Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Đại tể tướng (Tiếng Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ: صدر اعظم; Sadr-i-Azam) hoặc Vezier-i-Azam (Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ: وزیر اعظم), là các vị quan trực tiếp giúp việc cho Sultan cai quản triều chính của quốc gia Ottoman.
"Vizir" nguyên gốc từ chữ Arab vezîr-i âzam nghĩa là "gánh nặng", về sau phát triển nghĩa thành "trách nhiệm" hoặc "kéo tải". Azam có nghĩa là "lớn hơn".
Sau khi Đế quốc được thành lập, quốc vương đầu tiên là Osman Gazi quyết định cử một "cố vấn" (tiếng Thổ Nĩ Kì: görevli bulunmamaktaydı) sẽ cùng ông kiểm soát chính quyền trung ương thời sơ khởi. Về sau, chức "cố vấn" được đổi thành "Đại tể tướng" Ottoman. Con trai thứ năm của Osman, Alaeddin được cử làm Đại Vizir đầu tiên vào năm 1320. Dưới thời Murad I (ông này lần đầu tiên tự xưng là Sultan Ottoman) và các sultan kế nhiệm, chức Đại Vizir phần lớn lọt vào tay của các dòng họ phong kiến lớn như Çandarlı, Sokollu có nhiều quyền lực lớn. Trong năm trị vì đầu tiên của Sultan Bayezid I, các đội quân Janissary (cấm vệ quân) nhiều lần tấn công Byzantine. Đến thời Mehmed II, Đại tể tướng được Sultan trao nhiều quyền hạng và được xem là "phó vương", thay sultan quản lý mọi việc trong cung đình, kể cả đối ngoại. Thời Suleiman I, lần đầu tiên Pargalı Ibrahim Pasha - một cách trái với truyền thống của hasodabaşılık đã được nâng lên Đại tể tướng.
Quyền hạn của Đại Vizir bị suy yếu và tan rã trước sự xâm nhập của phương Tây.