với nhóm các dân tộc Turk ở phía Tây. Tuy nhiên trong văn học dân tộc Uyghur, Đông Turkestan giữ lại nghĩa nhỏ hơn về địa lý. Ở Trung Quốc thuật ngữ này mang nghĩa tiêu cực vì nó được cho là bắt nguồn từ việc những nhóm chiến binh dân quân sử dụng, và do đó Chính phủ Trung Quốc không ủng hộ việc sử dụng thuật ngữ này.
Trước khi Hãn-quốc Chuẩn Cát Nhĩ chinh phạt Hồi Cương (Altishahr), Đông Turkestan được gọi là Moghulistan ("đất nước của người Mông Cổ") và được cai trị bởi hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn ở Hãn-quốc Sát Hợp Đài (Chagatai). Những người Duy Ngô Nhĩ trên đất Thổ Lỗ Phiên đề nghị Thanh triều giúp họ thoát khỏi sự trị vì của Hãn-quốc Chuẩn Cát Nhĩ. Quân đội Thanh triều đã liên minh với thống lĩnh Hồi giáo Emin Khoja đã tiêu diệt Hãn-quốc Chuẩn Cát Nhĩ, sau đó để ông thống trị Đông Turkestan
Thuật ngữ "Đông Turkestan" gắn bó rất chặt chẽ với chính trị. Thông thường thì đa sô các tên khu vực tại Trung Á không phản ánh hết sự đa dạng của khu vực đó. Lịch sử Tân Cương đang bị tranh cãi giữa Chính phủ Trung Quốc và những người Duy Ngô Nhĩ đấu tranh ly khai, cái tên chính thức và thường dùng là Tân Cương (Khu tự trị Tân Cương) bị bác bỏ bởi những người đấu tranh cho sự độc lập.