Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Türkiye Büyük Millet Meclisi | |
---|---|
Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khóa 28 | |
Dạng | |
Mô hình | |
Lịch sử | |
Thành lập | 23 tháng 4 năm 1920 |
Tiền nhiệm | 23 tháng 12 năm 1876 as Đại Hội đồng |
Lãnh đạo | |
Lãnh đạo khối chính phủ | |
Lãnh đạo khối đối lập chính | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 600 một đại biểu không biểu quyết |
Chính đảng | Chính phủ (265)
Đối lập (274)
Khuyết (6)
|
Ủy ban | 19 ủy ban |
Nhiệm kỳ | 5 năm |
Quyền | Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ |
Tiền lương | 125.349 lira Thổ Nhĩ Kỳ mỗi tháng[1] |
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu | Đại diện tỷ lệ liên danh đảng đóng (phương pháp d’Hondt với ngưỡng bầu cử 7%) |
Bầu cử vừa qua | 14 tháng 5 năm 2023 |
Bầu cử tiếp theo | Trước năm 2028 |
Tái phân chia khu vực | Hội đồng bầu cử tối cao |
Khẩu hiệu | |
Egemenlik kayıtsız şartsız Milletindir Chủ quyền thuộc về quốc dân vô điều kiện | |
Trụ sở | |
Hội trường Đại Quốc hội Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ 06543, Bakanlıklar Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ | |
Trang web | |
Grand National Assembly of Türkiye | |
Hiến pháp | |
Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ |
Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Büyük Millet Meclisi, viết tắt là TBMM) là cơ quan lập pháp của Thổ Nhĩ Kỳ theo Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Đại Quốc hội được thành lập vào ngày 23 tháng 4 năm 1920 tại Ankara trong Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, là một cơ quan quan trọng trong nỗ lực của Tổng thống Mustafa Kemal Atatürk để thành lập nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ tàn dư của Đế quốc Ottoman.
Thời kỳ lập hiến pháp thứ nhất kéo dài hai năm với hai cuộc bầu cử. Sau cuộc bầu cử đầu tiên, quốc hội bị sultan giải tán vì chỉ trích hành động của chính phủ trong Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Cuộc bầu cử thứ hai được tổ chức vào ngày 28 tháng 6 năm 1877. Quốc hội mới cũng bị Sultan Abdul Hamid II giải tán vào ngày 14 tháng 2 năm 1878 với lý do ngăn ngừa bất ổn xã hội. Chế độ quân chủ chuyên chế được khôi phục và hiến pháp Ottoman 1876 bị đình chỉ.[2]
Thời kỳ lập hiến pháp thứ hai bắt đầu vào ngày 23 tháng 7 năm 1908 sau Cách mạng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ. Hiến pháp 1876 được khôi phục và sửa đổi để bãi bỏ quyền trục xuất công dân đã thực hiện các hoạt động gây hại của sultan, bảo đảm quyền tự do báo chí, cấm kiểm duyệt, công nhận quyền tự do hội họp, thành lập chính đảng và xác định chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, chứ không phải trước sultan.[3]
Trong hai thời kỳ lập hiến của Đế quốc Ottoman, Đại Hội đồng Đế quốc Ottoman là cơ quan lập pháp lưỡng viện. Thượng viện gồm các thượng nghị sĩ do sultan bổ nhiệm.[4] Đại tể tướng, một chức vụ cấp cao có từ nhiều thế kỷ của Đế quốc Otttoman, trở thành chức vụ giống như thủ tướng của những quốc gia châu Âu khác, và chức vụ chủ tịch Thượng viện cũng phỏng theo chức vụ tương tự ở châu Âu. Viện Dân biểu là hạ viện, gồm các dân biểu do nhân dân bầu ra.[5]
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Khối Đồng Minh lên kế hoạch phân chia Đế quốc Ottoman. Theo Hòa ước Sèvres,[6] lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ bị thu nhỏ xuống một vùng ở Tiểu Á. Trước những yêu sách của Khối Đồng Minh, Phong trào dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk nhằm đấu tranh giành độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ, châm ngòi Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Atatürk chủ trương thành lập một nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, có chủ quyền nhằm giải phóng dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1922, Đại Quốc hội bãi bỏ ngôi vua Đế quốc Ottoman. Ngày 29 tháng 10 năm 1923, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được tuyên bố thành lập.[7]
Ngày 19 tháng 3 năm 1920, Mustafa Kemal Atatürk tuyên bố "sẽ triệu tập một Quốc hội tại Ankara với những quyền hạn đặc biệt". Atatürk thông báo phương thức bầu cử đại biểu Quốc hội và xác định sẽ tổ chức bầu cử chậm nhất là 15 ngày.[8] Ngoài ra, ông cho phép những thành viên Viện Dân biểu của Nghị viện Ottoman tham gia Quốc hội nhằm tăng cường tính chính danh của Quốc hội. Bầu cử Đại Quốc hội được tổ chức theo thể thức của bầu cử Viện Dân biểu. Đại Quốc hội họp lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 4 năm 1920. Trong Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, Đại Quốc hội thành lập một chính phủ lâm thời gọi là Chính phủ Đại Quốc hội.
Năm 1924, Đảng Cộng hòa Tiến bộ được thành lập theo yêu cầu của Mustafa Kemal nhằm thí điểm hệ thống đa đảng nhưng bị giải thể sau vài tháng. Năm 1930, Đảng Cộng hòa Tự do được Ali Fethi Okyar thành lập lại theo yêu cầu của Mustafa Kemal nhưng cũng bị giải thể vào ngày 17 tháng 11 năm 1930 sau khi một số cuộc bạo loạn diễn ra, đặc biệt là ở các vùng phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc thiết lập hệ thống đa đảng không được thực hiện cho đến năm 1945.[9]
Hệ thống đa đảng được tái lập vào năm 1945 khi Đảng Phát triển Quốc gia được thành lập. Năm 1946, Đảng Dân chủ được thành lập. Đảng Dân chủ thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 1950; Celâl Bayar, một trong những lãnh đạo Đảng Dân chủ, được bầu làm tổng thống, trong khi Adnan Menderes trở thành thủ tướng.[10]
Sau cuộc đảo chính ngày 27 tháng 5 năm 1960, Thủ tướng Menderes, Tổng thống Bayar, tất cả các bộ trưởng, đại biểu Quốc hội bị bắt giữ[11] và Quốc hội bị giải thể. Ủy ban Đoàn kết Dân tộc ban hành hiến pháp lâm thời và tiếp quản chính quyền. Các bộ trưởng trong chính phủ quân quản được Ủy ban Đoàn kết Dân tộc bổ nhiệm.[12]
Ngày 6 tháng 1 năm 1961, Ủy ban Đoàn kết Dân tộc thành lập Hội đồng lập hiến gồm các thành viên Ủy ban Đoàn kết Dân tộc và các thành viên Viện Dân biểu để soạn thảo hiến pháp mới. Viện Dân biểu gồm những thành viên do Ủy ban Đoàn kết Dân tộc bổ nhiệm, những đại diện do Đảng Nhân dân Cộng hòa và Đảng Dân tộc Thôn dân Cộng hòa chỉ định và những đại diện của nhiều hiệp hội chuyên môn.[10]
Dự thảo hiến pháp của Quốc hội lập hiến được đưa ra trưng cầu ý dân vào ngày 9 tháng 7 năm 1961 và được 61,17% cử tri chấp thuận. Hiến pháp 1961 là bản hiến pháp đầu tiên do một quốc hội lập hiến soạn thảo, được đưa ra trưng cầu ý dân và bao gồm nhiều điểm mới.[10]
Hiến pháp 1961 thiết lập một thể chế đại nghị và quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp lưỡng viện, tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quyền hành pháp và thành lập một một Tòa án Hiến pháp.[10]
Hiến pháp 1961 bảo đảm các quyền tự do cơ bản, bao gồm các quyền kinh tế và xã hội và quy định Thổ Nhĩ Kỳ một nhà nước xã hội dân chủ và pháp quyền. Hiến pháp 1961 có hiệu lực cho đến cuộc đảo chính năm 1980.[13]
Sau cuộc đảo chính ngày 12 tháng 9 năm 1980, Hiến pháp 1961 bị đình chỉ và các đảng bị giải thể.[14] Nhiều chính trị gia bị cấm tham gia chính trị. Giống như vào năm 1961, chính phủ quân quản thành lập một Hội đồng lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới, gồm các thành viên Hội đồng an ninh quốc gia và Hội đồng Cố vấn. Sau hai năm, dự thảo hiến pháp được đưa ra trưng cầu ý dân vào ngày 7 tháng 11 năm 1982, kết quả là Hiến pháp 1982 được thông qua với 91,37% số phiếu ủng hộ với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 91,27%.[15]
Hiến pháp 1982 thành lập một quốc hội đơn viện[14] gồm 550 đại biểu, tăng cường quyền hành của chính phủ, quy định những hạn chế mới đối với các quyền tự do cơ bản và đặt ra ngưỡng bầu cử 10%.[16]
Hiến pháp 1982 là hiến pháp hiện hành của Thổ Nhĩ Kỳ, đã được sửa đổi nhiều lần, đặc biệt là "luật hội nhập" được đưa ra trong khuôn khổ quá trình gia nhập Liên minh châu Âu.[13]
Sau cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp 2017, số lượng đại biểu Quốc hội tăng từ 550 lên 600.[17] Thành viên Nội các không còn có thể kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội và không được trình dự luật trước Đại Quốc hội. Trước đó, thành viên Nội các ngồi bên trái chủ tịch Đại Quốc hội.[18]
Năm 2022, Đại Quốc hội giảm ngưỡng bầu cử từ 10% xuống 7% theo đề nghị của Đảng Công lý và Phát triển và Đảng Hành động Dân tộc.[19]
Đại Quốc hội gồm 600 đại biểu được bầu ra từ 87 khu vực bầu cử tương ứng với 81 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ (Istanbul và Ankara được chia thành ba khu vực bầu cử, İzmir và Bursa được chia thành hai khu vực bầu cử do dân số đông) theo hệ thống đại diện tỷ lệ liên danh đảng sử dụng phương pháp d'Hondt. Để tránh tình trạng phân mảnh trong Đại Quốc hội, một đảng phải nhận được ít nhất 7% số phiếu bầu để trúng cử vào Đại Quốc hội.[20] Sau tổng tuyển cử 2002, chỉ có hai đảng trúng cử vào Đại Quốc hội trong khi những đảng giành được tổng cộng 46,3% số phiếu bầu không được trúng cử vào Đại Quốc hội do không đạt được ngưỡng bầu cử. Sau tổng tuyển cử 2007, chỉ ba đảng trúng cử vào Đại Quốc hội. Tuy ngưỡng bầu cử bị chỉ trích nhưng Tòa án Nhân quyền châu Âu đã bác bỏ một đơn khiếu nại về ngưỡng bầu cử.[21]
Ngưỡng bầu cử không được áp dụng đối với người ứng cử không đảng phái.[22]
Chủ tịch Đại Quốc hội chủ trì các phiên họp của Đại Quốc hội. Sau tổng tuyển cử 2023, Devlet Bahçeli của Đảng Hành động Dân tộc được bầu làm chủ tịch Đại Quốc hội tạm quyền theo truyền thống đại biểu Đại Quốc hội cao tuổi nhất làm chủ tịch Đại Quốc hội khi không có đảng nào chiếm đa số. Ngày 7 tháng 6 năm 2023, Numan Kurtulmuş được bầu làm chủ tịch Đại Quốc hội.[23]
Biên bản phiên họp của Đại Quốc hội được dịch sang bốn thứ tiếng: tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp. Đại Quốc hội cho phép sử dụng một vài cụm từ trong tiếng Kurd nhưng cấm đại biểu phát biểu bằng tiếng Kurd[24] mặc dù tiếng Kurd là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Thổ Nhĩ Kỳ.[25]
Đại Quốc hội đã có ba trụ sở. Trụ sở đầu tiên nguyên là trụ sở của Ủy ban Liên hiệp và Tiến bộ do kiến trúc sư Hasip Bey thiết kế,[48] được Đại Quốc hội sử dụng đến năm 1924, hiện tại là Bảo tàng Chiến tranh Độc lập. Trụ sở thứ hai do kiến trúc sư Vedat Tek thiết kế, được sử dụng từ năm 1924 đến năm 1960, hiện tại là Bảo tàng Cộng hòa. Trụ sở hiện tại của Đại Quốc hội tại khu Bakanlıklar ở Ankara,[49] do kiến trúc sư, giáo sư Clemens Holzmeister thiết kế.[48] Tòa nhà được in trên mặt sau của tờ tiền 50.000 lira được phát hành 1989–1999.[50] Tòa nhà bị không kích ba lần trong cuộc đảo chính hụt 2016 và được sửa chữa vào mùa hè.[51]
| ||||
1923 |
| |||
1927 |
| |||
1931 |
| |||
1935 |
| |||
1939 |
| |||
1943 |
|
| |||||||
1946 |
| ||||||
1950 |
| ||||||
1954 |
| ||||||
1957 |
|
| |||||||||||||
1961 |
| ||||||||||||
1965 |
| ||||||||||||
1969 |
| ||||||||||||
1973 |
| ||||||||||||
1977 |
|
| ||||||||||
1983 |
| |||||||||
1987 |
| |||||||||
1991 |
| |||||||||
1995 |
| |||||||||
1999 |
|
| |||||||||
2002 |
| ||||||||
2007 |
| ||||||||
2011 |
| ||||||||
2015.06 |
| ||||||||
2015.11 |
| ||||||||
2018 |
| ||||||||
2023 |
|
Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thỉnh thoảng mời khách quốc tế dự các phiên họp và phát biểu trước Đại Quốc hội.[52][53]