Đảo Cao Đăng
|
|
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | phía bắc đảo Bắc Can |
Diện tích | 1,39 km2 (53,7 mi2) |
Hành chính | |
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) | |
Tỉnh | Phúc Kiến |
Huyện | Liên Giang (Quần đảo Mã Tổ) |
Hương | Bắc Can |
Thông tin khác | |
Múi giờ |
đảo Cao Đăng (tiếng Trung: 高登島; bính âm: Gāodēng Dǎo; Wade–Giles: Kao1-têng1 Tao3; Latin hóa tiếng Phúc Châu: Gŏ̤-dĕng-dō̤), còn có tên là Bắc Sa (北沙島), Hạ Mục 下目嶼,[1] Hạ Mộc 下木嶼[2]) là một đảo trên biển Hoa Đông, thuộc hương Bắc Can, huyện Liên Giang (quần đảo Mã Tổ), tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).[3] Đảo đóng cửa đối với công chúng.[4][5] Cao Đăng nằm cách 9,25 km từ bán đảo Bắc Giao (北茭半岛) thuộc huyện Liên Giang, Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc đại lục.[6][7] Đảo có chiều dài 2 km theo chiều bắc-nam, rộng 0,92 km theo chiều đông- tây, diện tích 1,84 km2. Từ đảo Bắc Can và Đại Khâu có thể nhìn thấy đảo Cao Đăng.
Trên đảo Cao Đăng có núi Bắc Sơn 北山 cao 72 m so với mực nước biển, núi Nam Sơn 南山 cao 99 m so với mực nước biển. Đảo có cảng Nam Áo 南澳港, cảng Thiết Tiêm 鐵尖港 và cảng Đại Duy 大維港.
Năm 1368, ngư dân từ bán đảo Hoàng Kỳ gần đó đến định cư trên đảo Cao Đăng.[2]
Ngày 13 tháng 2 năm 1951, nhân lúc sương mù có tám thuyền buồm cơ giới và hơn 20 tàu gỗ của Quân Giải phóng bao vây và tấn công đảo. Sau hai giờ giao tranh, Quân Giải phóng bị đẩy lui.[8]
Rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1954, binh sĩ Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc là Vương Hỉ Điền (汪喜田) bị thương nặng trong khi bắt một người nhái từ Đại lục đổ bộ lên đảo. Các binh sĩ Quân Giải phóng bơi lên các đảo do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát bị đối phương gọi là 'thủy quỷ' (水鬼).[9]
Ngày 4 tháng 3 năm 1955 trong Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1, 40 thuyền buồm cơ giới của Quân Giải phóng tấn công đảo nhưng bị đẩy lui.[8][10][11]
Trong ba ngày 7, 11 và 14 tháng 10 năm 1955, Quân Giải phóng bắn tổng cộng 49 quả đạn vào đảo Cao Đăng. Ngày 29 tháng 10, 12 quả đạn được bắn vào đảo từ bán đảo Bắc Giao. Ngày 28 tháng 12, quân Quốc dân Đảng và Cộng sản giao tranh một tiếng tại vùng biển gần đảo Cao Đăng.[12] Có những ghi nhận về việc Cao Đăng bị pháo kích vào cuối năm.[13][8] Ngày 3 tháng 2 năm 1956, đảo bị bắn phá 600 lần. Đến ngày 9 tháng 2 bị bắn phá 154 lần. Đến ngày 19 tháng 3 bị bắn phá 119 lần. Ngày 24 tháng 4 bị bắn phá 246 lần. Ngày 17 tháng 5 bị bắn phá 136 lần.[8]
Ngày 19 tháng 8 năm 1958, Tổng thống Tưởng Giới Thạch đến thăm đảo.[8]
Ngày 6 tháng 2 năm 1960, Quân Giải phóng bắn 165 quả pháo vào đảo.[8]
Đến tháng 9/10 năm 1975, người nhái từ Đại lục đổ bộ lên đảo hai lần và để lại các thông điệp đe dọa trên tường.[9]
Ngày 26 tháng 12 năm 2000, một tàu cá Đại lục đượ phát hiện ở cách đảo 2 km. Lực lượng hải tuần bắn 16 phát đạn lên không để cảnh báo. Sáu thuyền viên trên tàu bị bắt và tàu chìm xuống biển.[14]
Đến sáng ngày 9 tháng 9 năm 2005, Tổng thống Trần Thủy Biển đến thăm đảo Cao Đăng và các đảo lân cận.[15]
Tháng 4 năm 2019, một tàu cá đăng ký tại Bắc Can báo cáo rằng họ bị nhiều tàu Đại lục tấn công và xua đuổi tại vùng biển giữa đảo Cao Đăng và đảo Trung (中島) vào chiều ngày 17 tháng 4. Ngày sau đó, lực lượng hải tuần bị một tàu Đại lục ném đá ngoài khơi quần đảo Mã Tổ.[16][17]
「北與烽火門會哨,南與南日會哨,西洋、下目(高登)、下竿塘、白犬(莒光)皆其汛地。」《萬曆府志海防篇 卷八十六》
另外,北竿北面不遠處的高登島,明時 稱作「下目」或「下木」島,22該地亦在同年(1368)由對岸的黃岐半島漁民遷 此聚居。23就在對岸居民絡繹前往北竿、高登二島定居之時,明帝國的東部邊海 便不安寧,「先是元末瀕海盜起,張士誠、方國珍餘黨導倭出沒海上,焚民居、 掠貨財,北自遼海、山東,南抵閩、浙、東粵,濱海之區無歲不被其害」。{...}有關高登島的地理環境,如下:「下木澳,《籌海重編》作「下目澳」,又有上目澳,在(其) 南(邊)。(下木澳)與黃崎對峙,在北茭之東,可泊南、北風船二十餘(艘),北至西洋(山)、 南至竿塘(山),各一潮水」。見同註 10,卷 5,頁 54。文中的《籌海重編》一書,係明人鄭若 曾所作。
地政事務所名稱(代碼) 連江(ZA) 鄉鎮市區名稱(代碼) 北竿鄉(02) 段 小段 代碼 備註{...}高登 0022
Now, only the secretive military-controlled islands of Gaodeng and Liang are closed to the public.
Today, Gaodeng and Liangdao, the only islands where the military remains stationed, are still shrouded in mystery, not having been opened to visitors.
Kueffer indicated two islands bunched near Peikan, "Tachiu and Kaoteng. The latter is five miles off the mainland, the closest to the enemy."Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
The area closest to the mainland is Gaodeng Island, 9.25 km off the Beijia [sic] Peninsula.
八月十九日 蔣中正總統視察高登,慰問官兵,並以「要與陣地共存亡」勉官兵。
An attempted assault by 40 Communist motorised junks on Kaoteng Island (in the Matsu group) was driven off on March 4,
1955{...}Mar. 3{...}Second Chinese Communist invasion of Kaoteng (Matsu Islands), five km. (three mil.) north of Nankan repulsed.
1. Military activity in the area was marked by the first Chinese Nationalist success against Chinese Communist jet fighters and by the first Communist shelling of an island in the Matsu group. {...} Communist shelling of Kaoteng, northernmost island in the Matsus, was light, and apparently has been fired either for registration or harassment. A total of 49 rounds was fired at Kaoteng on 7, 11 and 14 October.
Sporadic Communist shelling was directed against Kaoteng in the Matsu island group 150 miles up the coast. Kaoteng is five miles from the nearest Communist position and serves as an outpost for the main Matsu island.
12/26/2000 Coast Guard stations in Matsu and Kinmen found unusual large-scale gatherings of Chinese fishing boats. Matsu spotted a Chinese fishing boat lurking just 2 km from Kaoteng Island, part of the Taiwan-controlled archipelago. The Coast Guard fired 16 rounds of ammunition into the air as a warning. Six crew members aboard were arrested on the spot and the ship sank into the sea.
今天一整個上午,阿扁的足跡踏遍南竿、北竿、東引、亮島、高登、東莒和西莒,從官兵弟兄們的眼神裡,阿扁看見一份堅持,也看見一股希望。
The response came after a Beigan-registered Taiwanese fishing boat reported Wednesday that it was attacked and chased off by numerous Chinese boats in Taiwan-controlled waters between Gaodeng and Zhongdao islets.
北竿1漁船17日下午在高登與中島附近作業時,疑因釣魚糾紛,漁船被多艘中國大陸小艇圍攻。漁船船長事後表示,中國大陸小艇利用速度優勢,並透過對講機呼叫多艘小艇聯合對漁船展開追逐,並丟擲石塊攻擊,造成漁船玻璃窗破碎;18日還發生中國大陸小艇直接朝前來查緝的海巡隊小艇丟擲石頭事件。