Latinh: Universitas Mancuniensis | |||||||||||||||||||||
Tên khác | Manchester University | ||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Khẩu hiệu | Latinh: Cognitio, sapientia, humanitas | ||||||||||||||||||||
Khẩu hiệu trong Tiếng Anh | "Kiến thức, Thông thái, Nhân văn" | ||||||||||||||||||||
Thành lập | 2004 – Đại học Manchester Các tổ chức tiền nhiệm: 1956 – UMIST (là cao đẳng đại học; đại học năm 1994) 1904 – Victoria University of Manchester 1880 – Victoria University 1851 – Owens College 1824 – Manchester Mechanics' Institute 1824 – Royal School of Medicine and Surgery | ||||||||||||||||||||
Tài trợ | 221,6 triệu bảng Anh (2023)[1] | ||||||||||||||||||||
Kinh phí | £1,346 tỷ (2022–23)[1] | ||||||||||||||||||||
Hiệu trưởng danh dự | Nazir Afzal[2] | ||||||||||||||||||||
Chủ tịch và phó hiệu trưởng | Nancy Rothwell[3] | ||||||||||||||||||||
Giảng viên | 5,280 (2021/22)[4] | ||||||||||||||||||||
Nhân viên quản lý | 5,700 (2021/22)[4] | ||||||||||||||||||||
Sinh viên | 46,410 (2021/22)[5] | ||||||||||||||||||||
Sinh viên đại học | 30,900 (2021/22)[5] | ||||||||||||||||||||
Sinh viên sau đại học | 15,505 (2021/22)[5] | ||||||||||||||||||||
Vị trí | , nước Anh, Vương quốc Anh 53°27′58″B 2°13′55″T / 53,46611°B 2,23194°T | ||||||||||||||||||||
Khuôn viên | Đô thị và ngoại ô | ||||||||||||||||||||
Khăn quàng học thuật | |||||||||||||||||||||
Màu | Màu tím Manchester Màu vàng Manchester[6][7][8] | ||||||||||||||||||||
Liên kết | |||||||||||||||||||||
Website | manchester |
Đại học Manchester là một trường đại học nghiên cứu công lập tại Manchester, Anh. Cơ sở chính nằm ở phía nam Trung tâm Thành phố Manchester trên Đường Oxford. Trường đại học sở hữu và vận hành các tài sản văn hóa lớn như Bảo tàng Manchester, phòng trưng bày nghệ thuật The Whitworth, Thư viện John Rylands, Bộ sưu tập Tabley House và Đài thiên văn Jodrell Bank - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.[9][10]
Đại học Manchester được coi là trường đại học gạch đỏ (Anh: red brick university), là sản phẩm của phong trào đại học dân sự cuối thế kỷ 19. Đại học Manchester hiện tại được thành lập vào năm 2004 sau khi sáp nhập Viện Khoa học và Công nghệ Đại học Manchester (UMIST) và Đại học Victoria của Manchester.[11][12] Sự kiện này diễn ra sau một thế kỷ hai tổ chức này hợp tác chặt chẽ với nhau.[13]
Viện Khoa học và Công nghệ của Đại học Manchester có nguồn gốc từ Viện Cơ khí, được thành lập vào năm 1824. Trường Đại học Manchester hiện tại coi ngày này, cũng là ngày thành lập Trường Y và Phẫu thuật Hoàng gia, một trong những cơ sở tiền thân của Đại học Victoria tại Manchester, là năm thành lập chính thức của trường, như được thể hiện trên huy hiệu và logo của trường. Những người sáng lập viện tin rằng tất cả các ngành nghề đều phần nào dựa vào các nguyên tắc khoa học. Do đó, viện nghiên cứu giảng dạy cho các cá nhân đang làm việc các ngành khoa học có thể áp dụng vào nghề nghiệp hiện tại của họ. Họ tin rằng việc áp dụng khoa học vào thực tiễn sẽ khuyến khích sự đổi mới và tiến bộ trong các ngành nghề đó.[14]
Đại học Victoria của Manchester được thành lập vào năm 1851, với tên gọi là Cao đẳng Owens. Nghiên cứu học thuật do trường đại học thực hiện đã được xuất bản thông qua Nhà xuất bản Đại học Manchester từ năm 1904.[15]
Manchester là trường đại học lớn thứ ba tại Vương quốc Anh xét về tổng số sinh viên và nhận được hơn 92.000 đơn đăng ký bậc đại học mỗi năm, khiến đây trở thành trường đại học được biết đến nhiều nhất tại Vương quốc Anh xét về số lượng đơn đăng ký.[16]
Đại học Manchester là thành viên của Tập đoàn Russell, Tập đoàn N8 và Hiệp hội nghiên cứu các trường đại học có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đại học Manchester, bao gồm các trường tiền nhiệm, đã có 25 sinh viên và nhân viên (giảng viên) nhận được giải Nobel trong quá khứ và hiện tại, con số cao thứ tư so với bất kỳ trường đại học nào ở Vương quốc Anh.
Đại học Manchester ngày nay (kể từ năm 2014) được thành lập dựa trên việc sáp nhập hai trường đại học lớn đã tồn tại song song trước đó ở thành phố Manchester là UMIST và Đại học Manchester Victoria. UMIST (University of Manchester Institute of Science and Technology) là trường đại học được thành lập từ năm 1824 với tên gọi ban đầu là Học viện Cơ khí Manchester (Mechanics's Institute) bởi một nhóm các nhà khoa học, kỹ sư và doanh nhân ở Manchester (ví dụ như nhà vật lý, hóa học John Dalton, William Henry, ông trùm ngân hàng Benjamin Heywood,...) với mục tiêu đào tạo các chuyên gia về vật lý và cơ khí. Năm 1883, John Henry Reynolds, một nhà sư phạm và đóng vai trò tổng thư ký của học viện đã tổ chức lại học viện, đổi tên gọi thành Manchester Municipal School of Technology. Trong thời kỳ này, học viện mở rộng sang nhiều lĩnh vực và trở thành nơi khai sinh của ngành công nghệ hóa học với những phát kiến lớn của nhà hóa học George E. Davis (giáo sư và là người được coi là cha đẻ của công nghệ hóa học). Năm 1905, trường được sáp nhập thành một phân khoa (Faculty of Technology) của Đại học Victoria Manchester. Năm 1918, phân khoa này lại được tách ra khỏi Đại học Manchester Victoria và hoạt động như một trường đại học bán tự chủ trong sự chi phối của trường đại học mẹ (Victoria), và chính thức trở thành một đại học hoàn toàn độc lập với tên gọi University of Manchester Institute of Science and Technology (UMIST) vào năm 1956 trước khi sáp nhập trở lại vào năm 2004.
Đại học Manchester Victoria là một trường đại học được thành lập từ năm 1851 với tên gọi Cao đẳng Owens (Owens College), mang tên nhà tư bản ngành dệt may (ngành công nghiệp nổi tiếng của Manchester) John Owens, người đã hiến tặng số tiền 96.942 bảng Anh (tương đương với khoảng 5,6 triệu bảng Anh theo thời giá năm 2005). Năm 1880, liên minh đại học Victoria University (một liên hợp đại học bởi nhiều trường cao đẳng, đại học miền bắc nước Anh) được thành lập và Owens College trở thành một thành viên của trường này. Năm 1903, Owens College phát triển thành một đại học độc lập mang tên Đại học Victoria Manchester (Victoria University of Manchester), và phát triển liên tục cho tới năm 2004.
Tính cho đến trước ngày sáp nhập, hai trường Victoria và UMIST đều là những đại học nghiên cứu danh tiếng ở Anh với 23 thành viên từng được trao giải Nobel khoa học, với những phát kiến lớn cho nhân loại như việc bắn phá nguyên tử của nhà vật lý học Ernest Rutherford (là giáo sư vật lý của trường Victoria 1907-1919), hay là nơi khai sinh ra máy tính điện tử đầu tiên với những đóng góp của Alan Turing (là giáo sư toán 1948-1954), là nơi khai sinh ra vật liệu graphene (bởi hai giáo sư hiện đang làm việc là Andre Geim và Konstantin Novoselov).
Năm 2004, Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị đã ký Hiến chương Hoàng gia (ngày 1/10/2004) chính thức xác nhận việc sáp nhập hai trường Victoria và UMIST trở thành một đại học duy nhất mang tên Đại học Manchester. Năm 2006, trường được vinh danh Trường Đại học của năm (Sunday Times University of the Year in 2006) bởi tạp chí Sunday Times. Cho đến năm 2011, Đại học Manchester là một trong số rất ít các đại học có 4 cán bộ đang làm việc từng được trao giải Nobel khoa học (bao gồm các nhà vật lý học Andre Geim, Konstantin Novoselov, nhà sinh học John Sulston và nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz).
Đại học Manchester là nơi được đầu tư mạnh trong nghiên cứu vật lý và vật liệu mới, với Viện Nghiên cứu Graphene Quốc gia (tổng đầu tư 61 triệu bảng Anh bởi Chính phủ Anh và EU), và là trung tâm chính của dự án viện nghiên cứu vật liệu quốc gia mang tên Viện Nghiên cứu Henry - Royce (Henry-Royce Institute, với tổng đầu từ 105 triệu bảng Anh với các trung tâm nghiên cứu đặt tại các trường đại học hàng đầu của Anh bao gồm Manchester, Oxford, Sheffield, Liverpool, Leeds và Cambridge). Năm 2012, Manchester cũng trở thành cơ sở chính của dự án quốc tế BP International Centre for Advanced Materials, một dự án hợp tác lớn với tổng đầu tư trên 100 triệu USD cho các nghiên cứu về các vật liệu mới cho ứng dụng khí đốt và dầu mỏ giữa các trường đại học Cambridge, Imperial và Illinois - Urbana–Champaign [17].
Khuôn viên của Đại học Manchester không nằm ở một cơ sở đơn nhất mà năm rải rác tại một số vị trí khác nhau ở thành phố Manchester và phụ cận, bao gồm các khuôn viên chính tại:
Đại học Manchester đã đầu tư hơn 1 tỉ bảng Anh cho các dự án xây dựng phát triển khuôn viên đại học với tham vọng trở thành trường đại học nghiên cứu đứng trong top đầu thế giới [18], bao gồm các dự án chính:
Tòa nhà chính của Đại học Manchester là một di tích còn lưu giữ từ thời kỳ đầu của Owens College được thiết kế theo phong cách Gothic bởi Alfred Waterhouse (được xây dựng vào năm 1873). Công trình này bao gồm tòa nhà chính biểu tượng của trường, cùng các tòa nhà phục vụ như Thư viện Christie, Bảo tàng Manchester, Hội trường Withworth.
Công trình cổ nằm tại Chancellors Way trong khuôn viên Fallowfield, được xây dựng năm 1850 bởi Sir Joseph Whitworth với mục đích ban đầu là nơi cho các hoạt động xã hội, thương mại và chính trị trước khi được hiến tặng cho UMIST.
Một kiến trúc cổ được xây dựng năm 1889 ở góc công viên Witworth trong khuôn viên chính của trường nhờ sự hiến tặng tài sản lớn của Sir Joseph Whitworth. Đây là một bảo tàng mỹ thuật với bộ sưu tập đồ sộ về mỹ thuật. Bảo tàng được hiến tặng cho Đại học Manchester năm 1958, và hàng năm thu hút trên 170 ngàn lượt khách tham quan.[23] In 2010 the art gallery received 172,000 visitors, making it one of Greater Manchester's ten most-visited tourist attractions.[24]. Năm 2015, bảo tàng này được nâng cấp với đầu tư hơn 15 triệu bảng Anh, và lập kỷ lục thu hút trên 440 ngàn khách tham quan trong năm đầu tiên mở cửa trở lại.[25]
Là một kiến trúc lịch sử được xây dựng năm 1889 bởi Enriqueta Augustina Rylands theo phong cách hậu Victoria. Bà Enriqueta Augustina Rylands, một thương nhân đã mua khu đất ở quận Deansgate (trung tâm Manchester) để xây thư viện này để tưởng nhớ người chồng quá cố, ông John Rylands. Thư viện được khởi công năm 1889 và chính thức mở cửa từ năm 1900. Năm 1972, thư viện này được hiến tặng cho Đại học Manchester và trở thành một phần của thư viện Đại học Manchester. Thư viện John Rylands ngày nay vừa là một kiến trúc lịch sử, vừa là một thư viện với số lượng đầu sách khổng lồ, mở cửa miễn phí với mọi người tham quan và đọc sách.
Đại học Manchester được tổ chức thành các phân khoa (Faculty) và các khoa chuyên ngành. Cũng giống như các đại học truyền thống ở Anh, lãnh đạo cũng bao gồm hiệu trưởng danh dự (Chancellor) và hiệu trưởng (Vice-chancellor/President). Đại học Manchester hiện có 3 phân khoa chính.
Bao gồm 3 khoa chuyên ngành là Khoa Sinh học (School of Biological Sciences), Khoa Y tế (School of Medical Sciences) và Khoa Khoa học Sức khỏe (School of Health Sciences). Manchester là đại học đầu tiên ở Anh có ngành dược (với chuyên khoa dược được thành lập từ năm 1883, và bắt đầu cấp bằng từ năm 1904). Năm 2009, Khoa Y tế của Manchester là đơn vị vận hành cụm bệnh viện Central Manchester University Hospitals NHS Foundation Trust bao gồm 8 bệnh viện chuyên khoa ở Manchester, cung cấp dịch vụ y tế, cũng như phục vụ giảng dạy và nghiên cứu y khoa lớn nhất khu vực tây bắc nước Anh. Năm 2017, cụm bệnh viện này được sáp nhập với đơn vị y khoa phía nam Manchester để trở thành Manchester University NHS Foundation Trust, với 20.768 nhân viên và tổng đầu tư trên 125 triệu bảng Anh từ Bộ Y tế Anh.[26]
Bao gồm các khoa chuyên ngành: Toán (Department of Mathematics), Vật lý và Thiên văn (Department of Physics and Astronomy), Hóa học (Department of Chemistry), Vật liệu (Departmentof Materials), Kỹ thuật Hóa học & Khoa học Phân tích (Department of Chemical Engineering and Analytical Sciences), Khoa Khoa học Máy tính (Department of Computer Science), Kỹ thuật Điện và Điện tử (Department of Electrical and Electronic Engineering), Khoa học Trái đất, Khí quyển & Môi trường (Department of Earth, Atmospheric and Environmental Sciences) và Cơ khí, Hàng không & Xây dựng (Department of Mechanical, Aerospace and Civil Engineering). Kể từ 8/2019, phân khoa sẽ được tổ chức thành hai trường (Khoa học Tự nhiên: School of Natural Science và Kỹ thuật: School of Engineering), với các khoa chuyên ngành nằm trong hai trường này.
FSE là phân khoa có lịch sử và danh tiếng lâu dài ở Manchester, là nơi khai sinh ra nhiều ngành như vật lý nguyên tử với Ernest Rutherford và Niels Bohr vào đầu thế kỷ 20, nơi khai sinh ra ngành công nghệ hóa học (George E. Davis) và máy tính (Alan Turing), nơi khai sinh ra vật liệu graphene Andre Geim và Kostya Novoselov, hay kính thiên văn vô tuyến (Bernard Lovell),... FSE cũng là trung tâm của các dự án nghiên cứu vật liệu lớn của Anh quốc như Viện Nghiên cứu Henry Royce, Viện Nghiên cứu Graphene Quốc gia,... Khoa Vật liệu của Manchester là một trong những khoa lớn nhất Châu Âu trong nghiên cứu và giảng dạy ngành khoa học và công nghệ vật liệu.[27]
Bao gồm các khoa chuyên ngành về kinh tế, giáo dục, xã hội, luật, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, thần học và tôn giáo, lịch sử,... Khoa Kiến trúc (Manchester School of Architecture) của phân khoa này là một khoa chung điều hành bởi cả Đại học Manchester và Đại học Đô thị Manchester. Khoa Quản trị Kinh doanh (Alliance Manchester Business School) là một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy tốt nhất của Anh quốc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (xếp thứ 2 toàn quốc về nghiên cứu)[28].
Theo báo cáo tài chính năm 2018-2019, Đại học Manchester có tổng thu tài chính là 1,097 tỉ bảng Anh, bao gồm hơn 480 triệu bảng Anh đến từ thu học phí, hơn 323 triệu bảng Anh từ các dự án và hợp đồng nghiên cứu[29]. Manchester đầu tư trọng điểm vào các nhóm ngành chính bao gồm vật liệu mới (với hơn 60 triệu bảng Anh đầu tư), năng lượng, ung thư, công nghệ y-sinh học (với hơn 100 triệu bảng Anh đầu tư) và nghiên cứu bất bình đẳng toàn cầu[30].
Năm 2018-2019, Đại học Manchester có tổng số hơn 12.000 cán bộ (trong đó bao gồm gần 7.800 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu) với tổng số hơn 40.000 sinh viên (bao gồm 27.500 sinh viên đại học và 12.500 sinh viên sau đại học). Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng/Chủ tịch trường, Giáo sư Nancy Rothwell, hiệu trưởng danh dự là Lemn Sissay.[31]
Với lịch sử lâu dài, Đại học Manchester là một trong những đại học danh giá nhất ở Vương quốc Anh cũng như trên thế giới với danh tiếng lớn cả về nghiên cứu, giảng dạy và đổi mới sáng tạo. Với hơn 40 ngàn sinh viên và hơn 12 ngàn cán bộ, Manchester là đại học lớn nhất Anh quốc (nếu không tính Đại học London là một thực thể đại học đơn nhất). Các nhà nghiên cứu nổi tiếng đang làm việc tại Manchester có thể kể tới các giáo sư như Andre Geim và Kostya Novoselov (những người được trao giải Nobel Vật lý cho phát minh ra vật liệu graphene), giáo sư Steve Furber (nhà nghiên cứu tiên phong về kỹ thuật máy tính), nhà kinh tế học Richard Nelson, giáo sư vật lý Brian Cox,...
Manchester là một trung tâm nghiên cứu chính ở miền tây bắc nước Anh, và là thành viên của Nhóm Russell, nhóm các trường đại học nghiên cứu tinh hoa của Anh quốc.[32] Trong năm 2014, chương trình sát hạch chất lượng nghiên cứu của Chính phủ Anh (Research Excellence Framework) đã xếp hạng chất lượng nghiên cứu của Manchester đứng hạng năm toàn Vương quốc Anh.[33][34] Trong năm tài khóa 2018-2019, Manchester cũng là trường đứng thứ 6 toàn quốc về tổng thu nhập từ các dự án và hợp đồng nghiên cứu (đứng sau Oxford, UCL, Cambridge, Imperial và King's College London),[35] và thường được gọi là một đỉnh của "hình thoi vàng" các trung tâm nghiên cứu xuất sắc của Vương quốc Anh (gồm có Manchester- Oxford – Cambridge – London).[36]
Trên phương diện tổng thu nhập, Manchester là trường đứng thứ ba về mức độ giàu có (sau Oxford và Cambridge.[37] Manchester cũng là trường thu hút nhiều đầu tư từ công nghiệp hơn bất kỳ một đại học nào khác ở Vương quốc Anh với tổng đầu tư hơn 24,8 triệu bảng Anh vào năm 2016-2017.[38]
Trong lịch sử, Manchester gắn liền với nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học xuất sắc bao gồm 25 cá nhân được trao giải Nobel (các cựu sinh viên, nhà nghiên cứu), đứng thứ ba toàn Vương quốc Anh. Manchester được coi là nơi khai sinh ra ngành vật lý nguyên tử với các nghiên cứu bắn phá nguyên tử của Ernst Rutherford (giáo sư vật lý), nơi khai sinh của công nghệ hóa học (George E. Davis), nơi nghiên cứu tiên phong về vật lý hạt nhân (John Douglas Cockcroft, James Chadwick, Hans Bethe,..), nơi sản sinh ra máy tính điện tử (Alan Turing, Tom Killburn,..), nơi khai sinh ra vật liệu mới graphene (Andre Geim, Konstantin Novoselov),...
Với bề dày nghiên cứu khoa học, Manchester cũng là một trường đại học xuất sắc trong đổi mới sáng tạo và thương mại hóa nghiên cứu. Năm 2018, Đại học Manchester được Thomson-Reuter xếp hạng 53 trong các trường đại học sáng tạo nhất thế giới (thứ 3 toàn Vương quốc Anh sau Imperial và Cambridge, và đứng thứ 7 trong số 100 trường đại học sáng tạo nhất Châu Âu).[39][40] Kể từ năm 2004, Manchester đã thương mại hóa hơn 100 nghiên cứu thành các công ty spin-off, đóng góp hơn 868 triệu bảng Anh vào nền kinh tế.[41]
Trong một nghiên cứu được xuất bản năm 2019 bởi Hiệp hội Các trường Đại học Châu Âu,[42] Đại học Manchester được đánh giá là một điểm sáng trong đổi mới sáng tạo, đóng góp lớn vào nền kinh tế của khu vực thông qua các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Báo cáo này đánh giá cao các sáng kiến và chuyển giao của Manchester trong lĩnh vực y tế và khoa học dữ liệu, cũng như các phát kiến lớn trong lĩnh vực vật liệu mới, và việc chuyển giao các kỹ năng lãnh đạo, trách nhiệm xã hội (một trong những chiến lược then chốt của nhà trường).[43]
ARWU[44] (2016, quốc gia) | 6 | |
---|---|---|
ARWU[45] (2016, thế giới) | 34 | |
QS[46] (2016/17, quốc gia) | 7 | |
QS[47] (2016/17, thế giới) | 29 | |
THE[48] (2016/17, quốc gia) | 8 | |
THE[49] (2016/17, thế giới) | 57 | |
CWTS Leiden[50] (2016, thế giới) | 63 | |
Complete[51] (2017, quốc gia) |
18 | |
The Guardian[52] (2017, quốc gia) |
34 | |
Times/Sunday Times[53] (2017, quốc gia) |
19= |
Đại học Manchester cũng là một đại học có danh tiếng lâu đời về chất lượng giảng dạy, đặc biệt các ngành về khoa học kỹ thuật. Theo Bảng xếp hạng các trường đại học Anh quốc 2019 (bảng xếp hạng đặt trọng số lớn về giảng dạy), nhiều ngành học của Manchester luôn nằm trong top 10 của toàn quốc như nha khoa, vật lý và thiên văn, vật liệu, khoa học máy tính, hóa học, công nghệ hóa học, khảo cổ học, điều dưỡng, xã hội học, ngôn ngữ học,...[54] Manchester cũng là một trong 5 trường tốt nhất toàn nước Anh tính theo khả năng kiếm việc làm và đánh giá từ các nhà tuyển dụng (theo bảng xếp hạng Global University Employability Ranking của Times, Manchester xếp hạng 24 toàn thế giới). Kết quả khảo sát năm 2017 của Trung tâm Nghiên cứu High Fliers (London) về thị trường lao động, Manchester được xếp thứ 2 (sau Đại học Warick) về khả năng thu hút các nhà tuyển dụng lớn nhất nước Anh.[55]
Chương trình giảng dạy thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Manchester cũng được Financial Times đánh giá cao, xếp hạng 36 toàn thế giới, thứ 10 toàn Châu Âu và đứng thứ 4 toàn Vương quốc Anh trong năm 2018.[56] QS cũng đánh giá các chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý quốc tế và phân tích kinh doanh của Manchester lần lượt đứng thứ 6 và 18 thế giới.[57]
Manchester là trường đại học được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng thế giới (từ 29 theo bảng xếp hạng của QS đến 57 theo bảng xếp hạng của Times). Tuy nhiên, Manchester lại không đạt thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc nội theo xếp hạng tổng thể (ví dụ như bảng xếp hạng của Complete Universities Guide chỉ xếp Manchester thứ 18 trong số 131 trường đại học, cao đẳng ở Anh). Điều này bị coi là một nghịch lý phản ánh sự khác biệt hoàn toàn về các tiêu chí xếp hạng đại học, khi mà các bảng xếp hạng quốc tế tập trung vào các tiêu chí nghiên cứu, danh tiếng học thuật, trong khi các bảng xếp hạng quốc nội tập trung nhiều vào các tiêu chí liên quan tới giảng dạy[58]. Tạp chí Times trong một nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát sinh viên đã xếp Manchester đứng thứ 3 trong các trường bị đánh giá quá thấp trong nước.[59]
2017 | 2016 | 2015 | 2014 | 2013 | |
---|---|---|---|---|---|
Số lượng hồ sơ[60] | 63,950 | 63,570 | 63,980 | 61,285 | 55,870 |
Tỉ lệ trúng tuyển (%)[61] | 70.1 | 72.4 | 73.4 | 72.6 | 72.6 |
Nhập học[62] | 8,315 | 8,705 | 9,330 | 9,040 | 8,605 |
Tỉ lệ (%) | 18.5 | 18.9 | 19.9 | 20.3 | 21.2 |
Tỉ lệ hồ sơ/nhập học | 7.69 | 7.30 | 6.86 | 6.78 | 6.49 |
Đầu vào trung bình[63][a] | n/a | 169 | 431 | 435 | 433 |
Manchester là trường đứng đầu Anh quốc về số lượng sinh viên nộp hồ sơ đăng ký học (ví dụ như năm 2014 có 55,000 hồ sơ dự tuyển[64][65] Điểm trung bình đầu vào của Manchester đứng 17 toàn Anh quốc (năm 2015 – điểm trung bình quy đổi UCAS là 431) [66] tức là tương đương với các mức A*AAb hoặc ABBab ở thang A-level. Năm 2015, tỉ lệ điểm trúng tuyển ở Manchester là 73,4%, đứng thứ 10 về mức độ khó trong các trường thuộc nhóm Russel.[67]. 17.2% sinh viên bậc đại học ở Manchester đến từ các trường tư đứng thứ 23 toàn quốc về tỉ lệ sinh viên đến từ giáo dục tư nhân.[68]
Manchester cũng là một trường đại học thu hút nhiều sinh viên quốc tế, đến từ hơn 160 quốc gia khác nhau trên thế giới.[69] Năm học 2016-2017, Manchester thu hút tổng số 13.505 sinh viên quốc tế (với 7.345 sinh viên đại học và 6.160 sinh viên sau đại học), đứng thứ hai toàn nước Anh về số lượng sinh viên quốc tế.[70]
Đã có rất nhiều nhà khoa học và danh nhân nổi tiếng đã và đang làm việc hoặc học tập tại Đại học Manchester, bao gồm 25 cá nhân từng được trao giải Nobel[71]. Những danh nhân nổi tiếng bao gồm John Dalton (cha đẻ của lý thuyết nguyên tử hiện đại), Joseph Thomson (người phát hiện ra điện tử, là cựu sinh viên của Owens College), Ernest Rutherford (giáo sư vật lý Langworthy, người thực hiện thí nghiệm bắn phá nguyên tử và đề xuất mô hình nguyên tử), nhà triết học Ludwig Wittgenstein (từng là cựu sinh viên), George E. Davis (người sáng lập ra ngành kỹ thuật hóa học), Bernard Lovell (cha đẻ của ngành thiên văn vô tuyến), Marie Stopes (nữ nhà khoa học sáng lập ra ngành kiểm soát sinh sản và đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới), Alan Turing (cha đẻ của máy tính điện tử), Tom Kilburn, Frederic Calland Williams (những nhà khoa học tiên phong xây dựng máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới),..
Đại học Manchester cũng là nhiều nguyên thủ quốc gia và các chính trị gia từng tham gia học tập, ví dụ như tổng thống Cộng hòa Ireland Michael D. Higgins, Chaim Weizmann (tổng thống đầu tiên của Israel, nguyên là giảng viên cao cấp của Manchester), Teo Chee Hean (phó thủ tướng Singapore), Ólafur Ragnar Grímsson (tổng thống Iceland),.. Manchester cũng là nơi học tập hoặc làm việc của nhiều danh nhân trong các lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông, ví dụ như Benedict Cumberbatch (diễn viên, người từng đóng vai Alan Turing trong bộ phim The Imitation Game), Anthony Burgess và Robert Bolt (nhà văn, nhà viết kịch),..
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên finstat
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên rothswho
... purple should be used as a main colour ...
|access-date=
(trợ giúp)
|access-date=
(trợ giúp)
|website=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|website=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|website=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|archive-date=
(trợ giúp)
|date=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|tên=
thiếu |tên=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|archive-date=
(trợ giúp)
|archive-date=
(trợ giúp)
|date=
và |archive-date=
(trợ giúp)
|archive-date=
(trợ giúp)
|date=
(trợ giúp)
|archive-date=
(trợ giúp)
|archive-date=
(trợ giúp)
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên timesonline1
|url=
(trợ giúp). hesa.ac.uk. Higher Education Statistics Authority. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
|first=
thiếu |last=
(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=
(trợ giúp)
|archive-date=
(trợ giúp)
{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính