Động đất Kobe 1995

Động đất Kobe 1995
兵庫県南部地震
阪神・淡路大震災
Động đất Kobe 1995 trên bản đồ Nhật Bản
Động đất Kobe 1995
Kobe
Kobe
Giờ UTC1995-01-16 20:46:53
Sự kiện ISC124708
USGS-ANSSComCat
Ngày địa phương17 tháng 1 năm 1995 (1995-01-17)
Giờ địa phương05:46:53 (JST)
Thời gian xảy ra20 giây
Độ lớnMw 6.9
MJMA 7.3
Độ sâu17,6 km (10,9 mi)
Tâm chấn34°35′B 135°04′Đ / 34,59°B 135,07°Đ / 34.59; 135.07
Khe nứtNojima
LoạiĐứt gãy trượt ngang
Tổng thiệt hại200 tỉ USD
Cường độ lớn nhất   JMA 7
MMI XI (Cực kỳ mạnh)-MMI XII (Thảm họa)[1]
Gia tốc nền cực đại0.91 g
891 gal
Sóng thần
Thương vong6.434 người chết
43.792 người bị thương
310,000 người mất nhà cửa
Chữa lửa
Siêu thị đã bị phá hủy sau trận động đất

Động đất Kobe 1995 (神戸 震災 Kobe Shinsai?) hay Động đất lớn Hanshin (阪神・淡路大震災 Hanshin-Awaji Daishinsai?) là trận động đất xảy ra vào lúc 05:46 (JST), ngày 17 tháng 1 năm 1995 tại phía nam tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Trận động đất có cường độ 7.3 richter,[2][3] tâm chấn độ sâu khoảng 17,6 km, nằm ở phía nam của đảo Awaji, cách thành phố Kobe khoảng 20 km.

Hậu quả trận động đất đã làm 6.434 người chết (ước tính vào ngày 22 tháng 12 năm 2005); trong đó khoảng 4.600 ở Kobe.[4] Trong số các thành phố bị ảnh hưởng, Kobe có dân số khoảng 1,5 triệu, nằm gần chấn tâm nhất và chịu ảnh hưởng rung chấn mạnh nhất. Đây là trận động đất tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ Đại thảm họa động đất Kantō 1923 (với khoảng 140.000 người chết). Trận động đất gây thiệt hại khoảng 10.000 tỷ yên bằng khoảng 2,5% GDP của Nhật Bản lúc đó, tương đương khoảng 102,5 tỷ USD theo tỷ giá ngoại tệ 500 ngày sau đó (97,545 yên ăn 1 USD).[5]

Cường độ địa chấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là trận động đất đầu tiên có cường độ trên 7 theo thang cường độ shindo của cơ quan Khí tượng Nhật Bản.

Cường độ trên 7 này đo đạc được ở các đô thị của Hokudan, Ichinomiya, và Tsuna (nay là thành phố Awaji), cũng như các thành phố Kobe, Ashiya, Nishinomiya, và Takarazuka. Cường độ địa chấn đã được ước tính khoảng 6 theo thang shindo tại điểm quan sát trong các thành phố Sumoto (đảo Awaji), và Kobe.

Trận động đất Hanshin ảnh hưởng ra ngoài vùng Kansai. Độ lớn của nó đo đạc được khoảng 5 theo thang shindo ở các thành phố Kyoto, Hikone (tỉnh Shiga), và Toyooka (tỉnh Hyōgo). Trận động đất còn ảnh hưởng đến cả Fukui, Gifu, Mie, Osaka, Nara, Wakayama, Tottori, Okayama, Hiroshima, Tokushima, Kagawa, và Kōchi, các nơi đây ghi được cường độ là 4 theo thang shindo.[6]

Chấn động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chấn động Mj 7,3 xảy ra lúc 05:46 JST vào sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995, kéo dài 20 giây. Trong khoảng thời gian này mặt đất chuyển động 18 cm theo chiều ngang và 12 cm theo chiều đứng. Các chuyển động mạnh này là do chấn tiêu nằm gần bề mặt và tâm chấn nằm rất gần Kobe.

Có 4 chấn động nhỏ bắt đầu với cường độ lớn nhất Mj 3,7 vào lúc 18:28 của ngày trước đó. Trong vòng 5 tuần có khoảng 50 dư chấn (lớn hơn hoặc bằng 4,0 Mj) được ghi nhận.[7]

Đến ngày 23 tháng 5 năm 1995: có tổng cộng 1983 dư chấn, cảm nhận được 249.[8]
Đến 31 tháng 10 năm 1995: có tổng cộng 2309 dư chấn, cảm nhận được 302.[9]
Đến 31 tháng 10 năm 1996: có tổng cộng 2522 dư chấn, cảm nhận được 408.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ National Geophysical Data Center / World Data Service (NGDC/WDS) (1972). “Significant Earthquake Database” (Data Set). NGDC, NOAA. doi:10.7289/V5TD9V7K. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ U.S. Geological Survey. “Significant Earthquakes of the World: 1995”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ The City of Kobe (ngày 1 tháng 1 năm 2008). “STATISTICS” (PDF). The Great Hanshin-Awaji Earthquake: Statistics and Restoration Progress. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ Kobe City FIRE Bureau (17 tháng 1 năm 2006). “被害の状況”. 阪神・淡路大震災. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ “FXHistory: historical currency exchange rates”.
  6. ^ “Earthquake database search” (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Agency.[liên kết hỏng]
  7. ^ Japan Meteorological Agency (17 tháng 8 năm 2007). “余震活動の回数比較” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  8. ^ Osaka District Meteorological Observatory, JMA. “1995年兵庫県南部地震とその余震活動” (PDF). 地震予知連絡会会報Vol.54. Published by The Coordinating Committee for Earthquake Prediction, Japan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  9. ^ Osaka District Meteorological Observatory, JMA. “近畿・中国・四国地方の地震活動(1995年5月~10月)” (PDF). 地震予知連絡会会報Vol.55. Published by The Coordinating Committee for Earthquake Prediction, Japan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  10. ^ Osaka District Meteorological Observatory, JMA. “近畿・中国・四国地方の地震活動(1996年5月~1996年10月)” (PDF). 地震予知連絡会会報Vol.57. Published by The Coordinating Committee for Earthquake Prediction, Japan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kitamura, R.; T. Yamamoto & S. Fujii (1998), "Impacts of the Hanshin-Awaji Earthquake on Traffic and Travel - Where Did All the Traffic Go?", Viết tại London, in Cairns, S., Hass-Klau, C. & Goodwin, P., Traffic Impact of Highway Capacity Reductions: Assessment of the Evidence, Landor Publishing, 239–261
  • Seismic Activity in Japan. Headquarters for Earthquake Research Promotion. Truy cập 2009-05-06.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan