Đất và người

Đất và người
Thể loạiTâm lý xã hội
Chính luận
Tấu hài
Định dạngPhim truyền hình
Dựa trênMảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường
Kịch bảnPhạm Ngọc Tiến
Khuất Quang Thụy[1]
Đạo diễnNguyễn Hữu Phần
Phạm Thanh Phong
Diễn viênDuy Hậu
Hán Văn Tình
Phát Triệu
Duy Thanh
Hà Văn Trọng
Minh Phương
Phạm Hồng Minh
Thân Thanh Giang
Nhạc phim"Những bàn tay những đôi chân" qua giọng ca Mai Hoa
Soạn nhạcTrọng Đài
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập24
Sản xuất
Địa điểmSơn Tây, Quốc Oai[2]
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV1
Phát sóng2002

Đất và người là nhan đề một bộ phim truyền hình do Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đầu tư sản xuất, do Nguyễn Hữu PhầnPhạm Thanh Phong đồng đạo diễn.[3][4]

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.[5] Phim phát sóng lần đầu vào năm 2002 trên kênh VTV1.[6]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1986, chính sách khoán hộ bắt đầu đi vào cuộc sống[7]. Vậy nhưng khi đã no cơm ấm cật rồi thì các thế lực hào tộc và tinh anh lại trỗi dậy, mưu toan xâu xé lẫn nhau để tranh quyền đoạt vị thông qua các thủ đoạn đê hèn, khiến cho sự thanh bình của chốn quê mất hẳn.

Câu truyện sảy ra ở xã Hợp Tiến, tục gọi là làng Giếng Chùa. Hai họ Trịnh và Vũ mâu thuẫn đã bao đời, nay mượn chức danh bí thư và chủ tịch để vừa cài cắm con em vào hàng chức sắc vừa hạ uy tín lẫn nhau.

Trong thời điểm phong trào hợp tác xã đang trên đà tan rã, làn gió mới thổi về làng quê đã gây nên những biến đổi khôn lường. Các thế lực bảo thủ ra sức níu chặt quê hương trong vòng tối tăm, còn đây đó đã nhen nhóm những tư tưởng cải cách do giới thanh niên đề xướng. Song, cho dẫu gian nan trắc trở thế nào, định mệnh vẫn không ngăn được khát vọng lứa đôi.

Kĩ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính
Phụ
  • Mạnh Tuấn trong vai Lão Thống Biệu
  • Hồng Chương trong vai Cụ Cố Vũ đình Đại
  • Nam Cường trong vai Lê văn Tính
  • Hồ Quốc Phong trong vai
  • Trần Duy Hùng trong vai Nép thọt
  • Bùi Như Lai trong vai Lục
  • Hà Hoàng Hiệp trong vai Trịnh bá Ngạc
  • Đới Thành An trong vai Vũ đình Quý
  • Phú Đôn trong vai Chu văn Quàng[10]
  • Tuấn Dương trong vai Trịnh bá Cao[10]
  • Mai Ngọc Căn trong vai Ông Hào
  • Trần Đại Mý trong vai Vinh
  • Kim Hoàn trong vai Ông Ngũ
  • Hương Ly trong vai Tuyết Trinh
  • Thái An trong vai Tho
  • Quang Thắng trong vai
  • Hồ Liên trong vai Hợi
  • Văn Chung trong vai Trịnh bá Hơn
  • Chu Hùng trong vai Tám lé
  • Vi Cầm trong vai Trịnh thị Mận[10]

Cùng một số diễn viên khác....

Xuất phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 2001, đạo diễn Phạm Thanh Phong cho biết kịch bản phân cảnh sẽ được hoàn thiện trong tháng 9, dự tính có 14 tập với độ dài 70 phút cho mỗi tập. Phim sẽ được bấm máy trong hai tháng 10 và 11, thêm 3 tháng hậu kỳ.

Cứ dự định ban đầu, diễn viên Trọng Khôi đóng ông Phúc, Trịnh Thịnh vào vai ông Hàm.[11] Nhân vật chính, Tùng do Phạm Hồng Minh đóng, được chỉnh khác với nguyên mẫu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma. Cụ thể, trong tiểu thuyết, Tùng là cháu ngoại của họ Vũ (mẹ Tùng là chị cả ông Phúc), còn ở trong phim, Tùng là trưởng họ của họ Vũ (bố Tùng là anh trai ông Phúc). Bà Son ở trong tiểu thuyết đã nhảy xuống sông tự trầm và chính ông Phúc là người đã vớt xác bà lên, còn ở trong phim, bà nhảy xuống sông với ý định quyên sinh ban đầu, nhưng sau đó đã bơi qua sông và ẩn tích ở ngôi chùa bên kia sông. quyềnh trong phim cũng là một sự đổi khác, trở thành một nhân vật hài hước xuyên suốt bộ phim, khác với nguyên mẫu là chết ngay ở phần đầu tiểu thuyết. Anh em Quềnh cũng được đổi từ họ Đào sang họ Chu, đều có nghĩa là màu đỏ, ám chỉ câu nói "hạt máu trên hạt máu dưới" của nhân vật Quàng.

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi mới lên sóng, bộ phim đã trở thành hiện tượng văn hóa giải trí thu hút mối quan tâm của mọi tầng lớp khán giả truyền hình Việt Nam. Các tờ báo đương thời đã ghi nhận lượng người theo dõi kỉ lục cứ tăng dần sau mỗi tập phim. Thậm chí, nhiều câu khẩu ngữ của nhân vật đã đi vào lối sống xã hội suốt hàng chục năm : Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại, đấm thèm, lí lặng, thớ lợ, vắt mũi chả đủ đớp miệng.

Thi pháp Đất và người trở thành cơ bản để các nhà điện ảnh hình thành một dòng phim về nông thôn Việt Nam. Vào năm 2006, bộ phim truyền hình TFS Miền đất phúc cũng được đạo diễn và biên kịch gia triển khai theo phong cách này, nên thường được coi là phiên bản miền Nam của Đất và người.

Bộ phim thẳng thắn đề cập những vấn đề thâm căn cố đế của làng xóm Việt Nam, đồng thời không ngại đụng chạm các sự kiện thường bị coi là "nhạy cảm và tế nhị" dưới chế độ cộng sản : Phong trào đấu tố cải cách ruộng đất (cha con cụ cố Đại), việc lấn chiếm đất công làm của riêng (lão Nghênh bán ruộng bán nhà), việc không minh bạch trong quyền sở hữu thổ địa (anh em nhà Quàng), trào lưu chơi hụi trá hình kinh doanh (vợ chồng Tuyết Trinh), việc xâm phạm di tích lịch sử dưới chiêu bài công nghiệp hóa (cụ Thống Biệu và cha con lão Ngũ), thanh niên hư hỏng làm càn (cậu Vũ và thằng Lục)...

Nhạc đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chủ đề phim là ca khúc "Truyện hôm qua" do Trọng Đài sáng tác và Mai Hoa trình bày.[12] Ca khúc sau đó được Mai Hoa đưa vào album đầu tay có nhan đề Hương Đất, phát hành năm 2005.[13][14] Năm 2018, Mai Hoa tiếp tục ra MV dành riêng cho ca khúc này.[15]

Năm Tưởng thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2002 Giải Cánh diều Phim truyện truyền hình Khuyến khích [16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Ngọc Tiến (28 tháng 1 năm 2009). “Ngàn lẻ một chuyện; diễn viên - nhân vật”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ "Lão Đại" trong "Sóng ở đáy sông" tiếp tục vào vai ác”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Trần Mỹ Hiền (21 tháng 3 năm 2017). “NSND Phạm Thanh Phong: Điện ảnh, nỗi cô đơn và ký ức”. An ninh thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Đông Du (25 tháng 10 năm 2020). “Dàn sao "Đất và người' sau 18 năm: 3 người mất vì ung thư, người ở ẩn”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ HV (4 tháng 9 năm 2016). “Cha đẻ 'Đất và Người' kể chuyện về 'lão quyềnh'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Quỳnh An (7 tháng 8 năm 2014). “Dàn diễn viên phim "Đất và Người": Ngày ấy - Bây giờ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Di Ca (16 tháng 7 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Đất và người': người bệnh tật, kẻ cô đơn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Đỗ Quyên (29 tháng 1 năm 2016). “Tuổi già cô quạnh của lão Hàm trong phim 'Đất và người'. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Đỗ Quyên (29 tháng 1 năm 2016). “Nghệ sĩ 'Chu Văn quyềnh' trong phim Đất và người giờ ra sao?”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ a b c d e f g Băng Châu (24 tháng 7 năm 2017). “Dàn diễn viên phim "Đất và người": Những số phận bi kịch vì ung thư”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' lên phim”. VnExpress. Tiền phong. 10 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ BTVV (16 tháng 10 năm 2015). “NSƯT Mai Hoa: "Trọng Đài không phải người lãng mạn". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ Nguyệt Hà. “Ca sĩ, NSƯT Mai Hoa: Đã từng định giã từ nghiệp hát”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ TuyetMinh (19 tháng 12 năm 2005). "Hương đất" - Mai Hoa”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ An An (29 tháng 11 năm 2018). “Vì sao ca sĩ Mai Hoa 'ở ẩn' thời gian qua?”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ “Giải thưởng cánh diều vàng năm 2002”. Ngày hội Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire