Viện Đại học Johns Hopkins | |
---|---|
Con dấu của Đại học Johns Hopkins | |
Vị trí | |
, , | |
Tọa độ | 39°19′44″B 76°37′13″T / 39,32889°B 76,62028°T |
Thông tin | |
Loại | Tư thục |
Khẩu hiệu | Veritas vos liberabit (Latin) |
Thành lập | 1876 |
Hiệu trưởng | Ronald J. Daniels |
Số học sinh | 26.402 |
Màu | Xanh Hopkins, Trắng, và Đen[3] ; Sable và Vàng (màu lễ phục) |
Linh vật | Blue Jay |
Tài trợ | $6,28 tỷ (2019)[1] |
Báo chí | The Johns Hopkins News-Letter (est. 1896) |
Website | www |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | Sunil Kumar |
Thống kê | |
Sinh viên đại học | 5.615 (mùa thu 2018)[2]:33 |
Sinh viên sau đại học | >20.000[2]:35 |
Viện Đại học Johns Hopkins hay Đại học Johns Hopkins (tiếng Anh: Johns Hopkins University, thường được gọi là Johns Hopkins, JHU, hoặc chỉ đơn giản là Hopkins),[4] là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ. Johns Hopkins có các cơ sở ở Maryland, Washington, D.C., Ý, Trung Quốc, và Singapore.
Johns Hopkins được thành lập ngày 22 tháng 1 năm 1876 và được mang tên ân nhân của trường là nhà hảo tâm Johns Hopkins.[5] Daniel Coit Gilman là hiệu trưởng đầu tiên của trường từ ngày 22 tháng 2 năm 1876[6].
Johns Hopkins đi tiên phong trong khái niệm của viện đại học nghiên cứu hiện đại tại Hoa Kỳ và đã được xếp hạng trong top các trường và viện đại học của thế giới như vậy trong suốt lịch sử của nó. Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) đã xếp hạng Johns Hopkins là một trong số các trường và viện đại học hàng đầu tại Mỹ về tổng chi phí nghiên cứu và phát triển ở các lĩnh vực khoa học, y tế và kỹ thuật trong 31 năm liên tiếp[7]. Năm 2011, 36 người giành giải Nobel có mối liên hệ với Johns Hopkins[8], và nghiên cứu của trường đại học là một trong những nguồn được trích dẫn hàng đầu thế giới[9].
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên factbook