Định lượng

Khi xác định mật độ khối lượng theo diện tích của vật liệu mỏng, người ta dùng khái niệm định lượng, được định nghĩa bằng khối lượng của tấm vật liệu đó với diện tích của một đơn vị diện tích chuẩn. Nó được đo bằng thương số giữa khối lượng vật liệu trên một đơn vị đo diện tích (ví dụ theo đơn vị đo g/ tức gsm).

Ví dụ: người ta hay nói giấy 70g/m², 80g/m²..., bên tiếng Anh có từ tương ứng là grammage. Ngoài ra, người ta còn dùng cụm từ basis weight để chỉ trọng lượng của một tập giấy chuẩn, bao gồm 500 (đôi khi là 1000) tờ giấy đồng đều bằng nhau, có kích thước tuân theo một quy định nhất định nào đó.

Loại giấy bìa dày 1,4mm

Với các loại giấy dày, người ta sử dụng đơn vị đo chiều dày để so sánh.

Định lượng thường tỷ lệ thuận với độ dàykhối lượng riêng, nhưng không phải là phản ánh chính xác so sánh độ dày. Giấy cuse định lượng 180gsm có thể mỏng hơn giấy woodfree 160gsm.

Phương pháp xác định định lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Giấy và các vật cần đo phải được đặt trong môi trường chuẩn:

Giấy phải được đặt trong môi trường chuẩn một khoảng thời gian đủ để nhiệt độ, độ ẩm của giấy và môi trường cân bằng, ít nhất là 24 giờ

Mẫu để đo phải đạt độ đồng đều tương đối về độ dày, về phân bổ khối lượng riêng, về nhiệt độ, độ ẩm tại các vị trí khác nhau (trên tờ giấy và giữa các tờ giấy với nhau).

Thiết bị đo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dao cắt mẫu phải chính xác, có sai số ± 1% diện tích cắt cần thiết
  • Khuôn cắt mẫu có dạng hình chữ nhật hoặc tròn
  • Cân có sai số cho phép ± 0,5% và độ nhạy ± 0,2% khối lượng thật của vật cần cân
  • Ẩm kế có khả năng đo được độ ẩm không khí chính xác tới ±1%
  • Nhiệt kế phải được chia độ chính xác tới 0,2 °C

Điều hoà kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả đo được tính theo công thức

trong đó:

g: định lượng tính bằng g/m²
m: khối lượng đo tính được của một mẫu thử tính bằng gam
A: diện tích mẫu thử tính bằng cm²

Kết quả lấy đến ba chữ số có nghĩa. Độ chính xác của phép đo được xác định qua độ lập lại (cùng một mẫu thử, cùng một người thao tác, trên cùng một máy đo trong cùng một phòng thí nghiệm) và độ tái lập giữa các phòng thí nghiệm (cùng một mẫu thử, được thực hiện trong các phòng thí nghiệm khác nhau)

Đơn vị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gam trên mét vuông là đơn vị đo theo chuẩn quốc tế ISO
  • Tại các nước sử dụng đơn vị đo theo tiêu chuẩn Mỹ, người ta sử dụng pound trên inch vuông

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nếu mình không thể làm gì, thì cứ đà này mình sẽ kéo cả lớp D liên lụy mất... Những kẻ mà mình xem là không cùng đẳng cấp và vô giá trị... Đến khi có chuyện thì mình không chỉ vô dụng mà lại còn dùng bạo lực ra giải quyết. Thật là ngớ ngẩn...
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp