Ma làng | |
---|---|
Thể loại | Nông thôn Lịch sử |
Định dạng | Phim truyền hình |
Dựa trên | tiểu thuyết cùng tên của Trịnh Thanh Phong |
Kịch bản | Phạm Ngọc Tiến |
Đạo diễn | NSND Nguyễn Hữu Phần Hoàng Lâm |
Diễn viên | NSND Bùi Bài Bình NSƯT Kim Oanh NSND Trung Hiếu Phùng Cường Dịu Hương |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | tiếng Việt |
Số tập | 19 |
Sản xuất | |
Địa điểm | Lương Sơn, Hòa Bình |
Thời lượng | 52 phút/tập (không bao gồm quảng cáo) |
Đơn vị sản xuất | Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | VTV1 |
Phát sóng | 8 tháng 10 năm 2007 – 1 tháng 11 năm 2007 |
Thông tin khác | |
Chương trình trước | Cảnh sát hình sự: Đột kích |
Chương trình sau | Luật đời |
Chương trình liên quan | Làng ma - 10 năm sau |
Ma làng là nhan đề một bộ phim truyền hình do Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam chế tác, với NSND Nguyễn Hữu Phần và Hoàng Lâm đồng đạo diễn.[1] Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trịnh Thanh Phong.[1] Phim phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 8 tháng 10 năm 2007 và kết thúc vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 trên kênh VTV1.[2][3]
Ma làng xoay quanh câu chuyện của một vùng quê nghèo miền Bắc những năm 1980, qua đó phản ánh một giai đoạn khó khăn và biến động của xã hội khi cơ chế bao cấp trở nên lạc hậu, sự suy thoái đạo đức của tầng lớp cán bộ địa phương vì lợi ích cho cá nhân, dòng họ...[4]
Cùng một số diễn viên khác...
Nhạc chủ đề là bài "Ma làng" do Nguyễn Hữu Phần viết lời, Quang Hưng phổ nhạc và ban Hồn Tre thể hiện, với tiếng đàn môi của nghệ sĩ Đức Minh.[7][8]
Nhạc kết thũc là bài Đêm Cuối Cùng Của Mùa Đông qua giọng ca Minh Chuyên. Bài hát từng được đài truyền hình kỹ thuật số VTC bình chọn là nhạc chuông ấn tượng nhất năm 2008 qua số lượt khách hàng tải về.
Sau khi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần tình cờ đọc được cuốn tiểu thuyết Ma làng của tác giả Trịnh Thanh Phong, ông đã quyết định chuyển thể cuốn tiểu thuyết thành 700 trang kịch bản nhan đề Đêm cuối cùng của mùa đông. Bối cảnh ban đầu được chọn là Tuyên Quang và Hà Giang, nhưng gặp phải sự phản đối của địa phương nên đạo diễn đã chọn xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình và Nho Quan, Ninh Bình. Đoàn làm phim gồm 30 người được bố trí ở lại căn nhà bỏ hoang của công ty khai thác đá.[8][9] Những người dân địa phương tại đây đã hỗ trợ đoàn phim rất tích cực trong suốt quá trình quay phim.[8]
So với tiểu thuyết, bối cảnh phim lùi về hơn chục năm khi chưa có phong trào khoán hộ. Ở tiểu thuyết, nhân vật Nghiệp không mấy sắc sảo, tuổi đời lớn hơn Tâm gần một giáp. Còn trong phim, nhân vật Ất không phải trưởng thôn mà chỉ là học sinh cấp ba, tuổi đời cũng được nâng lên (theo truyện, anh ta nhỏ hơn Mưa sáu tuổi). Mọi biến động trong làng Lộc xã Lâm Giang (tục gọi Bâm Dương) vốn dĩ đều do âm mưu thao túng của ông Phạm Văn Tòng đã được các nhà làm phim san bớt cho một số nhân vật khác. Như trào lưu "xem vi déo" do ông làm ra để thu tiền làng xóm thì được đổi sang Ất. Bối cảnh truyện là thời điểm 1986 khi chính sách khoán hộ đã đi vào cuộc sống và Nghiệp đã ra bến Gáy sau khi thoát án tù, nhưng ở phim thì các xung đột và biến cố được cắt gọn hơn. Phần cuối tiểu thuyết sau này được chuyển thể thành phần hai nhan đề Làng ma 10 năm sau, có hư cấu thêm nhiều tình tiết.
Ngoài ra, nhân vật Lập nguyên tác là nam giới nhưng được đổi là một phụ nữ muộn chồng. Bà Lâm Nghiệp vốn chỉ xuất hiện qua vài dòng kể qua loa của nhân vật Dỏ nhưng được tái tạo cho sắc nét nhiều đất diễn hơn. Bà Cả Bẹo bán thịt lợn nghĩa vụ ở ngã ba vụng đá Gáy dưới gốc si già được sửa thành mụ Bẹo buôn rượu chui. Mối quan hệ giữa Bẹo và Nợi vốn dĩ được hoán chuyển từ những vụ trộm tình của Nợi quanh làng.
Ma làng được xem là một trong những tác phẩm kinh điển nói về đề tài nông thôn trước thời kì đổi mới của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.[1] Bộ phim thành công thu hút khán giả bởi dàn diễn viên thực lực và kịch bản độc đáo.[1] Dù vậy, đoạn kết phim vẫn bị đánh giá là "gượng ép" và "khuôn mẫu" theo hướng "ác giả ác bảo" giống truyện cổ tích xưa.[3] Vào năm 2011, Nguyễn Hữu Phần đã được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt III trong lĩnh vực điện ảnh với hai bộ phim Đất và người và Ma làng.[10]
Năm | Giải thưởng | Hạng mục | (Người) đề cử | Kết quả | Tham khảo |
---|---|---|---|---|---|
2007 | Giải Cánh diều | Phim truyện truyền hình | — | Cánh diều bạc | [11] |
Đạo diễn xuất sắc | NSND Nguyễn Hữu Phần | Đoạt giải | [12] |
VTV1: Phim truyền hình 21:00 thứ Hai đến thứ Sáu (8/10 - 01/11/2007) |
||
---|---|---|
Chương trình trước | Ma làng (8/10 - 01/11/2007) |
Chương trình kế tiếp |
Cảnh sát hình sự: Đột kích (20/09 - 5/10/2007) |
Luật đời (2/11 - 10/12/2007) |