Đường Trường Chinh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Trường Chinh
Đường Trường Chinh đoạn qua địa phận quận 12
Tên khácĐường cao tốc Bảy Hiền - An Sương
Tên trước đâyCách Mạng Tháng 8 - Quốc lộ 22
Dài7.3 km (4,5 mi)
Rộng
  • 10-12m (từ ngã tư Bảy Hiền đến đường Âu Cơ)
  • 30m (từ đường Âu Cơ đến đường Cộng Hòa)
  • 60 m (từ đường Cộng Hòa đến nút giao An Sương)
Vị tríTân Bình, Tân PhúQuận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ga tàu điện ngầm gần nhất 2  Ga Nguyễn Hồng Đào, Ga Bà Quẹo, Ga Phạm Văn Bạch, Ga Tân Bình, Ga Tân Thới Nhất, Ga Hưng Thuận
Đầu Đông NamĐường Cách Mạng Tháng Tám tại ngã tư Bảy Hiền, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu Tây Bắc tại ngã tư An Sương, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng
Hoàn thiện30 tháng 7 năm 2005 (18 năm, 8 tháng, 4 tuần và 2 ngày)

Đường Trường Chinh là một tuyến đường đi qua nội thành và cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trục đường ra vào phía Bắc theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, có trung tâm mua sắm Pandora City - BigC và khu công nghiệp Tân Bình - giao lộ với đường Tây Thạnh tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Tuyến đường này đáp ứng yêu cầu lưu thông của thành phố đi các nơi theo hướng Đông Nam – Tây Bắc và các tỉnh miền Đông, tạo trục giao thông sang Hóc Môn, Củ Chi và tỉnh Tây Ninh để cải thiện môi trường ven kênh mà nó đi qua, tăng vẻ mỹ quan cho thành phố.[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đường chạy dọc theo Sông Vàm Thuật từ quận Tân Bình đến ngã ba đường Phan Huy Ích gần cầu Tham Lương, phường 15, quận Tân Bình; vượt sông Vàm Thuật bằng cầu Tham Lương và nối với xa lộ Đại HànQuốc lộ 22 tại Nút giao An Sương, Quận 12 và huyện Hóc Môn. Chiều dài toàn tuyến là 7,3 km, đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Tân Phú, 12, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông Nam – Tây Bắc, và kết nối hai đầu Đông Nam – Tây Bắc thành phố. Đường Trường Chinh tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào các quận nội thành và từ đây đi các tỉnh miền Đông không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[1].

Các công trình chính[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm chui An Sương[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm chui An Sương được thực hiện theo công nghệ hầm dìm. Đường hầm có chiều dài 445 m (nhánh N1), 385 m (nhánh N2), rộng 33 m cho 4 làn xe. Công trình gồm 4 đốt hầm dài 370 m. được thông xe toàn tuyến vào 15 tháng 7, 2020, nút giao An Sương có tổng chiều dài khoảng 830 m, gồm 2 hầm chui N1 và N2, với tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng.[2]

Các hạng mục khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thông số cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiều dài toàn tuyến: 7,3 km.
  • Chiều dài tính riêng Hầm chui An Sương: 550 m.
  • Chiều rộng mặt đường: 10-12m (từ ngã tư Bảy Hiền đến đường Âu Cơ), 30m (từ đường Âu Cơ đến đường Cộng Hòa) và 60 m (từ đường Cộng Hòa đến nút giao An Sương)
  • Thông số làn xe: 4 làn xe (đoạn từ ngã tư Bảy Hiền - đường Âu Cơ) 6 làn xe (đoạn từ đường Âu Cơ - đường Cộng Hòa), 10-12 làn xe (đoạn từ đường Cộng Hòa - nút giao An Sương).
  • Tổng mức đầu tư: hơn 1.020 tỷ đồng (tính đến năm 2005, do phải tăng vốn hơn 2.600 tỷ đồng để mở rộng thêm tại quận Tân Bình và quận Tân Phú).
  • Dấu mốc: 29/4/2005 thông xe kỹ thuật, thông xe toàn tuyến vào ngày 30/7/2005.

Thông tin về tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đoạn Bảy Hiền - Âu Cơ: 4 làn xe, Đoạn Âu Cơ - Cộng Hòa: 6 làn xe, Đoạn Cộng Hòa - An Sương: 10-12 làn xe.

Thông tin về cầu, hầm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu Tham Lương: 10 làn xe.
  • Hầm chui An Sương: 4 làn xe.

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Trường Chinh là trục đường quan trọng đi vào Hóc Môn, góp phần cho việc giãn dân cư đô thị về phía sông Vàm Thuật và phía Bắc thành phố, đặc biệt đối với trung tâm thương mại An Sương thuộc quận 12 và giúp nơi này trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi Thành phố Hồ Chí Minh xác định sẽ phát triển về hướng tây và hướng bắc. Một giá trị lớn khác của đường Trường Chinh là cải tạo môi trường ven sông, tạo vẻ mỹ quan thành phố. Khi đường này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ ở hai bên Sông Vàm Thuật sống tốt hơn và môi trường sống văn minh hơn. Ngoài ra khi xây dựng đường Trường Chinh, cầu Tham Lương và hầm chui An Sương sẽ phải đập bỏ để xây dựng mới lại nhằm nâng cao độ tĩnh không của cầu để đường Trường Chinh chạy ở dưới cầu, hầm, điều này sẽ giúp cho tĩnh không thông thuyền của Sông Vàm Thuật – Bến Cát – Trường Đay – Kênh Tham Lương – Rạch Nước Lên được nâng cao qua đó giúp cho việc phát triển giao thông và kinh tế đường thủy trở nên thuận lợi hơn.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c TP.HCM: nhiều công trình giao thông được đưa vào sử dụng trên Báo Tuổi Trẻ
  2. ^ Hầm chui An Sương thông xe trên VnExpress
  3. ^ “7 nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ TP HCM”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo