Đặng Thân

Đặng Thân
Nhà văn, nhà thơ Đặng Thân
Nhà văn, nhà thơ Đặng Thân
Sinh1964
Nghề nghiệpNhà văn, Nhà thơ, Nhà giáo
Quốc tịchViệt Nam
Trào lưuHậu Đổi Mới: văn chương đa chiều, cách tân, hậu hiện đại, tiểu thuyết

Đặng Thân (sinh 1964)[1]nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam về tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Giới phê bình Việt Nam đánh giá ông là điển hình của văn học hậu-đổi mới,[2] những tác phẩm của ông đã tạo ra bước ngoặt quan trọng bậc nhất về lối viết trong văn học Việt Nam.[3] Báo chí nước ngoài thì nhận định: "In the literary circles he runs in, Dang is praised for his idiosyncratic prose and rebellious style." (Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo và phong cách nổi loạn).[4]

Đặng Thân được cho là đại diện cho một chủ thể diễn ngôn hoàn toàn mới, vượt ra khỏi các chủ thể diễn ngôn "chiến thắng" và "chấn thương" từng có tại Việt Nam, mà có người gọi là "trào tiếu trang nghiêm". Điều đó đồng nghĩa với việc Đặng Thân đã tạo ra chủ thể lời nói mới, thể loại diễn ngôn mới và từ vựng mới. Mảng từ vựng ông dùng đều mang nghĩa rộng, nghĩa mở (connotation), khác với lối dùng từ độc điệu, đơn nhất (denotation) thường được sử dụng.[5]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đăng Thân hiện (2009) là Giám đốc đào tạo của Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển giáo dục IVN, kiêm Chủ nhiệm bộ môn Dự trắc học của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Thân vừa dạy học và sáng tác bằng cả tiếng Việttiếng Anh.

Ông có nhiều sáng tác bằng tiếng Anh đã được xuất bản tại Hoa Kỳ trong các tuyển thơ The Colors of Life, Eternal PortraitsThe International Who's Who in Poetry... Một số tác phẩm của ông được in trên các tạp chí văn học như Wordbridge, The Writers Post, Beehive hay trong tuyển tập Blank Verse

Ông viết nhiều tác phẩm độc đáo bằng tiếng Việt trong nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và tiểu luận.

Tháng 11 năm 2008, Đặng Thân cho ra mắt tác phẩm Ma Net gồm 12 truyện ngắn mà một số truyện đã được tác giả đưa lên blog và các tạp chí mạng trước khi xuất bản. Ma Net nhận được rất nhiều quan tâm từ độc giả và các phương tiện truyền thông đại chúng và những bình luận nhiều chiều giữa các nhà chuyên môn. Lối viết của Đặng Thân đã được kiến giải đặc sắc là lối viết "phi thực", thể hiện "không gian n chiều" và được ví với "cách nhìn của đại bàng".[6].

Tháng 1 năm 2009, hai nhà thư pháp Trịnh Tuấn và Phạm Long Hà đã ra mắt tác phẩm Tiền vệ Phụ âm Thư trên 23m giấy xuyến chỉ bồi đế thể hiện 7 bài thơ phụ âm (alliteration) độc đáo của Đặng Thân.

Tháng 11 năm 2011, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được xuất bản trong nước,[7] ngay lập tức làm chao đảo văn đàn, với "cái mới và cái lạ nổi rõ, cái hay khi ẩn khi hiện."[8] Nó làm "thay đổi cả thế giới tư duy lẫn nhận thức"[9], "nó khơi mở định nghĩa, xác lập cái bản chất của đời sống, bản chất của xã hội chúng ta đang sống"[10], thậm chí còn được gọi là một "thoát giun luận" cho dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.[11] Có nhà phê bình khẳng định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] sẽ chỉ có những ý kiến "cực khen hoặc cực chê", và cho rằng: "tiểu thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận như vậy." Đặng Thân được coi là "đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm."[12] Với tác phẩm này, giới phê bình còn đề nghị đưa ra khái niệm "Tiểu-thuyết-Đặng-Thân" cho những đóng góp về thi pháp tiểu thuyết của ông, bởi nó đã trình bày những quan niệm khác, những ý niệm lạ trong thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam, và cũng là trên thế giới.[13] Điều quan trọng, là từ đây ông được đánh giá là nhà văn tạo ra một bước ngoặt quyết đoán cho văn học Việt Nam.[14]

Tháng 1 năm 2013, Đặng Thân xuất bản tập tiểu luận - chân dung Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung, đã được coi là "một sự kiện lớn, rất lớn trong đời sống học thuật của dân tộc Việt đầu thế kỷ XXI", bởi "cuốn sách có nhiều cái lạ trong nội dung và cách viết"[15]. Có người thì gọi cách vẽ chân dung của ông là "bầu trời trong giọt nước"[16], người thì gọi là "vẽ rồng trong mây"[17], ngoài "mỹ học của cái thanh" còn có "mỹ học của cái tục" và "giễu nhại cả trong phê bình"[18], đặc biệt là đem đến "cách đọc văn chương panorama" mở ra những chiều kích sâu rộng và đa tầng cho mọi đối tượng văn học, dù là tác giả hay tác phẩm.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ma Net (Nhà xuất bản Văn Học, 2008): Đã 20 mùa thu người Hà Nội, Cú hích về nguồn, Người Thầy của em, "Thùng thuốc nổ", Người Thầy của những tuyên ngôn, "Yêu", Người anh hùng bất tử, "Hiếp", ma net, ma nhòa.
  • Các truyện khác: Mẩu Thịt Thừa, Bài học tiếng Việt mới

Tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2011)
  • Những kênh bão người / Channels of the Homo Storms -
  • Factum [a] Cave

Tiểu luận & Chân dung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013): Mộc Dục Luận[liên kết hỏng] (về cái sự tắm rửa), Kẻ Sỹ: Cội nguồn cảm hứng sáng tạo & Xuất xử, Mơ, [Ngồ] ngộ Ngôn Sư, Đọc Bình Ngô đại cáo [nhân ngày nhà giáo], Tú Xương chỉ có "xướng" và "tu"?, Vai diễn & Số phận, Bán[h], Về [đại] dịch [ma] thuật, "Tỉu Nuận", Thơ phụ âm (alliteration) [& tôi], "Hình như" Từ Chi, Hình như có người "cởi áo" trên Cửa Cấm (về Dư Thị Hoàn), Tiếng ngựa hoang... (về Lê Anh Hoài), V[i]ết mật ngôn trên d[r]a (về Nguyễn Viện), Và đã "phải lòng" (về Đặng Thiều Quang), Quite connects (về "Thơ đến từ đâu" của Nguyễn Đức Tùng), Mai Văn Phấn& công nghệ cách tân thơ, Trường-ca ca... (về thơ Đỗ Quyên), Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ (về thơ Dương Kiều Minh), Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm Lưu trữ 2014-03-03 tại Wayback Machine(về thơ Nguyễn Quang Thiều), Cần thêm một dấu hỏi cho độc giả Việt? (về "Mùa mưa ở Singapore" của Linh Lê), Những góc nhìn luễnh loãng Đông & Tây khi đọc Đỗ Minh Tuấn bên Nabokov & Trang Tử & Muhammad & v.v... (về "Thần thánh & Bươm bướm" của Đỗ Minh Tuấn), Đoàn tàu 'Thống Nhất' Lưu trữ 2011-03-01 tại Wayback Machine(hay là 'quân tử dĩ hậu đức tải vật') (về Đỗ Lai Thúy), Nỗi đau Lưu trữ 2011-01-27 tại Wayback Machine[đáu] của trực giác (hay là tiếng gầm của sư tử) (về Hoàng Ngọc Hiến), Kỷ niệm đầu tiên và lưu niệm cuối cùng với dịch giả Chu Trung Can, Nhớ Phạm Công Thiện|Quên Henry Miller, James Joyce: vầng hồng từ đồng cỏ Ireland, Bài học tiếng Việt mới || Phụ lục - Dị-chân-dung: A Lịch Sơn Đại Đế, Bờm, Bùi Giáng, Đặng Đình Hưng, Đặng Mậu Lân, Einstein, Gabriel Garciá Márquez, Gao Xingjian
  • Các bài khác: Hình như "khói" (về Châu Diên), Hình như là "cởi quần" (về Nguyễn Huy Thiệp), Những chuồ/trường đại học (ĐH) d/ranh já/tiếng nhất thế jới vs. ĐH "R", Tú Xương & những con giòi [bò trong...tủy], Gustav Mahler - lời tiên tri của chủ nghĩa hiện đại & chủ nghĩa hậu-hiện đại, Julius Caesar (Xê-da) [vs. "Xê-ra"], "Nước mắt trên sa mạc"(về "Không khóc ở Kuala Lumpur" của Linh Lê), Còn lũ nào ác như phát xít? (về "Có được là người" của Primo Levi), Hành trình cỏ cây Lưu trữ 2011-05-21 tại Wayback Machine xuyên tâm l[iên/inh] (đọc dọc Thơ tuyển Mai Văn Phấn)
  • Không Hay (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2014): Cơn sóng đầu tiên năm mới đến, Quá Nguyên Tiêu, Valentine lạnh, U... mê, Sáng xuân nay lông chim bay ngoài cửa sổ, Đêm đê... mê, Phố xuân, Tam thật niên nghiệt ngã lắm oh time, Ehèmjaomùa, Một ngày nghỉ, Hạ Huế, Hạ lội, Ngái em, Bức tranh minh họa, Hội phố mộng, KFC, Đêm sương mù trên phố, Sao em chỉ uống cà phê chiều, Thanh thiền (karaoke zen), Cô đơn em, Văn chiêu [hồn] giời, 6i+Hi vii, Khốc cạn sông hồng/hường, Táo 7 (thất) ngày ngân 7 nốt, Không không, Đồng dao vũ trụ, Cú hých về nguồn, Bần thần, Phố âm u ngày đông, Meo-buồn, Mộng du ký: Xít-ni ngày mù mùa đông, Metropolitan London - Paris - New York - Tokyo, Nước mắt trên sa mạc
  • TỪ ĐIỂN THI X/X Loại [chúng sinh] - Xem: A, B1 & B2, C1 & C2, D, G1 & G2, J, L1 & L2, M, N, P1 & P2, S1 & S2, V... trên Tiền Vệ
  • Thơ phụ âm (Alliteration): Phụ âm [ân đạo hệ / Khoa lão mẫu thân từ], Xao xuyến & Sung sướng, 6i +Hi i - ii - iii - iv - v - vi
  • hài ku[l] - Xem: i Lưu trữ 2011-01-30 tại Wayback Machine, ii Lưu trữ 2011-01-30 tại Wayback Machine... trên Da Màu

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tặng thưởng dành cho truyện ngắn trong cuộc thi "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long 2005-2006" của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đặng Thân”. trieuxuan.info. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ "Đặng Thân: điển hình của văn học hậu-Đổi mới" Lưu trữ 2011-03-01 tại Wayback Machine, nhà lý luận phê bình PGS.TS Đỗ Lai Thúy.
  3. ^ "Sàn diễn 'đa thoại' của Đặng Thân" Lưu trữ 2020-10-02 tại Wayback Machine, nhà lý luận phê bình PGS.TS La Khắc Hòa (Lã Nguyên).
  4. ^ "Demilitarized Zone: Report From Literary Vietnam", Poets & Writers, Sep/Oct 2009 (New York, USA).
  5. ^ "Đặng Thân - 'điển hình của văn học hậu-Đổi mới'", Phê bình Văn học 2013.
  6. ^ Phạm Lưu Vũ, "Đặng Thân kể từ 'net' đến... 'nhòa'", Da Màu Lưu trữ 2012-03-13 tại Wayback Machine 2008.
  7. ^ Văn chương + giới thiệu Tọa đàm về "3.3.3.9[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân" do Trung tâm Văn hóa Pháp (l’Espace) tổ chức tại Hà Nội, 7/1/2012.
  8. ^ Đỗ Quyên, "Rất nhiều điều về Tiểu-thuyết-Đặng-Thân Lưu trữ 2012-01-19 tại Wayback Machine".
  9. ^ Thủy Hướng Dương, "Nhà văn Đặng Thân Lưu trữ 2012-05-01 tại Wayback Machine - người khởi đầu cho một phong cách tiểu thuyết mới".
  10. ^ Nguyễn Quang Thiều, "Tôi muốn đề cử cuốn sách này cho Giải thưởng Hội Nhà văn Lưu trữ 2012-01-28 tại Wayback Machine năm 2012".
  11. ^ Đỗ Minh Tuấn, "Cuộc tỷ thí giữa Hitler và Giun đất".
  12. ^ Phạm Xuân Thạch, "Đặng Thân đã tạo ra một thế giới nghệ thuật Lưu trữ 2012-01-28 tại Wayback Machine đi xa hơn những gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm".
  13. ^ Đỗ Quyên, "Rất nhiều điều về Tiểu-thuyết-Đặng-Thân", 2012.
  14. ^ Lã Nguyên, "Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống", Phê bình Văn học 2013.
  15. ^ GS. Phong Lê, "Nghĩ về tương lai của phê bình", Phê bình Văn học 2013.
  16. ^ Đỗ Lai Thúy, "Bầu trời trong giọt nước" Tiền phong 2013.
  17. ^ Lã Nguyên, "Cái mới trong lối viết của Đặng Thân" Lưu trữ 2013-01-20 tại Wayback Machine, Văn hóa Nghệ An 2013.
  18. ^ Nguyễn Đăng Điệp, "Mỹ học của cái thanh & mỹ học của cái tục" Lưu trữ 2013-01-21 tại Wayback Machine, Văn hóa Nghệ An 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

& Writers Magazine

Video Clip

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một support với nhiều tiềm năng và liên tục được buff, Xilonen đã thu hút nhiều chú ý từ những ngày đầu beta
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.