Đồ Rê Mí

Đồ Rê Mí
640 x 480px
Logo chương trình Đồ Rê Mí
Thể loạiTruyền hình thực tế
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpLại Bắc Hải Đăng
Phát triểnNguyễn Tùng Chi
Lại Bắc Hải Đăng
Kịch bảnLại Bắc Hải Đăng
Đạo diễnNguyễn Tùng Chi
Lại Bắc Hải Đăng
Dẫn chương trìnhMai Ly, Như Đào (2007)
Diệp Chi (chung kết 2007, 2009, 2010, 2012)
Hiền Anh (2008)
Hà Anh (2009)
Anh Thư (2010, 2011)
Thanh Trúc (2011)
(7 show đầu của Đồ Rê Mí 2011)
Xuân Bắc (chung kết 2011, 2012)
Thành Trung, Kyo York (2013)
Ốc Thanh Vân (2014 - 2015)
Giám khảoTuấn Hùng, Lưu Hương Giang, Đức Hải, Diễm Quỳnh, Xuân Bắc, Đặng Châu Anh, Thái Thùy Linh, Khánh Linh, Giáng Son, Minh Béo, Bảo Lan, Siu Black, Nam Khánh, Hoàng Bách, Tự Long, Trấn Thành, Quỳnh Chi, Văn Mai Hương, Lưu Thiên Hương, Phương Uyên, Thanh Lam, Tự Long
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmHà Nội
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtMultimedia JSC (2007–2013)
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3 (2007–2014)
VTV6 (2015)
Định dạng hình ảnhSD
HD
Phát sóng20072015

Đồ Rê Mí là một cuộc thi ca nhạc dành cho lứa tuổi thiếu nhi do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, được phát sóng từ năm 2007 đến năm 2015. Tất cả các mùa thi của Đồ Rê Mí được phát sóng trên kênh VTV3, riêng mùa thứ 9 (2015) phát sóng trên VTV6.

Trong mùa thi thứ 7, Đồ Rê Mí thay đổi format thành Đồ Rê Mí đôi. Từ năm 2014 (mùa thứ 8), Đồ Rê Mí quay trở lại với format cũ.

Năm 2016, nhà sản xuất chương trình thông báo tạm dừng tổ chức chương trình mùa thứ 10, đó cũng là lần cuối cùng chương trình Đồ Rê Mí được thực hiện.[1]

Các vòng thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng 1 - Sơ khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồ Rê Mí là chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi bao gồm 11-15 show với 3-4 show đầu tiên là vòng sơ khảo diễn ra tại các tỉnh thành.

Vòng thi sơ khảo bao gồm 2 ngày. Ngày thứ nhất các bé thí sinh sẽ biểu diễn một bài hát không nhạc và một năng khiếu (đọc thơ, diễn kịch, kể chuyện,...) trước ban giám khảo. Ban giám khảo sẽ chọn ra những bé có triển vọng nhất để thi ngày thứ hai. Sau khi đã được ban giám khảo chọn, các bé thí sinh sẽ thi ngày thi thứ hai là vòng thi thẩm âm tiết tấu. Ban giám khảo sẽ tiếp tục chọn ra các bé ưu tú nhất để tiến tới vòng 2 - Chung khảo.

Vòng sơ khảo thường được diễn ra ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Từ 3 thành phố Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng từ những mùa đầu tiên, Đồ Rê Mí đã và đang mở rộng địa điểm tổ chức vòng sơ khảo đến những tỉnh khác điển hình như Tuyên Quang, Nghệ An, Hậu Giang,...[2]

Vòng 2 - Chung khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

10 thí sinh được lựa chọn vào vòng Chung khảo sẽ được chia ra làm 5 đội để biểu diễn (2007-2010). Riêng Đồ Rê Mí 2012, 10 bạn sẽ biểu diễn riêng chứ không chia đội như các năm trước. Thể hiện mỗi chủ đề, bài hát khác nhau. Ở mùa đầu tiên, phần kịch và hát song ca được tách riêng thành 2 phần. Từ mùa thứ 2 trở đi, kịch và song ca được gộp lại thành một phần. Tiếp theo mỗi phần thi chung của 2 đội sẽ là phần biểu diễn của từng cá nhân. Các em sẽ được hát một bài mà BTC giao cho. Sau mỗi phần biểu diễn sẽ là phần giao lưu giữa các thí sinh và BGK. Xen kẽ giữa các phần thi là phóng sự ghi lại những hoạt động mà các thí sinh Đồ Rê Mí được tham gia. Trong 5 năm qua, có nhiều hoạt động hấp dẫn khác nhau, như làm tranh dân gian Đông Hồ, làm giò chả Ước Lễ, đá bóng, Hip Hop, v.v... Ở mùa thứ 5 (2011), số thí sinh được chọn vào vòng 2 được tăng lên thành 12 thí sinh. Vì vậy, các em cũng không được chia thành 5 đội như trước, mà là thành 4 nhóm. Cấu trúc cũng không có gì thay đổi so với các mùa trước. Cuối vòng thi thứ 2, các em sẽ được lắng nghe nhận xét, góp ý của BGK về ưu, nhược điểm của từng em. Sẽ có 6 em được chọn để đi tiếp vào vòng 3. Mùa thi đầu tiên, show chia tay và show của đội cuối cùng được gộp làm một phần. Nhưng đã tách riêng ra thành 2 kể từ mùa thi năm 2008 (mùa thứ 2).

Vòng 3 - Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

6 thí sinh được lọt vào vòng 3 sẽ phải trải qua các show diễn với nhiều chủ đề khác nhau. Tuỳ từng mùa mà thứ tự, chủ đề hay số lượng của các show diễn có thể thay đổi. Chi tiết xem dưới đây (không bao gồm mùa Đồ Rê Mí Đôi 2013):

2007-2011 (3 show)

Năm Show 1 Show 2 Show 3
2007 Tự chọn Chủ đề Phong cách
2008 Trung Thu Tự chọn Phong cách
2009 Bộ đội Tự chọn Phong cách
2010 Phong cách Unplug (Hát với ban nhạc) Nhạc nước ngoài
2011 Nhạc nước ngoài Unplug (Hát với ban nhạc) Phong cách

2012 (4 show)

Show 1 Show 2 Show 3 Show 4
Hát với ban nhạc Hát ru Nhạc kịch Nhạc quốc tế

2014-2015 (5 show - phát sóng trực tiếp)

2014 Hát với ban nhạc Nhạc nước ngoài Nhạc tự chọn Nhạc dân gian Bài hát 2 thế hệ
2015 Nhạc tự chọn Phong cách Bài hát 2 thế hệ Hát với ban nhạc Nhạc nước ngoài
  • Trong mùa 1 (2007), show Phong cách trùng với đêm Chung kết. Kể từ mùa 2 (2008), show Phong cách đã được tách ra làm 1 show diễn chính thức ở vòng 3.
  • Tất cả các đêm Chung kết đều được truyền hình trực tiếp (trừ mùa 2 (2008) và mùa 9 (2015)).

Các mùa thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa thứ sáu của Đồ Rê Mí được phát sóng trên VTV3 từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 12 tháng 8 năm 2012. Đây là mùa thi đánh dấu sự lột xác về format cũng như cách thể hiện ca khúc trong tất cả các mùa thi của Đồ Rê Mí.

Trong đêm chung kết của chương trình được truyền hình trực tiếp, thí sinh Lê Trần Nhật Tiến (8 tuổi) đến từ Hà Tĩnh đã đạt được giải nhất.

Những thay đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Về format

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ mùa 4 (2010), show Tự chọn được thay thế bởi show Unplug (Hát trực tiếp với ban nhạc).
  • Kể từ mùa 6 (2012) trở đi, tất cả các thí sinh sẽ phải hát trực tiếp bằng giọng thật ở tất cả các show diễn mà không được thu âm trước.
  • Cũng kể từ mùa 6, ở đêm Chung kết, thay vì là một đêm trình diễn và trao giải, BGK sẽ lựa chọn ít nhất 2 (nhiều nhất là 4) thí sinh vào đêm Chung kết và các thí sinh được vào Chung kết vẫn sẽ phải tiếp tục đấu loại trực tiếp với nhau để tìm ra quán quân của Đồ Rê Mí.

Về cơ cấu giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kể từ 2010-2013, thí sinh đạt giải Đặc biệt của Đồ Rê Mí sẽ nhận được 1 chuyến tham quan và giao lưu âm nhạc tại Câu lạc bộ Hello Music Land tại thành phố Melbourne, Australia trong vòng 1 tuần cùng người thân do Vinamilk tài trợ.
  • Năm 2011, thí sinh đạt giải Khán giả bình chọn nhiều nhất sẽ nhận 1 chuyến tham quan trại hè quốc tế tại Singapore trong 2 tuần, do Apollo English tài trợ.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên Thí Sinh Nguyên Quán Giải
2007 Nguyễn Hiền Anh Hà Nội Trình Diễn xuất sắc nhất
Trần Thế Đan TP HCM Triển Vọng
Trần Nguyễn Bảo Trâm TP HCM Giọng Hát Hay Nhất
Bùi Quỳnh Chi TP HCM Tiết Mục Đáng Yêu Nhất
Trần Long Nhật Huế Khán giả Yêu Thích Nhất
Lê Nguyễn Tâm Anh TP HCM Phong cách Nhất
2008 Hà Phạm Anh Thư Bình Dương Đặc Biệt
Đào Hà Anh Hà Nội Tài Năng 1
Đoàn Thị Bảo Ngọc Huế Triển Vọng
Trần Gia Như TP HCM Phong cách 2

Khán giả bình chọn nhiều nhất

Trần Hoài Băng Đà Nẵng Tài Năng 2
Bùi Huyền Thảo My TP HCM Phong cách 1
2009 Trần Thu Hoài Yên Bái Giọng hát xuất sắc nhất
Trần Cao Cát Tường Bình Dương Giọng hát xuất sắc nhất
Nguyễn Thị Thu Hương Hải Phòng Đáng yêu nhất

Được khán giả yêu thích nhất

Nguyễn Hữu Uy Vũ Đà Nẵng Phong cách xuất sắc nhất
Hải Thị Chỉ Hoa Lâm Đồng Triển Vọng
Vũ Việt Hùng Thanh Hoá Top 10
Lê Thị Hạnh Dung Đà Nẵng Top 10
Chu Lê Anh Thư Bình Dương Trình Diễn xuất sắc nhất
2010 Đặng Vũ Hiệp Đắk Lắk Phong Cách
Lâm Kiều Vy Kiên Giang Trình Diễn
Nguyễn Thị Thanh Trúc Quảng Ngãi Đặc Biệt

Khán giả bình chọn nhiều nhất

Hoàng Ngân Hà Hà Nội Nhất
Nguyễn Duy Phúc Hải Phòng Ấn Tượng
Lê Nguyệt Ánh Hà Nội Nhất
2011 Bùi Minh Hạnh Hải Phòng Nhất

Khán giả bình chọn nhiều nhất

Nguyễn Ngọc Bảo An TP HCM Ấn Tượng
Đỗ Trí Dũng Yên Bái Đặc Biệt
Vòng Phi Hùng Bình Dương Triển Vọng
Nguyễn Đức Tuyết Nhi Đắk Lắk Phong Cách
Phan Nguyễn Hà Linh Quảng Trị Trình Diễn
2012 Phan Gia Linh Bình Dương Nhì
Nguyễn Bích Hằng Hà Nam Nhì
Lê Băng Giang Hải Phòng Ba
Lê Phạm Như Ngọc Quảng Ngãi Ba
Nguyễn Phạm Bảo Trân TP HCM Nhất
Lê Trần Nhật Tiến Hà Tĩnh Đặc Biệt

Khán giả bình chọn nhiều nhất

Bạch Phúc Nguyên Huế Top 10
2013 Nguyễn Khánh Ngọc Thanh Hóa Nhì ĐRM Đôi
Phạm Mai Ngọc Nhất Thanh Hóa Ba ĐRM Đôi
Lê Mai Quỳnh Giao Cần Thơ Nhì ĐRM Đôi
Trần Quốc Thái Thanh Hóa Quán quân ĐRM Đôi
Trịnh Nhật Minh Hà Nội Quán quân ĐRM Đôi
Lưu Thị Hương Thảo Hà Nội Ba ĐRM Đôi
2014 Vũ Thu An Quảng Ninh Đặc Biệt
Lê Huỳnh Bảo Ngọc Cần Thơ Bình Chọn Nhiều Nhất
Nguyễn Hoàng Trang Thư TP HCM Trình Diễn xuất sắc nhất
Nguyễn Hải Nam Bình Phước Nhì
Chu Tuấn Ngọc Hà Nội Triển Vọng
Nguyễn Kim Quỳnh Đan Ninh Thuận Gương Mặt Đáng Yêu Nhất
2015 Trần Thị Diệp Nhi Nghệ An Phong cách
Nguyễn Võ Ngọc Giàu Đồng Nai Triển vọng
Lê Bảo Ngọc Huế Nhất
Trần Thùy Dương Hà Nội Triển Vọng
Huỳnh Đức Thanh Đà Nẵng Top 12
Nguyễn Hải Ngân Cần Thơ Nhất
Lê Thị Mai Anh Hà Nội Phong cách
Thí sinh nhỏ tuổi nhất trong lịch sử giành giải quán quân
  • Em Nguyễn Thị Thanh Trúc, 6 tuổi, đến từ Quảng Ngãi (2010)
Thí sinh nam giành giải quán quân đầu tiên trong lịch sử
  • Em Đỗ Trí Dũng, 8 tuổi, đến từ Yên Bái (2011)
2 thí sinh đoạt đồng quán quân
  • Em Trần Thu Hoài, 10 tuổi, đến từ Yên Bái và em Trần Cao Cát Tường, 9 tuổi, đến từ Bình Dương (2009)
  • Em Lê Bảo Ngọc, 6 tuổi, đến từ Huế và em Nguyễn Hải Ngân, 7 tuổi, đến từ Cần Thơ (2015)
2 thí sinh cùng đoạt 1 giải (không phải quán quân)
  • Em Lê Nguyệt Ánh, 7 tuổi và em Hoàng Ngân Hà, 6 tuổi (đều đến từ Hà Nội) đã đạt Giải Nhất (2010)

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến của phụ huynh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa phần các ý kiến của phụ huynh về chương trình Đồ Rê Mí đều là ý kiến tích cực. Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng trang phục, kiểu tóc, trang điểm cho các bé là không phù hợp. Một số khác lại tỏ ra không thích màn khóc lóc chia tay ở các show (Show chia tay vòng 2 và show Trao giải).

Ca khúc được viết bởi thí sinh tham dự Đồ Rê Mí

[sửa | sửa mã nguồn]

Đó là ca khúc "Tạm biệt" được sáng tác bởi thí sinh nhí Đào Hà Anh (Sinh năm 1998). Ca khúc được sử dụng để hát trong các show Trao giải của Đồ Rê Mí. Tuy nhiên, việc các thí sinh nhí này hát ca khúc và khóc đã làm nhiều người tỏ ra thương các em và đề nghị đừng nên để màn khóc như ri này, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em.

Tạm ngừng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phát sóng, chương trình đã có nhiều lần phải tạm dừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch, chủ yếu do bị trùng vào thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt và đã được phát sóng trở lại sau đó 1 tuần. Cụ thể:

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Đồ Rê Mí" tạm dừng phát sóng trong năm 2016”.
  2. ^ “Đồ Rê Mí 2015: Sôi động vòng tuyển chọn ở 8 tỉnh, thành”. ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Hãy thử những cách sau để không bị “shock văn hoá ngược" khi làm việc tại Việt Nam nhé!
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.