Quốc lộ 22

Quốc lộ 22
Quốc lộ 22 đoạn đi qua Tây Ninh
Thông tin tuyến đường
LoạiQuốc lộ
Chiều dài58,5 km
Một phần của
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông NamĐường Trường Chinh, tại ngã tư An Sương, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
 TL8 tại nút giao Củ Chi, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
TL7 tại Phước Thạnh, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
tại Gia Bình, Trảng Bàng, Tây Ninh
tại Gò Dầu, Tây Ninh
Đầu Tây BắcQuốc lộ 1 (Campuchia) tại Cửa khẩu Mộc Bài, Bến Cầu, Tây Ninh
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốThành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Quốc lộ


Quốc lộ 22 là tuyến đường chạy theo hướng Đông – Tây kết nối Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam với thủ đô Phnôm Pênh của Vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài nằm ở tỉnh Tây Ninh, kéo dài 58,5 km. Đây là tuyến đường nằm trong dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

Mô tả toàn tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 22A

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 22A hay gọi ngắn là Quốc lộ 22, bắt đầu từ ngã tư An Sương giao nhau với quốc lộ 1A thuộc quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường đi qua lần lượt các huyện còn lại của Thành phố bao gồm huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi rồi sau đó hướng về thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh. Quốc lộ 22 kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh kết nối với cửa khẩu Bavet, Campuchia. Tại nút giao nằm ở thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, quốc lộ 22B tách ra từ quốc lộ 22 chạy về hướng cửa khẩu Xa Mát ngang qua thành phố Tây Ninh.

Quốc lộ 22B

[sửa | sửa mã nguồn]

Tách ra tại vị trí nút giao trung tâm của thị trấn Gò Dầu, quốc lộ 22B chạy về hướng thị xã Hòa Thành, huyện Châu Thành, thành phố Tây Ninh, huyện Tân Châu đều thuộc tỉnh Tây Ninh. Vị trí giao giữa Quốc lộ 22 – một phần của đường Xuyên Á và quốc lộ 22B thường được ví von như "ngã ba giao lưu quốc tế" khi tại đây chỉ cách biên giới Campuchia khoảng 10 km, nằm bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Mộc Bài được xem là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất ở miền Nam, là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam được quy hoạch trở thành trung tâm thương mại quốc tế trên đường Xuyên Á nằm ở tiểu vùng Sông Mê kong.[2] Do là tuyến đường duy nhất kết nối với Mộc Bài, năm 2019, theo Bộ Giao thông Vận tải, Quốc lộ 22 đã quá tải gấp 2 lần so với năng lực thiết kế. Chỉ trong tháng 7 năm 2017, không tính số lượng xe máy, Quốc lộ 22 chạm mức 39.700 xe/ngày đêm tương đương khoảng 62.000 xe con quy đổi/ngày đêm trong khi năng lực thiết kế chỉ là 36.000 xe con quy đổi/ngày đêm.[3]

Cuối năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất đổi tên đoạn quốc lộ 22 kéo dài từ ngã tư An Sương đến cổng chào tỉnh Tây Ninh thành đường Phan Văn Khải. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được thông qua.[4]

Các tuyến cao tốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài sẽ kéo dài 53,5 km đi song song với Quốc lộ 22 với điểm đầu nằm tại đường vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 tại nút giao km 53+850 trước khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Quy mô dự kiến từ vành đai 3 đến thị xã Trảng Bàng là 8 làn xe và từ Trảng Bàng đến Mộc Bài là 6 làn xe.[3]

Đường AH1

[sửa | sửa mã nguồn]
Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) - điểm cuối của Quốc lộ 22A

AH1 là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam ÁẤn Độ đến biên giới giữa Iran,Thổ Nhĩ KỳBulgaria tây Istanbul. Ở Việt Nam, đường Quốc lộ 22 hiện là tuyến đường chính, cùng với Quốc lộ 1 làm lên tuyến đường AH1 xuyên Á này.

Tuyến AH1 qua Việt nam gồm 2 quốc lộ:

Trong tương lai, (đoạn Cửa khẩu Hữu Nghị – Long Thành), (đoạn Cẩm Mỹ – Long Trường), (đoạn Long Trường – Tân Thạnh Đông) và sẽ trở thành tuyến đường chính của đường AH1 khi hoàn thành toàn bộ, còn sẽ chỉ được coi là tuyến nhánh phụ của đường này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ N.H (4 tháng 11 năm 2019). “Gò Dầu: Những điểm đến của du khách - Báo Tây Ninh Online”. Báo Tây Ninh. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Lê Hà (3 tháng 1 năm 2024). “Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài - một cực tăng trưởng của tỉnh Tây Ninh trong tương lai”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b Lê Đức Hoảnh (18 tháng 10 năm 2019). “Quốc lộ 22 đã quá tải gấp 2 lần so với năng lực thiết kế”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Trà (28 tháng 12 năm 2023). “Quốc lộ 22 qua TP HCM được đề xuất mang tên cố Thủ tướng Phan Văn Khải”. VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Trong suốt hành trình của Genshin Impact, chúng ta thấy rằng Celestia đứng đằng sau thao túng và giật dây nhiều sự kiện đã xảy ra trên toàn Teyvat.
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Đối với mình, điểm đặc sắc nhất phim chính là cuộc chiến kinh doanh giữa quán nhậu nhỏ bé DanBam và doanh nghiệp lớn đầy quyền lực Jangga
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact